8 tuổi kiếm tiền, từ kiện tướng võ thuật thành thủ khoa
Bén duyên với nghiệp võ khi mới 8 tuổi, Nguyễn Thị Anh Đào ( thủ khoa ĐH Sư phạm thể dục thể thao) phải trải qua rất nhiều khó khăn để có được thành tích như ngày hôm nay.
“Nhà không có tiền, học võ làm gì?”
Là con út trong gia đình nghèo vùng ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Đào – thủ khoa ĐH Sư phạm thể dục thể thao – từ bé đã ý thức được sự khó khăn ấy và chẳng bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì.
Lên lớp 3, khi nhà trường tổ chức câu lạc bộ Taekwondo, nhìn thấy các bạn được mặc bộ võ phục, cô bé Anh Đào cũng khao khát muốn được đi học.
Biết được ý định này của Anh Đào, thầy giáo phụ trách rất ngạc nhiên và hỏi “nhà em nghèo quá, không có tiền đóng học phí, đi học võ làm gì?”. Nhưng với sự quyết tâm của bản thân, cô bé 8 tuổi đã đòi mẹ đi tìm việc làm thêm cho mình để có tiền theo học.
Ngày đó suốt 3 tháng hè, Anh Đào cùng chị gái nhận công việc đan mành ở gần nhà. Em chỉ mong mỗi tháng được 30.000 đồng đủ tiền đóng học.
Nhớ lại khoảng thời gian đó, cô Phan Thị Châm xót xa kể: “Tôi cứ nhớ lại là thương con đến rơi nước mắt. Một lần, 10h đêm mà vẫn chưa thấy con đi làm về, tôi chạy khắp nơi tìm kiếm mới biết Đào cùng với cô chủ lên Hà Nội giao hàng. Lúc ấy, em còn bé mà đã rất ý thức hoàn cảnh của gia đình và luôn tự nỗ lực vươn lên”.
Chỉ sau vài tháng theo học, tài năng của Anh Đào đã được thầy giáo phát hiện và đưa em đi thi giải huyện và đem về tấm huy chương đầu tiên khi mới tròn 8 tuổi. Kể từ đó, cô bé nghèo bắt đầu bén duyên với nghiệp võ và gắn bó đến tận bây giờ.
Nhà nghèo, vì vậy tiền lương hàng tháng, Anh Đào luôn có ý thức tiết kiệm gửi về cho gia đình. Đến nhà em, người mẹ nghèo chia sẻ: “Sửa mái, lát nền đá hoa cũng là tiền của con bé gửi về”.
Thủ khoa Nguyễn Thị Anh Đào.
13 tuổi xa nhà khổ luyện
Trước khi bước vào nghiệp võ, Anh Đào luôn là học sinh giỏi của lớp. Cô Phạm Thị Châm nhớ lại: “5 tuổi, em đã bắt đầu học lớp 1 và từng được trường tiểu học Tây Mô tặng giấy khen thủ khoa vì có điểm số thi tốt nghiệp cao nhất trường. Các cô giáo đều nói với tôi rằng, sức học của Anh Đào thi trường nào cũng đỗ và khuyên gia đình không nên cho em theo nghiệp thể thao”.
Chính thức theo đuổi con đường võ thuật chuyên nghiệp từ năm 13 tuổi, Anh Đào bước chân vào tham gia đội tuyển Hà Tây và bắt đầu quá trình xa nhà khổ luyện.
Cô chia sẻ: “Khi vào đội tuyển, các thầy rất nghiêm khắc và cường đồ tâp luyện cũng căng thẳng hơn rất nhiều. Thời điểm đó, việc thực hiện những động tác ép dẻo đau đớn khiến mình sợ phát khóc”. Một tháng mới được về nhà một lần, nhưng cô bé 13 tuổi vẫn kiên trì theo đuổi niềm đam mê này.
Sau khi đạt được huy chương vàng giải toàn quốc,15 tuổi, Anh Đào tiếp tục được gọi về đội tuyển trẻ quốc gia để huấn luyện tại Đà Nẵng. Đây là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của em.
