8 bài học về tiền mà khi học được thì đã quá muộn, hiểu sớm để sớm sống cả đời không vất vả
Hiểu những điều này càng sớm thì cuộc đời của bạn sẽ không phải vất vả vì tiền nữa.
Morgan Housel là chuyên gia về hành vi tài chính. Trên trang CNBC đã đăng tải một lá thư ông đã viết gửi cho con gái mình về những bài học về tiền bạc, tài chính.
“Vào ngày 3/6/2019, vợ chồng tôi chào đón con gái chào đời. Dù lúc này đây con chủ yếu chỉ ăn và ngủ, chưa tập đi, nhưng một ngày nào đó, khi trưởng thành rồi con sẽ rất cần một số tiền và lời khuyên trong cuộc sống. Là một người cha đã dành phần lớn sự nghiệp để nghiên cứu và viết về tiền bạc, hành vi tài chính và kinh doanh, đây là những gì tôi sẽ khuyên con”.
1. Đừng đánh giá thấp vai trò của cơ hội
Thật dễ dàng để cho rằng sự giàu có hay nghèo đói là do mình quyết định nhưng cũng đừng đánh giá thấp sự vai trò của cơ hội trong cuộc sống.
Gia đình, các giá trị, đất nước, các thế hệ mà chúng ta sinh ra cũng như những người chúng ta gặp, đều đóng vai trò quan trọng trong kết quả chúng ta đạt được nhiều hơn những gì mọi người muốn thừa nhận.
Chúng ta phải tin vào kết quả của làm việc chăm chỉ. Nhưng cũng phải hiểu rằng không phải tất cả thành công đều là kết quả của sự chăm chỉ và thất bại, nghèo đói là bởi lười biếng. Hãy ghi nhớ điều này khi con nhận xét ai đó, bao gồm cả con.
2. Giá trị lớn nhất mà tiền mang lại là khả năng kiểm soát thời gian
Con có thể làm những gì con muốn với ai, bất kì lúc nào, ở nơi con muốn mang đến sự hạnh phúc mà không gì sánh được. Cảm giác hồi hộp khi có những thứ con ưa thích sẽ nhanh chóng biến mất nhưng một công việc có giờ giấc linh hoạt và thời gian di chuyển ngắn sẽ không bao giờ khiến con nhàm chán.
Có đủ tiền tiết kiệm sẽ cho con thời gian và những lựa chọn trong lúc cấp bách là điều không bao giờ lỗi thời và bao người mơ ước. Được nghỉ hưu bất kì lúc nào con muốn cũng như vậy. Sự tự chủ là mục tiêu cơ bản trong đời mỗi người. Mỗi một đồng tiền con tiết kiệm được sẽ như sở hữu được một mảnh của tương lai, nơi con không bị quản lý bởi ai cả.
3. Đừng dựa dẫm bố mẹ
Không ai có thể hiểu giá trị của đồng tiền mà chưa trải qua sự thiếu thốn. Dù bố mẹ sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ con nhưng bố mẹ sẽ không làm hư con. Học được sự thật là con không thể có mọi thứ con muốn là cách duy nhất để hiểu nhu cầu và mong muốn của con. Điều này sẽ hướng dẫn con cách lập ngân sách, tiết kiệm và định giá những gì con đã có.
Biết cách tiết kiệm mà không làm tổn thương mình sẽ là một kỹ năng sống cần thiết sẽ có ích trong những giai đoạn thăng trầm không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
4. Thành công không phải luôn đến từ hành động lớn
Napoleon đã từng định nghĩa về một thiên tài là người “có thể làm được điều bình thường khi mọi người xung quanh đang rối trí”. Quản lý tiền bạc cũng vậy. Con không cần phải làm những điều vĩ đại để có kết quả tốt, con chỉ cần kiên định, không làm rối tung mọi thứ trong một thời gian dài.
Tránh những sai lầm lớn, đặc biệt là vùi đầu vào nợ nần, có tác dụng mạnh mẽ hơn bất kì mẹo tài chính nào.
5. Sống dưới mức thu nhập
Video đang HOT
Khả năng sống dưới mức thu nhập là một trong những đòi bẩy tài chính mạnh mẽ nhất bởi đây là điều dễ làm hơn là kiểm soát thu nhập hay lợi nhuận đầu tư của con.
