8 tác dụng phụ của Omega 3 ít người biết
Omega 3 có lợi cho tim, não bộ, làn da… tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên dùng nhiều Omega 3. Thậm chí, dùng quá liều lượng còn có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn. Dưới đây là 8 tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều Omega 3.
Tác dụng phụ của Omega 3. Đồ hoạ: Vy Vy
1. Đường huyết cao
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc bổ sung nhiều axit béo Omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Việc bổ sung 8 gram axit béo Omega 3 mỗi ngày, liên tục trong 8 tuần, sẽ tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều này là do dùng lượng lớn Omega 3 có thể kích thích sản xuất glucose khiến tăng lượng đường trong máu.
2. Chảy máu cam
Theo Healthline, chảy máu chân răng và chảy máu cam là hai trong số những tác dụng phụ nổi bật của việc tiêu thụ quá nhiều Omega 3. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 72% thanh thiếu niên dùng 1-5gram dầu cá Omega 3 hàng ngày bị chảy máu cam do tác dụng phụ.
Vì lý do này, bạn nên ngừng dùng dầu cá trước khi phẫu thuật và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung.
Uống dầu cá có thể làm giảm huyết áp hiệu quả, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao hoặc mức cholesterol cao. Những tác dụng này chắc chắn có thể có lợi cho những người bị huyết áp cao, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho những người huyết áp thấp.
4. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng nhiều dầu cá Omega 3. Cùng với đó là các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hoá như đầy hơi.
Video đang HOT
Mặc dù dầu cá Omega 3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng nhiều người cho biết họ bị ợ chua, trào ngược, buồn nôn sau khi bắt đầu bổ sung dầu cá. Một số khác nói bị khó chịu ở dạ dày.
Đây đều là những tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung Omega 3 do hàm lượng chất béo cao. Chất béo đã được chứng minh là gây ra chứng khó tiêu.
6. Đột quỵ
Đột quỵ do xuất huyết là một tình trạng đặc trưng bởi chảy máu trong não, thường là do vỡ các mạch máu suy yếu. Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ nhiều axit béo Omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
7. Tổn thương gan
14 gram dầu cá Omega 3 có thể đáp ứng tới 270% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn trong một khẩu phần ăn. Bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, nó còn có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan trong những trường hợp nặng.
Vì lý do này, tốt nhất bạn nên chú ý đến hàm lượng vitamin A trong thực phẩm bổ sung Omega 3 của bạn và giữ liều lượng vừa phải.
8. Mất ngủ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu trên 395 trẻ em đã chỉ ra rằng uống 600mg axit béo Omega 3 mỗi ngày trong 16 tuần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dầu cá có thể gây mất ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, dùng quá nhiều dầu cá Omega 3 có thể khiến các triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng và gây ra lo lắng đối với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm.
Nữ giáo viên hôn mê, tiểu không tự chủ, huyết tương giống như sữa dâu chỉ vì ngày nào cũng uống một thứ đồ uống
Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô Kiều nằm trên giường trong tình trạng hôn mê, tiểu không tự chủ.
Bác sĩ Ngô, bệnh viện Changsha No.4 Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp cô Kiều (22 tuổi) là giáo viên sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Cô Kiều có thói quen uống trà sữa mỗi ngày. Dạo gần đây, nữ giáo viên cảm thấy đau bụng trong lúc dạy học nên nghĩ rằng dạ dày có vấn đề và tự uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Sau đó, cơn đau không thuyên giảm mà tình trạng càng trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa
Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô Kiều nằm trên giường trong tình trạng hôn mê, tiểu không tự chủ nên đưa vào khoa cấp cứu, bệnh viện Changsha No.4 Hospital.
Bác sĩ Ngô cho biết, nữ giáo viên nhập viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp thấp khi đo là 95/37mmHg, đồng tử giãn với đường kính 5mm. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm toan chuyển hóa, đường huyết cao, không đo được chỉ số cụ thể, được chẩn đoán sơ bộ là nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Nữ giáo viên nhập viện trong tình trạng hôn mê.
Ngoài ra, huyết tương của bệnh nhân có màu trắng sữa và trông giống như sữa dâu, điều này là hiếm gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Huyết tương của bệnh nhân có màu trắng sữa và trông giống như sữa dâu.
Bác sĩ Ngô tiến hành điều trị cho bệnh nhân thở oxy, hạ đường huyết, điều trị nhiễm toan, chạy thận nhân tạo. Nhận thấy tình trạng nguy kịch, bệnh nhân đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Sau khi tích cực điều trị, nữ giáo viên đã may mắn thoát khỏi nguy kịch, tình trạng ổn định, phục hồi nhận thức và xuất viện vào ngày 4/1/2021. Tuy nhiên, cô Kiều sẽ phải tiêm Insulin suốt đời để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gồm 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là: tăng glucose máu, nhiễm ceton, nhiễm toan kèm theo các rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại khoa điều trị tích cực vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não và thậm chí là tử vong.
Triệu chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường
Mệt mỏi, nhìn mờ, ý thức mơ màng.
Buồn nôn, nôn ói, đau bụng.
Khát nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều.
Sụt cân.
Glucose máu> 13,9 mmol/L (> 250 mg/dL) khi đo bằng máy đo đường huyết cá nhân.
Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.
Có dấu hiệu mất nước: Môi khô, lưỡi khô, da khô nặng.
Nhịp thở có 4 thì: Hít vào - ngừng thở - thở ra - ngừng thở, hơi thở có mùi ceton (mùi táo chín). Mùi ceton xuất hiện do tình trạng thải bỏ sản phẩm aceton có nguồn gốc từ acetoacetat qua phổi.
Thân nhiệt thường giảm nhẹ do tình trạng giãn tĩnh mạch ngoài da. Đây là một biểu hiện của tiên lượng xấu.
Bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:
Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn 300 mg/dL hoặc 16.7 mmol/L.
Có ceton trong nước tiểu, không thể giảm xuống mức giới hạn cho phép.
Có trên 1 triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
30 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ nặng vì thói quen tưởng vô hại này Gan nhiễm mỡ được xem là căn bệnh phổ biến của người hiện đại, cứ 4 người trên thế giới thì có một người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Anh Bảo là một kỹ sư 30 tuổi người Trung Quốc, vì áp lực trong công việc nên những lúc rảnh rỗi anh thích nhấm nháp đồ ngọt để xả stress....