Video đang HOT
Anh Đào kể lại: “Ngày đó, do xuất phát điểm thể lực kém hơn các vận động viên khác, nên thời gian đầu mình gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi ngày, chúng mình phải tập luyện 3 buổi từ sáng sớm, đến chiều với những bài tập cường độ cao thậm trí trên cát, dưới nước. Cuối tuần, cả đội phải rèn luyện sức bền bằng cách cách chạy bộ 15 km dọc bãi biển”.
5 năm huấn luyện tại Đà Nẵng cũng đã để lại cho cô những ký ức không bao giờ quên. Đó là những hình phạt “có một không hai” của thầy giáo: “Buổi tập đầu tiên, khi chạy biến tốc đổi hướng, mình mệt quá đã dừng lại đi bộ liền bị huấn luyện viên yêu cầu đi bộ xung quanh sân liên tục từ sáng đến trưa.
Khi làm sai bài tập trong lớp học văn hóa, thầy bắt cả đội lấy ca nhỏ hứng nước từ tầng một đi lên trên đổ vào xô to đến khi nào đầy thì thôi. Lúc đó, chúng mình sống trong môi trường kỷ luật như quân đội, đi đâu ra khỏi cổng cũng phải xin phép các thầy. Nhiều bạn tập luyện chưa tốt, cả tháng không được ra ngoài chơi”.
Do yêu cầu huấn luyện, nên đội tuyển trẻ lúc đó có rất nhiều em nhỏ tuổi như Đào tham gia. Cô kể: “Ngày đó, các bạn đều còn nhỏ lại phải xa nhà, nên mỗi khi nghe tiếng còi tàu, cả đội lại ôm nhau khóc và chỉ muốn về nhà”.
Năm 2009, Anh Đào được trở thành vận động viên đội tuyển quốc gia và trở về Hà Nội huấn luyện. Tại đây, cô đã đạt đỉnh cao trong sự nghiệp của mình khi giành huy chương vàng giải trẻ Đông Nam Á, hạng cân 46 kg và được phong “kiện tướng quốc tế”.
Tuy nhiên, để có được thành công đó, Anh Đào đã phải trải qua 2 tháng ép cân khổ luyện: “Ngày đó, mình được 53 kg, nhưng thầy giáo muốn cho xuống hạng cân 46 kg để có cơ hội đạt huy chương cao hơn. Để được tham gia thi đấu trong 2 tháng mình phải giảm được 7 kg”.
Không chỉ phải chịu đựng cường độ tập luyện nặng hơn các vận động viên khác, dưới cái nắng 37-38 độ C, cô còn phải mặc áo mưa, áo gió trong suốt quá trình thực hiện các bài tập.
“Không những thế, mình còn phải ăn kiêng nên lúc nào cũng cảm thấy mệt. Dù vậy, được sự động viên của các thầy, bạn bè và bố mẹ, mình đã vượt qua được chính bản thân và giành huy chương vàng”, Anh Đào tâm sự.
Sau hơn 10 năm tham gia thi đấu, Anh Đào đã nhận được 33 tấm huy chương các loại và nhiều bằng khen vận động viên có thành tích xuất sắc.
Cô giáo dạy võ
Chia sẻ về quyết định chuyển sang con đường học tập tập tại ĐH Sư phạm thể dục thể thao, Anh Đào cho biết: “Vận động viên chỉ có từng thời điểm, mình không thể theo đuổi nghiệp đấu suốt đời. Nhiều anh chị đi trước chỉ tập luyện với đam mê nên đi khi không còn nằm trong đội tuyển bị mất hết các chế độ, trở về con số 0″.
Sinh năm 1990 lại học sớm hơn các bạn một tuổi, vì vậy sau 3 năm tốt nghiệp THPT, Anh Đào mới bước chân vào giảng đường đại học. “Ngoài các môn chuyên ngành, mình cũng phải học nhiều môn khác như tâm lý, y học, toán thông kê, phương pháp dạy học… Thời gian đầu, mình gặp nhiều khó khăn để có thể đuổi kịp các bạn”.
Từ năm thứ 3, Anh Đào đã tham gia huấn luyện tại CLB võ thuật Thanh Trì. Công việc này đã giúp cô trang trải cuộc sống mà không bao giờ phải xin tiền bố mẹ.
