8 câu hỏi lớn về thói quen đại tiện, đọc đến câu 4 sẽ biết ngay tư thế đi cầu tốt nhất
Đại tiện không phải là vấn đề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ và thói quen này thực sự có thể phản ánh sức khỏe của bạn.
Những gì cuối cùng còn sót lại trong đường ruột sau quá trình tiêu hóa là phân. Chúng được cơ thể thải ra sau khi bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống.
Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc thường gặp về thói quen đi ngoài và câu trả lời từ các chuyên gia:
1. Đại tiện ngay sau khi ăn liệu có bình thường?
Lisa Ganjhu, bác sĩ, giáo sư chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế NYU Langone giải thích, đây không phải là vấn đề nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động siêu hiệu quả. Trên thực tế, đi ngoài ngay sau khi ăn là hiện tượng thường thấy ở trẻ em và đôi khi người lớn cũng có thể gặp phải.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn như đậu lăng, rau và ngũ cốc nguyên cám. Felice Schnoll-Sussman, chuyên gia y khoa giám đốc Trung tâm sức khỏe Jay Monahan tại New York-Presbyterian cho biết, đại tiện sau khi ăn là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu phân ở dạng lỏng, mùi hôi, bạn có thể đang gặp vấn đề về hấp thụ chất béo tốt hoặc mắc tiêu chảy.
2. Không đại tiện mỗi ngày có ổn không?
Mọi người cần bổ sung nhiều chất xơ hơn nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
Theo chuyên gia Schnoll-Sussman, bạn không nhất thiết phải đi ngoài mỗi ngày một lần. Nhìn chung, nếu bạn cảm thấy không khó chịu, tần suất đại tiện không phải lần vấn đề lớn.
Mọi người cần bổ sung nhiều chất xơ hơn nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Hãy tới bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn bị đau bụng thường xuyên hoặc gặp khó khăn khi đi ngoài trong thời gian dài.
3. Đại tiện thường xuyên là hiện tượng tốt hay không?
Video đang HOT
Đây là dấu hiệu bạn đang sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mọi người có thể đi ngoài vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng các chuyên gia nhận thấy điều này rất phổ biến vào buổi sáng.
Hầu hết chúng ta đều tiêu thụ nhiều thực phẩm vào vào bữa tối. Vì vậy, khi bạn thức dậy, cơ thể đã sẵn sàng để loại bỏ những gì còn sót lại sau quá trình tiêu hóa thức ăn ra ngoài.
4. Liệu có tư thế “đi cầu” hiệu quả?
Ngồi sai tư thế cũng làm giảm áp lực trong đường ruột, khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình đại tiện. Khoa học đã chứng minh, tư thế ngồi thông thường không đem lại hiệu quả bằng tư thế ngồi xổm. Vị trí này có khả năng kích thích trực tràng, hỗ trợ phân đi ra ngoài nhanh chóng mà không cần nhiều áp lực.
5. Cà phê thúc đẩy chuyển động của đường ruột?
Không ít người tỏ ra băn khoăn khi nhắc đến công dụng bất ngờ này của cà phê. Bác sĩ Ganjhu cho biết, cafein kích thích ruột, khiến bộ phận này co thắt lại tạo áp lực đẩy phân ra ngoài. Do đó, uống cà phê buổi sáng mà không đi ngoài sau đó là hiện tượng khá bất thường.
Uống cà phê buổi sáng mà không đi ngoài sau đó là hiện tượng khá bất thường.
6. Đi ngoài nhiều trong chu kỳ?
Những ngày “đèn đỏ” thường đi kèm với các cơn đau bụng, đầy hơi và thậm chí tiêu chảy. Bác sĩ Ganjhu giải thích, hiện tượng này có liên quan đến hormone. Các hormone cơ thể tiết ra trong chu kỳ kích thích tử cung co bóp và đôi khi chúng xâm nhập vào ruột gây co thắt. Đi ngoài ra phân lỏng là vấn đề thường gặp của không ít phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
7. Mắc táo bón khi đi du lịch là bình thường?
Chuyên gia Schnoll-Sussman cho biết, chỉ cần ngồi trên máy bay vài giờ cũng đủ để làm ruột của bạn khó có thể chuyển động. Sự chênh lệch áp suất khí quyển vô tình khiến cơ thể lấy đi lượng nước trong phân.
Mất nước càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dành tất cả thời gian ở bãi biển hoặc đi chơi mà quên bổ sung chất lỏng. Không những vậy, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu mỡ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu mỡ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
8. Đại tiện mất bao lâu là bình thường?