Người kiếm được 50.000 đô la mỗi năm nhưng chỉ cần 40.000 đô la để hạnh phúc thì sẽ giàu hon người kiếm được 150.000 đô la nhưng cần đến 151.000 để hạnh phúc. Nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận 5% nhưng chi phí thấp sẽ tốt hơn nhà đầu tư kiếm được 7% một năm nhưng cần chi toàn bộ số tiền đó.
Con kiếm được bao nhiêu không xác định được số tiền con có và số tiền con có cũng không xác định được con cần bao nhiêu tiền.
6. Cái gì cũng có giá của nó
Cái giá của sự nghiệp bận rộn là không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè. Giá của đầu tư dài hạn là sự không chắc chắn và biến động. Cái gì cũng có giá nhưng hầu hết cái giá đó đã bị ẩn đi. Đôi khi nó đáng để trả nhưng con đừng bao giờ bỏ qua chi phí thực sự của nó.
7. Tiền không phải là thước đo thành công lớn nhất
Warren Buffett từng nói: Thành công thực sự trong cuộc sống là khi số người bạn muốn họ yêu mình, thực sự yêu bạn.
Và điều này đến từ cách con đối xử với mọi người hơn là con có bao nhiêu tiền. Tiền không mang đến điều con muốn nhất. Không số tiền nào có thể bù đắp cho sự thiếu trung thực và đồng cảm, chân thành đối với người khác. Đó là lời khuyên tài chính quan trọng nhất mà bố có thể cho con.
8. Đừng mù quáng chấp nhận bất kì lời khuyên nào
Tất cả những bài học bố nói ở đây, bao gồm cả điều này, con phải xem xét cẩn thận. Thế giới của con khác với thế giới của bố mẹ. Không ai giống nhau hoàn toàn và không có những câu trả lời đúng. Đừng bao giờ nghe lời khuyên của ai mà không xác định ngữ cảnh của nó với các giá trị, mục tiêu và hoàn cảnh của riêng con.
Những thói quen nhỏ làm nên tài khoản lớn, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập
Những thói quen tốt về tiền bạc này sẽ giúp tài khoản của bạn ngày càng lớn mạnh, tạo dựng sự giàu có.
1. Chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được và luôn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền mới
Thói quen này là điều luôn đúng đắn dù bạn ở bất kỳ hoàn cảnh tài chính nào. Có 2 cách để bạn có thể thực hiện thói quen này và hãy tập trung vào cả hai: tăng thu nhập và kiểm soát chi tiêu để sống trong khả năng của mình.
Cùng với đó, đừng bao giờ ngừng tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền mới để gia tăng thu nhập. Đó có thể là làm thêm vào mỗi cuối tuần, vài buổi dạy gia sư mỗi tuần hay bán hàng trực tuyến...
2. Trả tiền cho chính mình trước tiên
Khi mọi người nói "hãy tự trả tiền cho mình trước", điều đó có nghĩa rằng bạn nên rút tiền tiết kiệm ngay khi nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào để đảm bảo rằng bạn đã tiết kiệm được trước khi chi tiêu hết cho các hóa đơn và các chi phí khác.
Chìa khóa để tiết kiệm thành công là hãy tiết kiệm trước, tiết kiệm nhiều hơn và tiết kiệm thường xuyên. Đặt chế độ tự động cho việc tiết kiệm cũng sẽ giúp bạn thực hiện việc tiết kiệm tốt hơn.
3. Duy trì quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia tài chính cá nhân đều cho rằng quỹ khẩn cấp là trọng tâm của sức khỏe tài chính. Việc xây dựng và duy trì quỹ khẩn cấp chính là khoản dự phòng giúp bạn duy trì các mục tiêu tài chính của mình ngay cả khi gặp phải sự cố.
Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp, hãy bắt đầu những bước thay đổi nhỏ bằng cách tiết kiệm chi phí cho 1 tháng sinh hoạt và sau đó tăng dần giá trị của quỹ lên 6-12 tháng. Khoản tiền này sẽ bảo vệ bạn khỏi những lo lắng về tài chính khi khủng hoảng xảy ra như mất việc làm hoặc gặp vấn đề về sức khoẻ.
