82.000 shipper đăng ký hoạt động ở TP HCM
Sở Công thương đã đề nghị Sở Y tế hỗ trợ nguồn lực thực hiện xét nghiệm cho 82.000 shipper hoạt động phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng cho người dân.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 19/9. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận hơn 331.000 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua 28 ngày siết chặt giãn cách xã hội.
Theo ông Phương, những ngày qua khoảng 20.000 shipper hoạt động, nhưng tới ngày 17/9 đã tăng lên 24.200 người. Lực lượng vận chuyển này đã thực hiện gần 543.500 đơn hàng, tăng gấp đôi so với trước. Hôm nay, 82.000 shipper đăng ký hoạt động nên Sở Công thương rất cần Sở Y tế hỗ trợ công tác xét nghiệm. Trên thực tế, số lượng shipper tăng nhanh nên xảy ra tình trạng quá tải khi lấy mẫu ở các trung tâm y tế. Dự kiến số lượng shipper sẽ lên tới 92.000 người.
Phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: Hữu Công
Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, trước đây, theo công văn số 2800, Sở Y tế kết hợp Sở Công thương thực hiện xét nghiệm miễn phí cho các shipper. Sở đã có chỉ đạo đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố và Trung tâm y tế quận, huyện để cung ứng test nhanh cho các trạm y tế lưu động thực hiện xét nghiệm cho shipper.
“Tại thời điểm 31/8-6/9 có khoảng 17.800 shipper đăng ký và Sở có thể đáp ứng được cho khoảng 20.000 shipper. Nay lượng shipper đã đăng ký lên tới trên 92.000 người, đã quá sức với hơn 500 trạm y tế lưu động”, bà Mai nói.
Cũng theo bà Mai, các trạm y tế lưu động được vận hành với sự hỗ trợ của 1.200 y bác sĩ quân y có nhiệm vụ chính là chăm sóc F0 tại nhà, kết hợp hỗ trợ xét nghiệm, tiêm vacicne phòng Covid-19. Với lượng shipper vừa phải thì trạm lưu động vẫn đảm bảo công tác xét nghiệm, song khi số lượng tăng 5 lần thì HCDC cũng lúng túng, vì thiếu test xét nghiệm nhanh. Sở Y tế sẽ cùng HCDC và Trung tâm y tế các quận huyện đang cố gắng cung cấp thêm test nhanh, và hỗ trợ công tác xét nghiệm cho các trạm.
Shipper chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại quận Gò Vấp, ngày 31/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Người phát ngôn Sở Y tế cũng đề nghị các shipper có nhu cầu xét nghiệm đến vào khung giờ 5-6h sáng, để trạm y tế lưu động kịp cấp giấy, tránh tình trạng đến làm xét nghiệm dàn trải cả ngày, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của trạm là chăm sóc F0 tại nhà.
Trước đó, từ ngày 26/7, TP HCM yêu cầu shipper chỉ hoạt động một quận huyện để thuận tiện cho công tác quản lý, cũng như ngừa nguy cơ lây lan dịch. Các shipper khi giao hàng phải có bảng tên bằng thẻ cứng kèm hình, nhận diện bằng QR code, đeo băng tay nền xanh đậm, in chữ “Shipper” màu trắng, kích thước ống đeo cao 20 cm; xét nghiệm âm tính nCoV.
Từ ngày 16/9, chính quyền thành phố cho shipper hoạt động liên quận, huyện từ 6h đến 21h với điều kiện đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày một lần. Thành phố chi trả xét nghiệm đến hết ngày 30/9.
Ngoài ra, nhân viên doanh nghiệp cũng được thực hiện giao nhận hàng, song chỉ đi trong một quận huyện, phải xét nghiệm mẫu gộp 3, tần suất 2 ngày một lần, kinh phí do doanh nghiệp trả.
Nghe giá bánh mì, bún mang về: Tắt app nhịn luôn!
Shipper giao hàng liên quận, siêu thị mở cửa bán trực tiếp tại một số quận, huyện ở TP.HCM nhưng giá hàng hóa hay phí vận chuyển vẫn chưa hạ nhiệt.
