78% trường hợp nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ bị thừa cân
Đây là kết quả nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo Fox News, CDC đã theo dõi hơn 148.000 người trưởng thành ở Mỹ được chẩn đoán mắc Covid-19 phải khám cấp cứu hoặc điều trị nội trú tại 238 bệnh viện từ tháng 3 đến 12/2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người này, hơn 28% trường hợp thừa cân (chỉ số khối BMI trên 25) và 50% bị béo phì ( chỉ số BMI trên 30).
Báo cáo của CDC cũng cho thấy tỷ lệ rủi ro phải nhập viện, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và tử vong là thấp nhất với những người có chỉ số BMI dưới 25.
Bệnh nhân nhập viện do Covid-19 ở Mỹ có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao. Ảnh: Reuters.
Vì vậy, CDC kêu gọi các bác sĩ lâm sàng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần xây dựng kế hoạch chăm sóc cẩn thận. “Khi các bác sĩ lên kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19, họ cần xem xét nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng ở những người có chỉ số BMI cao hơn, đặc biệt trường hợp béo phì nặng”, báo cáo của CDC cho biết.
Những phát hiện này làm nổi bật ý nghĩa lâm sàng và sức khỏe cộng đồng ở người có chỉ số BMI cao. Nó bao gồm việc thúc đẩy các chiến lược phòng, ngừa Covid-19 như tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine, đeo khẩu trang, chính sách đảm bảo cộng đồng cần có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất cần thiết.
Mặc dù vậy, nghiên cứu này vẫn có những hạn chế, CNBC cho biết. Ước tính rủi ro với Covid-19 nặng chỉ kiểm tra ở những người trưởng thành được chăm sóc tại bệnh viện. Do đó, rủi ro này có thể khác ở tất cả người trưởng thành mắc Covid-19. Ngoài ra, CDC cũng chỉ đưa vào báo cáo những bệnh nhân có thông tin cụ thể về chiều cao và cân nặng của mình.
Trước đó, nhiều nghiên cứu của CDC đã lưu ý béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng, bao gồm cả nhập viện. Cơ quan này cho biết béo phì có liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch và giảm dung tích phổi, có thể khiến người bệnh thở khó khăn hơn.
Tăng nguy cơ gãy xương hông sớm ở phụ nữ béo phì
Một nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ béo phì có nhiều khả năng bị gãy xương hông trước 70 tuổi hơn những người không béo phì.
Phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 12.700 phụ nữ ở Phần Lan sinh từ năm 1932 đến năm 1941 và theo dõi trong 25 năm, các nhà điều tra của Đại học Đông Phần Lan đã xem xét mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể của phụ nữ (BMI) ở tuổi 58 và nguy cơ gãy xương hông của họ trước 70 tuổi và mối liên hệ giữa BMI ở tuổi 70 và nguy cơ gãy xương hông ở tuổi 80.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ gãy xương hông tăng lên theo tuổi, nhưng nguy cơ gãy xương hông trước 70 tuổi tăng nhanh hơn ở phụ nữ béo phì, đặc biệt là ở những phụ nữ béo phì có mật độ xương dưới mức trung bình.
So với phụ nữ thừa cân, phụ nữ béo phì có 2% nguy cơ gãy xương hông sớm hơn 2,1 năm và 4% nguy cơ sớm hơn 1,3 năm. Ở phụ nữ béo phì, tỷ lệ tử vong do gãy xương hông trong vòng 5 năm sau khi bị gãy xương cao hơn khoảng 1,5 lần so với những phụ nữ khác.
Nguy cơ tăng cân từ việc bỏ bữa tối Những sinh viên thường xuyên nhịn bữa tối có xu hướng già hơn, bị thừa cân, thích hút thuốc và uống rượu, ngủ ít hơn. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc bỏ bữa sáng với sự tăng lên của chỉ số khối (BMI), nhưng có ít nghiên cứu tìm hiểu tác động của các...