4. Đặt mục tiêu tài chính
Để biết những thói quen tiền bạc hàng ngày cần tập trung là gì, ưu tiên quản lý tiền bạc theo cách ra sao, bạn phải biết mình đang hướng đến điều gì.
Hãy xem xét tình hình tài chính của bạn, cụ thể hoá những khoản "ngốn" tiền lớn nhất của bạn và nghĩ xem bạn muốn tình hình tài chính của mình như thế nào trong tương lai. Sau khi đã có được các mục tiêu tiền bạc, bạn sẽ dễ xác định được các bước đi cần thiết ngắn hạn và dài hạn.
5. Biết tiền của mình "đi" đâu
Bạn không thể đặt tiền của mình đúng vào nơi quan trọng nếu bạn không biết nó sẽ đi đâu. Hãy chọn cách phù hợp để có thể theo dõi chi tiêu của mình. Đó có thể là một cây bút cùng cuốn sổ nhỏ hay một ứng dụng trong điện thoại thông minh.
Bạn có thể chọn bất cứ cách nào phù hợp với mình, miễn là nó có thể giúp bạn có được bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra với tiền của bạn. Theo dõi chi tiêu sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được các vấn đề cần cải thiện và tiến trình mình đang đạt được.
Bạn cũng nên tạo thói quen thường xuyên kiểm tra các tài khoản tài chính. Với các tài khoản tiết kiệm, bạn có thể theo dõi định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Các tài khoản như hưu trí và đầu tư có thể xem xét ít thường xuyên hơn, tuỳ vào tình hình thực tế.
6. Chỉ mang theo lượng tiền đủ
Nếu ví của bạn đầy đến mức bạn khó có thể đóng lại, hãy cân nhắc giới hạn những gì bạn nên mang theo: một thẻ ghi nợ, tiền mặt đủ để trang trải một ngày và các giấy tờ tùy thân. Không nên mang theo quá nhiều tiền bạc hay thẻ tín dụng để tránh sự cám dỗ chi tiêu.
Việc để thẻ tín dụng ở nhà cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị mạo danh trong trường hợp ví của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp. Ngoài ra, việc các chi tiêu được dồn vào 1 mối cũng sẽ giúp bạn dễ theo dõi chi tiêu hơn.
7. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Việc thanh toán hóa đơn đúng hạn không chỉ giúp bạn tránh các khoản phí phạt hay tiền trả chậm mà còn là chìa khóa cho sự bình yên về tài chính và sức khỏe.
Nếu thanh toán đúng hạn là một vấn đề đối với bạn, hãy xem lại lịch thanh toán của từng hóa đơn và đặt lời nhắc trên lịch, trên điện thoại hoặc đăng ký email nhắc nhở. Những việc này sẽ giúp bạn dù bận rộn cũng không bỏ lỡ bất kỳ khoản thanh toán nào.
8. "Tự túc là hạnh phúc"
Sự tiện lợi sẽ hấp dẫn nhưng đi kèm với nó cũng là sự tốn kém. Một số dịch vụ đáng trả tiền để bạn có thể giải phóng thời gian của mình hoặc tránh phát sinh thêm chi phí nhưng rất nhiều việc bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí. Những việc đơn giản như chuẩn bị bữa ăn ở nhà, chăm sóc móng tay... bạn đều có thể tự làm tốt và tạo ra khoản tiết kiệm lớn.
9. Đầu tư vào bản thân
Nơi tốt nhất bạn có thể chi tiền của mình vào chính là nâng cao giá trị của bạn. Từ những thói quen hàng ngày như ăn uống đa dạng, ngủ đủ giấc đến những bước quan trọng trong cuộc sống như không ngừng học hỏi và đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn, bạn sẽ ngày càng đến gần hơn với mục tiêu của mình.
10. Học cách muốn (và mua) ít hơn
Hãy kìm hãm sự thôi thúc mua sản phẩm này hay trả tiền cho dịch vụ đó để bạn được vui vẻ, hay bất cứ lợi ích nào khác mà các chiến dịch tiếp thị nói với bạn. Thực hành chánh niệm thông qua việc lập ngân sách và tuân theo nó; tạo lập các thói quen giúp bản thân cải thiện cảm giác như thiền định và viết nhật ký về lòng biết ơn... để biết trân trọng hơn những gì mình đang có.
