8 chính trị gia nghi nhận hối lộ từ cố Chủ tịch Tập đoàn Keangnam
Hôm qua 10-4, các công tố viên Hàn Quốc đã công bố danh sách những người đã nhận tiền hối lộ lên tới 1 tỷ won từ cố Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Enterprises Sung Wan-jong, bao gồm 8 chính trị gia của nước này.
Trong danh sách 8 chính trị gia nhận hối lộ trên có 2 cựu Chánh văn phòng của Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye là Huh Tae-yeol và Kim Ki-choon. Ngoài ra còn có đương kim Chánh văn phòng Lee Byung-kee, Thị trưởng thành phố Incheon Yoo Jeong-bok, Thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang Hong Joon-pyo và Nghị sĩ Đảng Saenuri Hong Mun-jong, Thị trưởng thành phố Busan Seo Byung-soo và đương kim Thủ tướng Hàn Quốc Lee Wan-koo.
Danh sách này đã được cố Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong liệt kê trong một mảnh giấy viết tay nhỏ, được cảnh sát phát hiện trong túi quần của ông này khi tìm thấy ông đã chết trong tư thế treo cổ tự tử hôm 9-4 vừa qua. Tuy nhiên, những chính trị gia kể trên đều phủ nhận việc nhận hối lộ từ ông Sung, song các điều tra viên Hàn Quốc đang “tiến hành giám định chữ viết tay của ông Sung để tiếp tục phục vụ điều tra”.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Thủ tướng Hàn Quốc có tên trong danh sách nhận hối lộ của cố chủ tịch Keangnam
Tên của Thủ tướng Hàn Quốc đương nhiệm cùng 7 chính trị gia khác xuất hiện trong tờ giấy ghi danh sách những người nhận hối lộ của cố chủ tịch tập đoàn Keangnam.
Cố chủ tịch tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong. Ảnh: Yonhap
Các công tố viên Hàn Quốc hôm qua thông báo trước khi treo cổ tự sát vào ngày 9/4 trên núi Bukhan, phía bắc Seoul, cựu chủ tịch tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong để lại một tờ giấy viết tay nêu tên 8 chính trị gia cùng số tiến mà ông này hối lộ họ, theo Yonhap.
Tờ danh sách có kích thước bằng lòng bàn tay người lớn và được cảnh sát tìm thấy trong túi quần ông Sung trước khi người ta đưa thi thể ông đi khám nghiệm.
Tên của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Wan-koo và Chánh văn phòng Tổng thống Lee Byung-ki xuất hiện trong danh sách nhưng không đi kèm chi tiết số tiền.
Ngoài ra, theo bản danh sách, ông Sung đã đưa 100.000 USD cho cựu chánh văn phòng tổng thống Kim Ki-choon, hơn 640.000 USD cho người tiền nhiệm của ông Kim Ki-choon là ông Huh Tae-yeol, gần 275.000 USD cho Thị trưởng thành phố Incheon Yoo Jeong-bok, hơn 91.000 USD cho Tỉnh trưởng tỉnh Nam Gyeongsang Hong Joo-pyo và hơn 180.000 USD cho Nghị sĩ đảng cầm quyền Thế giới mới Hong Mun-jong.
Tuy nhiên, tất cả 8 người này đều cực lực bác bỏ các cáo buộc.
"Tôi chưa bao giờ nhận tiền từ ông Sung. Tất cả đều do ông ta dựng lên", ông Kim Ki-choon tuyên bố.
"Tôi chỉ làm việc cùng Sung với tư cách là những người đồng nghiệp khi ông ấy còn là một nhà lập pháp. Chúng tôi không hề thân thiết", Thủ tướng Lee nhấn mạnh.
Bên công tố cho hay sẽ tích cực điều tra vụ việc. Nhưng một số nhà phân tích nhận định để chứng minh các cáo buộc trên không đơn giản bởi ông Sung đã chết và việc thu thập các bằng chứng liên quan rất khó khăn.
Trong khi đó, gia đình ông Sung cho biết họ không có ý định tiết lộ nội dung của một bức thư tuyệt mệnh ông để lại cũng như sẽ không giao nộp cho cảnh sát. Phía cảnh sát cho hay họ không có thẩm quyền thu giữ bức thư trên nếu điều đó trái với ý muốn của gia đình ông Sung.
Cố chủ tịch tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong từng là nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền Saenuri và được cho là rất thân cận với cựu tổng thống Lee Myung-bak. Sung hiện là tâm điểm của các cuộc điều tra tham nhũng sau khi những dự án năng lượng quan trọng do tập đoàn của ông chịu trách nhiệm thực hiện gặp thất bại.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Kỳ 2: Ông Lý Quang Diệu trong mắt chính trị gia và truyền thông thế giới Sau 31 năm làm Thủ tướng, năm 1990 Lý Quang Diệu rút lui khỏi chính trường. Khi rời ghế Thủ tướng, ông vẫn tham gia đều đặn các cuộc họp của chính phủ. Ông tiếp tục giữ chức Bộ trưởng cao cấp cho đến năm 2004 và sau đó làm Bộ trưởng Cố vấn đến năm 2011. Nhờ kinh nghiệm và tầm nhìn...