Vừa trải qua vòng dự thi viên chức của Hà Nội, Anh Đào thông báo tin vui mình chuẩn bị trở thành cô giáo dạy thể dục tại trường tiểu học Tây Mỗ.
Cô cho biết: “Mình luôn mong muốn truyền đạt cho các em học sinh tinh thần, ý chí vượt qua chính mình và sự đoàn kết khi tham gia tập luyện võ thuật. Đây cũng là bài học sâu sắc nhất mà mình nhận được trong suốt thời gian là vận động viên”
Theo zing
Lấy chồng, sinh con, vẫn đạt thủ khoa
Bùi Quỳnh Anh - sinh viên ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội - nhận tin đỗ thủ khoa đúng vào thời điểm biết mình đã trở thành mẹ.
Thủ khoa "ngành của đàn ông"
Là con gái, nhưng với niềm đam mê, Bùi Quỳnh Anh quyết tâm theo đuổi ngành chỉ huy dàn nhạc - nghề được coi là dành cho đàn ông, có số lượng nữ theo đuổi tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sự nỗ lực của cô đã được đền đáp xứng đáng khi trở thành thủ khoa đầu vào và đầu ra của ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội.
Bùi Quỳnh Anh.
Chia sẻ về chuyên ngành học mà mình theo đuổi, nữ thủ khoa cho biết: "Công việc này là dựng một tác phẩm trên giấy thành âm thanh. Đó chính là vị trí của người chỉ đạo trong dàn nhạc. Vì vậy, nếu là một người đàn ông thì mọi người sẽ có cảm giác tin tưởng hơn.
Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đảm nhận vị trí dựng hợp xướng cho khoảng 100 người, Quỳnh Anh nói: "Là con gái, nên khi mình đứng lên chỉ huy, mọi người rất ngạc nhiên, tò mò và trêu đùa liên tục". Tuy nhiên, với sự nghiêm túc khi làm việc, Quỳnh Anh đã đạt được giải A trong cuộc thi năm đó.
Chuyên ngành chỉ huy âm nhạc rất kén người học, vì vậy, nhiều giờ học của Quỳnh Anh, chỉ có một trò mà tới ba thầy cùng dạy.
"Việc học cũng rất áp lực, căng thẳng, nếu không làm tốt, mình sẽ lập tức bị các thầy mắng. Là con gái nên cũng có lần mình tủi thân và khóc", nữ thủ khoa tâm sự.
Sinh năm 1989, Quỳnh Anh là một trong số những thủ khoa đầu ra lớn tuổi được Thành đoàn Hà Nội vinh danh năm nay.
Sau 3 năm tốt nghiệp cấp 3, Quỳnh Anh mới quay trở lại ôn thi vào đại học. Tin tưởng vào môn chuyên ngành đã vững vàng khi tốt nghiệp trung cấp HV Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhưng cô lại rất lo lắng khi môn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi.
"Lúc đó, mình chỉ sợ trượt đại học vì bị điểm liệt môn Văn. Mình quyết định mua một quyển sách giáo khoa lớp 12 để tự học. Vì vậy, mình rất bất ngờ khi đạt 7,5 điểm Văn. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp mình đạt được danh hiệu thủ khoa".
Chính thức đặt chân vào con đường nghệ thuật từ khi vừa tròn 9 tuổi, khi đó Quỳnh Anh đã phải xa bố mẹ lên thành phố để theo học hệ trung cấp organ của CĐ Văn hóa nghệ thuật du lịch Hạ Long.
Nhớ lại ký ức tuổi thơ, nữ thủ khoa chia sẻ: "Ngày đó, phải xa bố mẹ lên thành phố sống với ông bà nên dù còn nhỏ nhưng mình buộc phải học cách tự lập, làm tất cả mọi việc. Hàng ngày mình phải khoác trên lưng cây đàn nặng khoảng 10 kg đến lớp. Việc học cũng rất áp lực, mỗi lần mải chơi không tập tốt còn bị thầy mắng, khiến mình muốn bỏ cuộc".
Sau 16 năm gắn bó với nghệ thuật, cô cho rằng chính tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật là động lực giúp mình có thể vượt qua mọi khó khăn.