Nhớ rằng, bạn là người quyết định số tiền của mình nên được chi tiêu vào việc gì, không phải các nhà tiếp thị hay đồng nghiệp của bạn.
11. So sánh chi phí cho mọi thứ
Để tiêu tiền một cách khôn ngoan, bạn cần có khả năng quyết định xem những gì bạn nhận được có phải là đủ tốt để mình bỏ ra ngần ấy tiền không. Hãy tập thói quen so sánh giá của các sản phẩm cũng như so sánh giá của chúng với giá trị đem lại. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách so sánh giá của món hàng mình muốn mua với mức thu nhập mỗi giờ của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn mua một đôi giày giá 500 nghìn đồng, hãy nghĩ xem liệu nó có thực sự xứng đáng với 2 ngày công lao động của bạn không. Bạn cũng có thể so sánh xem liệu có tốt hơn khi mình dùng 500 nghìn đó để dồn vào khoản tiền trả nợ lãi suất cao.
Cuối cùng, hãy so sánh xem liệu mình có lựa chọn nào tương đương mà phù hợp hơn không, có lựa chọn nào thay thế với chi phí thấp hơn không, nếu bỏ ra nhiều tiền hơn một chút liệu mình có thể mua sản phẩm chất lượng cao với tuổi thọ gấp đôi không? Việc cân nhắc các tùy chọn này có thể giúp bạn giảm thiểu mua "rác" về nhà, đưa bạn đến các lựa chọn mang lại giá trị thực và chất lượng cao hơn.
12. Học hỏi từ những thất bại tài chính
Biết con đường đúng đắn mình cần đi và biết cách trở lại đúng hướng khi đã sai đường đều là những điều hết sức quan trọng. Dù là ai, chúng ta cũng sẽ đều phải đối mặt với những thất bại về tài chính tại một số thời điểm nào đó.
Hãy đối mặt với thất bại bằng thái độ tích cực. Việc thẳng thắn nhìn lại những sai lầm tài chính trong quá khứ sẽ giúp bạn có thể xác định những gì đã xảy ra và cách bản thân có thể ngăn chặn những vấn đề đó lặp lại trong tương lai.
13. Thay đổi các thói quen xấu
Khi thiết lập và thực hành những thói quen mới, lành mạnh về tài chính, bạn vẫn sẽ khó tránh khỏi việc mắc một vài thói quen xấu. Đừng né tránh vấn đề khi chúng nảy sinh hay tìm cách biện minh cho việc chi tiêu quá đà vào thời điểm nào đó. Chúng có thể khiến bạn thiệt hại nhiều hơn cả những gì thói quen tốt tạo dựng nên được.
Dù là vấn đề gì, đừng phá hoại chính nỗ lực xây dựng sự giàu có của bản thân mình. Cùng với việc xây dựng những thói quen tích cực, hãy dần cải thiện những thói xấu và thành thật với bản thân để ngày càng đến gần đích.
14. Giáo dục bản thân về tài chính
Nếu bạn nghiêm túc về việc xây dựng sức khỏe tài chính và tạo dựng sự giàu có thì bạn cần phải tự giáo dục bản thân mình. Chúng ta không thể đưa ra lựa chọn tài chính tốt nhất nếu không biết lựa chọn của mình là gì và mỗi quyết định sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và tiền bạc của mình.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như đọc các cuốn sách về tài chính cá nhân hay dành vài phút mỗi ngày để đọc các bài viết về tài chính cá nhân.
Khi nghiên cứu các lựa chọn để đưa ra quyết định, hãy đi sâu vào những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn. Dù đó là vay mua ô tô hay tìm cách đầu tư thích hợp, bạn đều có thể đưa ra quyết định khôn ngoan và tự tin hơn khi đã tìm hiểu nhiều về lĩnh vực này.
CEO trang tài chính nổi tiếng tiết lộ 10 nguyên tắc vàng để "làm giàu không khó", biết càng sớm càng có nhiều tiền Stacy Johnson là Founder, CEO của Money Talks News - chuyên trang tài chính hàng đầu nước Mỹ. Có hơn 40 năm làm cố vấn tài chính chuyên nghiệp, chấp bút vài ba cuốn sách về tiền bạc, ông đã rút ra những lời khuyên quý giá cho những ai muốn làm giàu. Tôi đã làm việc trong vai trò một chuyên viên...