Cho shipper giao hàng liên quận, quán ăn bán mang về nhưng giá và phí vẫn khá cao. Ảnh KHẢ HÒA
Thế nên rất nhiều người dân TP.HCM vẫn chỉ nhìn các món ăn quen thuộc mà thở dài.
Hủ tiếu, phở lên tới 100.000 đồng/tô
Sau khi Q.7 (TP.HCM) được mở lại nhiều hoạt động từ ngày 16.9, số quán ăn bán mang về đã nhiều hơn. Các quận 4, 5, 8... cũng tương tự, quán hàng nhộn nhịp hơn. Dù vậy, giá bán và phí giao hàng cũng vẫn neo ở mức cao mà không hề hạ nhiệt.
Cụ thể, quán hủ tiếu nam vang ở Q.7 vẫn bán 1 tô giá 66.000 đồng và báo thêm phí giao hàng 25.000 đồng, tổng cộng 91.000 đồng. Nếu đặt một tô hoành thánh giò đầy đủ tại quán quen ở Q.4 thì giá 75.000 đồng, thêm phí ship 31.000 đồng, tổng cộng 106.000 đồng. "Giá vẫn còn cao lắm, có thèm cũng tạm nhịn, chờ khi nào hạ tí nữa chắc mới dám ăn. Còn giờ thì cứ cơm ngày 2 bữa cho chắc...", chị Ngọc An (Q.7) chia sẻ.
Shipper tất bật ngày đầu chạy liên quận: Đơn tăng vọt, xếp hàng đợi quán giao
Hôm qua, ngày đầu tiên shipper được phép giao hàng liên quận sau gần một tháng tạm ngưng, nhiều người hồ hởi vì nghĩ rằng cước giao hàng sẽ giảm để rồi rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi đặt hàng. Nhìn trên app Grab thấy có quán phở Việt Nam cùng địa bàn quận đã mở bán, chị Thanh Nga (Q.3, TP.HCM) vào chọn món thì được báo giá tô phở đặc biệt 80.000 đồng/tô, phở tái vừa 70.000 đồng/tô, phở nạm lớn 80.000 đồng/tô. Thấy giá phở tăng so với trước, chị Nga vào trang web của quán thì thấy niêm yết giá là 75.000 đồng/tô đặc biệt, phở nạm lớn cũng 75.000 đồng/tô, phở tái vừa 65.000 đồng... Nhân viên quán phở này cho biết nếu đến quán mua thì bán theo giá đã niêm yết, còn nếu mua qua app thì giá cao hơn 5.000 đồng. Hiện quán không có người đi giao nên khách có thể đến mua về hoặc đặt qua app. Chị Nga quay lại chọn 1 tô phở đặc biệt và 1 phở tái vừa có giá 150.000 đồng, cộng thêm phí ship 30.000 đồng, tổng cộng 180.000 đồng cho 2 tô phở, cao hơn 40.000 đồng so với trước đây.
Đắt nhưng mua cũng không dễ. Chị Yến (Q.Bình Thạnh) muốn đặt các món cháo, mì Ý cho gia đình sau nhiều tháng chỉ nấu ăn ở nhà nhưng không có shipper nào nhận. Còn đặt món lẩu Thái 230.000 đồng cho 2 - 3 người ăn thì phí giao hàng tận 75.000 đồng nên chị "tắt app nhịn luôn".
Cũng hôm qua, việc siêu thị tại Q.7, H.Củ Chi và Hóc Môn mở cửa cho khách vào mua trực tiếp khiến người dân vui mừng vì có thể chọn nguyên liệu chế biến thoải mái khi giá hàng ăn mang về quá đắt. Thế nhưng siêu thị chỉ bán cho người có phiếu đi chợ, trong khi nhiều phường vẫn chưa kịp phát phiếu cho người dân nên đành bó tay. Đáng nói, dù shipper giao hàng liên quận nhưng đa số thực phẩm bên ngoài siêu thị vẫn ở mức cao, như: bún tươi, bánh ướt, bánh canh gạo, hủ tiếu đồng giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, hành ngò vẫn từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, các loại rau muống, bầu, rau cải từ 25.000 - 30.000 đồng/kg...
