85% số người học nghề xong có việc làm
Đó là thông tin được ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nêu ra tại buổi làm việc với Uy ban Vê cac vân đê xa hôi cua Quôc hôi.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chuyển biến rõ rệt, nhất là trình độ trung cấp, cao đẳng. Nếu trước năm 2017, tuyển sinh GDNN chỉ đạt 60%-70% kế hoạch thì 2 năm 2017-2018 đều vượt kế hoạch năm, nhiều trường trong 8 tháng năm 2019 đã tuyển đủ chỉ tiêu cả năm và tổ chức khai giảng sớm. Gắn kết với doanh nghiệp (DN), thị trường lao động là một trong 3 đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Bộ đã ban hành thông tư cho phép DN có thể đảm nhận giảng dạy đến 40% thời lượng của chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ sở đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác với DN, ký kết hợp tác, đặt hàng đào tạo…
Trường dạy nghề đang thu hút người học bởi đầu ra bảo đảm việc làm
Chất lượng, hiệu quả đào tạo đã chuyển biến tích cực với 85% số người học nghề xong có việc làm. Ở nhiều trường, nhiều nghề, 100% người tốt nghiệp có việc làm với thu nhập tốt. Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo hiệu quả; một số cơ sở, chương trình đánh giá đạt tiêu chuẩn kiểm định của Anh, 2 chương trình được nhận chứng chỉ kiểm định ABET của Mỹ, 25 trường được công nhận đủ điều kiện triển khai đào tạo một số nghề theo chuẩn của Úc, 45 trường đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức…
Tin-ảnh: G.Nam
Video đang HOT
Theo nguoilaodong
Èo uột tuyển sinh trường nghề
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang bị tách rời khỏi hệ thống giáo dục chung dẫn đến công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC) ảm đạm, bên cạnh đó chính sách đầu tư còn những bất cập nên càng gian nan hơn.
Mỏi mắt ngóng thí sinh
Thời điểm này, khi các trường đại học (ĐH) cơ bản hoàn tất công tác tuyển sinh và tổ chức nhập học, đào tạo cho sinh viên khóa mới thì nhiều trường CĐ, TC vẫn đang mỏi mắt chờ thí sinh đến.
Tình hình trường CĐ, TC tuyển sinh èo uột đã diễn ra vài năm nay, nhất là khi thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các trường ĐH. Năm 2017, 2018, hệ thống GDNN tuyển được hơn 2,2 triệu chỉ tiêu/năm, tuy nhiên mỗi năm các trường CĐ và TC chỉ lấy được số lượng hơn 540.000, chiếm 25% tổng tuyển sinh cả nước.
Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội thu hút sinh viên nhiều trường CĐ, TC đến đăng ký ứng tuyển. Ảnh: Thủy Trúc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các trường CĐ, TC khó khăn trong tuyển sinh được các chuyên gia chỉ ra. Mặc dù hệ thống trường phổ thông có chương trình định hướng nghề nghiệp thực hiện rất rầm rộ nhưng người quyết định cuối cùng trong việc chọn nghề lại là phụ huynh chứ không phải học sinh. Trong khi đó, GDNN đang bị tách rời hệ thống giáo dục chung nên tuyển sinh CĐ, TC càng khó khăn hơn. "Nguyên tắc tuyển sinh là lọt sàng xuống nia, học sinh không đậu ĐH sẽ học CĐ.
Tuy nhiên, dữ liệu thông tin thí sinh đăng ký tuyển sinh không được Bộ GD&ĐT chia sẻ với Bộ LĐTB&XH nên các cơ sở GDNN phải chạy đến từng trường mời gọi học sinh" - PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh phân tích.
Cũng đề cập đến câu chuyện tuyển sinh GDNN, nhiều chuyên gia đồng tình với ý kiến của Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Phú Yên Bùi Trần Ngọc: Hệ thống các trường CĐ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ, thách thức rất lớn bắt nguồn từ chính sách.
Cùng trong hệ thống giáo dục, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH đều có thế mạnh nhưng không phối hợp nên các trường CĐ, TC bị bỏ rơi, tụt hậu. Các trường CĐ, TC cũng phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giải trình với xã hội nhưng bị tước quyền tuyển sinh viên khi hệ thống trường ĐH lấy quá nhiều chỉ tiêu, điều kiện quá rộng rãi.
Nhiều bất cập
Hoạt động của GDNN nhằm phục vụ mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Các trường CĐ, TC đào tạo nghề phải đảm bảo yếu tố chất lượng, giá thành, quy chuẩn và phải đào tạo theo nhu cầu thực tế thị trường việc làm.
Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy. Chuyên gia độc lập Bùi Phương Việt Anh đã bỏ ra 24 năm đi hơn 400 trường tìm hiểu và nhận thấy: "Bây giờ là cuộc chơi công bằng, GDNN không thể đổ lỗi hết cho các trường ĐH, gia đình, xã hội. Lỗi ở chỗ các trường nghề chưa cho người dân thấy vai trò của tri thức năng lực".
Một thực tế khác được Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Phú Yên chỉ ra, GDNN tiệm cận chuẩn mực quốc tế nhưng các tiêu chuẩn chung trong nước lại đang bị lạc hậu. Nhất là hệ thống trường nghề ngành y, sinh viên tốt nghiệp không thể ra nước ngoài làm việc do không đáp ứng chuẩn quốc tế.
Mặt khác, mỗi cơ sở GDNN lại thiết kế chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra khác nhau, không theo quy định chung. Ngoài ra, hiện nay hệ thống giáo viên, giảng viên, lãnh đạo các trường nghề không có kiến thức quản trị, hoàn toàn chỉ chuyên môn đơn thuần sẽ không thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Điều này dẫn đến trường nghề Việt Nam thua ngay trên sân nhà, khi ngày càng có nhiều DN quốc tế và trường nước ngoài vào hoạt động.
Vì thế, để sản phẩm của GDNN đào tạo ra đạt chất lượng, một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng chính là sự hợp tác giữa hệ nhà trường - DN. Mặc dù các văn bản Luật Giáo dục, GDNN, DN quy định DN phải có trách nhiệm cùng nhà trường tham gia đào tạo, tuy nhiên, các DN lại không mặn mà. Một thành viên Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh nêu lý do: Các DN không có kinh phí. Mục tiêu của DN là sản xuất, kinh doanh mà khi tham gia vào quá trình đào tạo họ không nhận được sự hỗ trợ.
Chính phủ nên hình thành quỹ đào tạo, miễn giảm thuế cho những DN tham gia đào tạo để có nguồn kinh phí hoạt động đào tạo và động lực phối hợp với nhà trường.
Phối hợp nghiên cứu là nội dung rất cần thiết, có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường và DN. Theo các chuyên gia, nếu nhà trường làm tốt được nội dung này đồng nghĩa với giải được bài toán tuyển sinh và nâng chất lượng GDNN.
Theo kinhtedothi
Giáo dục nghề nghiệp cần được đầu tư chuẩn mực như giáo dục đại học Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Giáo dục 2019 về "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế" diễn ra ngày 20/9 ở Hà Nội. Hội thảo nêu lên các bất cập về chính sách đầu tư và tư duy quản lý đang khiến trường nghề gặp...