Mọi thứ đều bình thường nếu tất cả kết thúc trong khoảng 5- 20 phút. Bạn không cần quá bận tâm vì cơ thể biết khi nào cần dừng lại. Tuy nhiên, nếu quá trình đại tiện mất nhiều thời gian và bạn cảm thấy căng thẳng khó chịu, hãy tới gặp bác sĩ tiêu hóa để được tư vấn.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Ba loài côn trùng góp công lớn cho y học
Nọc độc của nhện có khả năng điều trị động kinh và đường ruột, còn nọc độc ong bắp cày có thể ức chế tăng sinh tế bào ung thư.
Theo các nhà khoa học, những loài côn trùng vẫn luôn tương tác với cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Ví dụ như bướm có thể nếm vị bằng chân, nhện nghe thông qua những sợi lông nhỏ ở chân, con sâu khi bị cắt đôi vẫn có thể tự tái tạo vết thương trở thành đuôi mới.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về những loài này và nhận ra ba loài có đóng góp quan trọng cho nền y học của con người.
Nọc độc trong nhện có thể điều trị động kinh, các vấn đề đường ruột
Hội chứng ruột kích thích (IBS) bao gồm các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Khoảng 11% dân số thế giới đang sống chung với IBS. Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide (Australia), John Hopkins (Mỹ) và các tổ chức khác, đã phát hiện nọc độc của nhện có khả năng điều trị những cơn đau liên quan đến IBS.
Nọc độc của nhện có tác dụng điều trị bệnh về đường ruột và động kinh.
Loài nhện Tarantula, Heteroscodra maculation, mang độc chất có thể kích thích protein ở ruột người. Khám phá này của các nhà khoa học đã mở ra những phương pháp điều trị mới cho con người. Năm 2018, các thành viên của nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách chặn cơn đau do IBS khi thử nghiệm trên chuột. Nọc độc nhện còn có khả năng kích hoạt chọn lọc các thụ thể trong những con chuột mắc hội chứng Dravet, một dạng bệnh động kinh nguy hiểm.
Giáo sư Steven Petrou, tác giả nghiên cứu cho biết nhện giết con mồi thông qua các hợp chất từ nọc độc nhắm vào thần kinh. Phát hiện này có thể tạo tiền đề nghiên cứu một phương pháp mới điều trị động kinh.
Giáo sư Jessica Garb, Đại học Massachusetts Lowell, đã dành nhiều năm nghiên cứu về tơ nhện. Bà cho biết tơ nhện có thể trở thành một loại chất liệu dẻo dai để bọc ngoài các thiết bị y tế, làm tay chân giả, băng và chỉ khâu, thậm chí có thể là dụng cụ thể thao.
Gián hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Theo nghiên cứu từ Đại học Nottingham (Anh), não của gián và cào cào chứa nhiều phân tử có thể tiêu diệt vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên gián Mỹ và hai loài châu chấu khác. Simon Lee, một trong những nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi hy vọng có thể phát triển những phân tử này thành phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng Escherichia coli và MRSA - một loại vi khuẩn kháng kháng sinh".
Phương pháp mới này có thể thay thế cho những loại thuốc hiện tại mà không mang lại tác dụng phụ nghiêm trọng.
Gián có thể tự sản xuất sữa, là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học nghiên cứu chế sữa nhân tạo.
Ngoài ra, gián còn là nguồn protein dồi dào, có khả năng sản xuất một dạng sữa tự nuôi sống khi nhỏ. Giáo sư Subramanian Ramaswamy, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết loại sữa này giúp hình thành các tinh thể protein trong ruột của con người. Không chỉ thế, các nhà nghiên cứu đang tìm cách sản xuất sữa nhân tạo từ cơ chế sữa gián.
Nọc độc ong bắp cày có khả năng kháng khuẩn
Ong bắp cày đốt người có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng nếu tình trạng nặng. Thế nhưng, các nghiên cứu cho thấy hợp chất peptide - một dạng axit amin ở dạng chuỗi ngắn xây dựng nên hệ thống protein, trong nọc ong bắp cày có thể ứng dụng trong y sinh.
Ong bắp cày chứa hợp chất peptide - một dạng axit amin ở dạng chuỗi ngắn có chức năng xây dựng hệ thống protein.
Một loại mastoparan tên là Polybia paulista trong nọc ong bắp cày, có khả năng ức chế tăng sinh của tế bào ung thư bàng quang và tuyến tiền liệt.
Đăng Như
Theo Medicalnewstoday/VNE
Bảo vệ sức khỏe đường ruột - bộ não thứ hai của con người - với những bí quyết đơn giản này Lợi khuẩn trong đường ruột giúp kiểm soát viêm nhiễm, sự thèm ăn, hệ miễn dịch và thậm chí ngăn ngừa mầm bệnh phát triển. Đường ruột có thể được ví như bộ não thứ hai của con người. Rabia De Latour, bác sĩ chuyên khoa dạ dày kiêm phó giáo sư y khoa tại tổ chức NYU Langone Health cho biết, hệ...