Siêu thị quận 7 sẵn sàng đón khách trở lại: Người dân phải có phiếu đi chợ!
Ảnh hưởng đến người nghèo
Tuy ngày đầu cho phép shipper giao hàng liên quận nhưng tình trạng thiếu người, không ai nhận đơn khá nhiều. Chị Thúy, chuyên bán sữa tại Q.8, cho hay từ sáng đến chiều đặt shipper để giao sữa cho khách vẫn không được. Vì vậy, chị đành nhắn nếu khách nào có thể đến nhà chị hay có người nhận hàng thay, chị vẫn hỗ trợ phí giao hàng. Tương tự, chị Song Phương, chủ cửa hàng Đặc sản Việt tại Q.4, cho hay dù shipper giao hàng liên quận nhưng kèm điều kiện như phải xét nghiệm 2 ngày/lần khiến nhiều shipper vẫn chưa dám nhận đơn hàng trở lại. Do khan hiếm người làm nên phí shipper vẫn cao ngất ngưởng. Chị Phương muốn giao hàng từ Q.4 sang Q.5 thì shipper quen báo giá 100.000 đồng trở lên cho một đơn hàng, cao gần gấp 3 lần so với trước. Thậm chí, từ đường Hoàng Diệu (Q.4), chị muốn giao hàng qua cầu Kênh Tẻ sang Q.7 chưa tới 2 km nhưng shipper cũng báo phí 80.000 đồng, gấp 4 lần ngày thường. "Phí ship lên cao vậy cả tháng rồi và hôm qua vẫn chưa thấy giảm. Mình nói khách thôi tìm chỗ nào mua gần để khỏi tốn thêm phí, đợi khi nào hạ xíu mới có thể bán giao hàng liên quận", chị Phương cho hay.
Giá hàng hóa và phí giao hàng đều tăng rất cao gần 2 tháng qua, đặc biệt kể từ khi TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 khiến nhiều gia đình gặp khó khăn. Vậy điều này có làm tăng lạm phát trong những tháng tới hay không? TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, cho rằng một số hàng hóa thực phẩm, đồ ăn tăng cục bộ tại một số tỉnh thành thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 có tác động nhưng không nhiều đến rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung cả nước. Giá thực phẩm, đặc biệt thực phẩm nấu sẵn mang đi, tăng nhưng sức mua không cao nên phần nào cân bằng lại. Chỉ có điều giá thực phẩm đứng ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt người nghèo. Thu nhập của họ đã giảm mà phải chi tiêu nhiều hơn cho việc mua thực phẩm, đồ ăn. Giải pháp cho giá hàng hóa giảm trở lại, theo ông Độ đó là khi nền kinh tế hoạt động lại bình thường, người tiêu dùng có thể ra ngoài mua sắm, giảm đi phần nào chi tiêu từ cước phí vận chuyển shipper hiện nay còn khá cao.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), chắc chắn khi giá hàng hóa tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Trên thực tế sức mua của người dân đã bị giảm sút vì giá thực phẩm tăng quá cao. Nhưng có một số chi phí như giao hàng trong nội thành thì lại chưa được đưa vào rổ tính CPI. Vì vậy, chỉ số CPI có khi không phản ánh được hết biến động giá cả trong đời sống người dân.
Ngày đầu chạy liên quận trở lại, shipper Sài Gòn mừng rơn thoát cảnh thất nghiệp
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,25% so với tháng trước; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%, cao hơn mức tăng 0,14% của khu vực nông thôn. Nguyên nhân tăng nhẹ của CPI tháng 8 là chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của khu vực thành thị tăng; việc nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cũng khiến giá cả biến động. Nếu tính chung 8 tháng, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Kế hoạch 'thần tốc' xét nghiệm ở TP HCM tới 30/9 Các "vùng đỏ, cam" sẽ lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp test nhanh mẫu gộp hoặc RT-PCR mẫu gộp. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong văn bản tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm tại địa bàn dân cư từ nay đến ngày...