Chưa có "đất dụng võ" với chuyên ngành mình học, Quỳnh Anh cộng tác cho nhiều trung tâm nghệ thuật và tham gia dạy nhạc cho các bé thiếu nhi.
Với đặc thù ngành học kén người, nên cơ hội việc làm dành cho Quỳnh Anh rất hạn chế. Cô chia sẻ: "Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 3 nơi biểu diễn nhạc giao hưởng. Nhưng những nơi này thường tìm chỉ huy dàn nhạc là người nước ngoài, hoặc bậc thầy của mình. Hơn nữa, loại nhạc này ở Việt Nam rất ít khán giả, nên cơ hội được làm việc đúng như chuyên ngành của mình đã học là rất ít".
Không có đất dụng, Quỳnh Anh buộc phải bươn trải cuộc sống bằng cách cộng tác với các trung tâm nghệ thuật để dạy cảm thụ âm nhạc, hát hợp xướng cho các học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học và nhận đào tạo piano, organ tại nhà.
Nữ thủ khoa hy vọng, thông qua việc giảng dạy sẽ truyền được nguồn cảm hứng, tình yêu nhạc thính phòng đến các em học sinh. Bởi các em sẽ là khán giả của cô sau này và giúp thể loại nhạc này trở nên phổ biến hơn.
Nhưng cô thủ khoa vẫn luôn trăn trở: "Nếu chỉ dừng lại ở những công việc này, mình lo chỉ vài năm sau khiến thức sẽ bị mai một dần. Mình hy vọng có cơ hội được làm việc tại ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội để được làm nghề một cách nghiêm túc".
Lấy chồng, làm mẹ vẫn đỗ thủ khoa
Một điều đặc biệt của Quỳnh Anh khi cô nhận tin trở thành thủ khoa cũng đúng vào thời điểm biết mình đã có bầu.
Năm 2013, Quỳnh Anh quyết định lập gia đình với một chàng nghệ sĩ kèn sau 4 năm tìm hiểu. Gặp gỡ trong một lần đi biểu diễn, cùng làm trong nghề nên cả hai đều hiểu và thông cảm với những vất vả của nhau.
Chia sẻ về mối tình của mình, nữ thủ khoa tâm sự: "Mình từng quyết tâm không bao giờ yêu ai học nhạc vì nghĩ cả gia đình đều là nghệ sĩ không biết sẽ như thế nào. Có lẽ duyên số đã giúp mình và anh nên duyên vợ chồng".
Quỳnh Anh và người bạn đời Mạnh Tùng.
Gắn bó với nghề dạy nhạc cho trẻ đã nhiều năm nay và chuẩn bị chào đón cô con gái đầu lòng, Quỳnh Anh rất yêu những cô cậu học trò nhí của mình. Cô kể: "Các bé rất dễ thương và luôn là cảm hứng cho mình mỗi giờ lên lớp".
Nhưng Quỳnh Anh cũng xót xa khi nhận ra rằng nhiều bố mẹ không quan tâm đến con cái: "Nhiều gia đình, mình chỉ gặp bố mẹ đúng một lần duy nhất, còn lại nhận lương qua người giúp việc suốt cả khóa học.
Mình vẫn nhớ khi dạy một bé 8 tuổi, gia đình rất khá giả nhưng bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không mấy khi trò chuyện với con cái. Nhiều lần em ấy đã khóc và nói "tại sao bố mẹ con lại phải kiếm thêm nhiều tiền như vậy để làm gì? Tại sao mẹ không ở nhà, nấu cơm, tắm cho con như những người khác". Lúc đó mình chỉ biết ôm học trò vào lòng để an ủi, động viên".
Cảm nhận được điều đó, nên Quỳnh Anh luôn giữ không khí vui vẻ trong gia đình. Niềm mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng lúc này đó là con gái sẽ chào đời mạnh khỏe.
Theo zing
"Tìm thủ khoa con nhà giàu khó lắm" Theo thống kê của Bộ GD-ĐT (qua các kì thi tuyển sinh đại học hằng năm), đa số thủ khoa đều là học sinh nông thôn và hầu hết có hoàn cảnh khó khăn. Điều gì làm nên thành công ở các em? Những năm tháng học đại học cũng như khi ra trường các em gặp những khó khăn gì?... Loạt bài...