700 học sinh huyện Mê Linh (Hà Nội) lần đầu tranh tài Đấu trường toán học
Sáng 19/9, gần 700 em học sinh tiểu học huyện Mê Linh đã tập trung tại trường Tiểu học Thạch Đà A, hoàn thành vòng chung kết cuộc thi Đấu trường Toán học VioEdu do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu và Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh phối hợp tổ chức.
Sân chơi trí tuệ “Đấu trường toán học VioEdu” chính thức diễn ra từ ngày 07/08, thu hút hơn 15,000 lượt tham gia trong 5 trận đấu của vòng thi online. Ngày 19/09, các thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho 28 trường tiểu học trên địa bàn huyện đã tham dự vòng chung kết với một bài thi duy nhất.
Tuy thời tiết không thuận lợi nhưng các em học sinh đều có mặt đông đủ từ rất sớm
Đây là lần đầu tiên các em học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 của huyện Mê Linh được tham gia vào một cuộc thi kiến thức trực tuyến với mô hình đấu trường mới lạ. Qua đó, các em có cơ hội cọ xát, củng cố kiến thức của năm học cũ trong giai đoạn nghỉ hè, sẵn sàng tâm thế vào năm học mới, cũng như nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
Các bạn nhỏ háo hức check-in sau những giây phút căng thẳng tại cuộc thi
Khả năng vận dụng các công cụ trực tuyến để tự chủ học tập là một kỹ năng quan trọng và cần thiết của thế hệ trẻ trong thời đại 4.0. Các nền tảng giáo dục trực tuyến không chỉ mở ra nguồn kiến thức không giới hạn, giúp các em học tập theo năng lực và sở thích mà còn hình thành các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.
Video đang HOT
Những gương mặt nổi bật đạt giải Vàng vòng chung kết
Trong năm học 2019 – 2020, VioEdu đã tổ chức thành công xuyên suốt nhiều sự kiện thi đấu cho học sinh cấp tiểu học với quy mô toàn quốc (Đấu trí cuối tuần, Đấu trường Toán học) và quy mô khu vực (Đấu trường Toán học VioEdu quận Tân Phú, Gò Vấp, huyện Mê Linh,…), trở thành dấu ấn đặc trưng của hệ thống đối với học sinh cả nước. Về phía nhà trường, nhiều đơn vị giáo dục không chỉ tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh và giáo viên trên VioEdu mà còn ứng dụng hệ thống vào quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau hơn 1 năm thành lập, VioEdu đã trở thành một công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập quen thuộc, được học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo tin tưởng và đón nhận. Với 17,000 trường học trên cả nước có học sinh sử dụng, hơn 600,000 học sinh luyện tập thường xuyên, VioEdu đã đồng hành cùng các học sinh trải qua hơn 100 triệu lượt thực hành trên hệ thống.
4 đại diện xuất sắc giành giải Bạch Kim – giải thưởng cao nhất tại cuộc thi
“Đấu trường Toán học VioEdu là cơ hội để các em ôn tập kiến thức một cách chủ động và thoải mái. Mặc dù đây là sự kiện trực tuyến diễn ra trong hơn một tháng, trên tinh thần tự nguyện, các em học sinh vẫn duy trì sự hăng hái tham gia cao độ, đều đặn. Qua đây, chúng tôi thấy rằng niềm yêu thích đối với môn toán của mỗi em đã được khơi gợi một cách tự nhiên nhất nhờ hệ thống VioEdu.” – thầy Nguyễn Tiến Dũng, Phó phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết.
Kết thúc bài thi chung kết, BTC tiến hành công bố kết quả và trao hơn 200 giải thưởng, bao gồm giải cho các cá nhân xuất sắc và tập thể trường tham gia tích cực. Lễ trao giải có sự tham gia của các đại biểu thuộc Phòng GD&ĐT Huyện Mê Linh, Ban giám hiệu và giáo viên 28 trường tiểu học trên địa bàn huyện, Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu cùng các em học sinh dự thi. Thành công của cuộc thi góp phần kích hoạt tinh thần học tập sôi nổi, mở màn một năm học mới nhiều bứt phá cho thầy và trò huyện Mê Linh.
VioEdu là hệ thống giáo dục trực tuyến được phát triển bởi Tập đoàn FPT, kế thừa 12 năm kinh nghiệm tổ chức các sân chơi kiến thức của Cuộc thi giải toán, vật lý qua mạng Internet – Violympic. Bên cạnh “hệ sinh thái” phong phú các hình thức thi đua nhằm tạo cảm hứng cho các em học sinh, VioEdu cung cấp nền tảng học tập với hơn 300,000 đơn vị kiến thức cùng khả năng gợi ý lộ trình học cá nhân hoá cho từng em. Ứng dụng các xu hướng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, hệ thống giúp phân tích các thế mạnh và lỗ hổng kiến thức, gợi ý bài giảng, bài tập phù hợp với năng lực để học sinh cải thiện việc học, tương đương một trợ lý học tập thông minh riêng cho mỗi em.
Thông tin thêm:
Đơn vị giáo dục có nhu cầu sử dụng hệ thống VioEdu trong đánh giá năng lực học sinh, quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học vui lòng liên hệ hotline: 1900.636.111/0353.055.060 hoặc email: support@vio.edu.vn.
'Nhà leo núi' Lưu Đào Dũng Trí là học sinh giỏi, khiêm tốn
Thầy Hà Duy Hưng, giáo viên chủ nhiệm lớp Toán 1, Trường THPT Chuyên đại học Sư phạm Hà Nội tiết lộ, Lưu Đào Dũng Trí là học sinh giỏi Toán, yêu thích Lịch sử, ham khám phá và rất khiêm tốn.
Thầy trò lớp 12 Toán 1, rường THPT Chuyên đại học Sư phạm Hà Nội mang cup đến cổ vũ cho thí sinh tại điểm cầu.
Tại điểm cầu trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội, ngôi trường thí sinh Lưu Đào Dũng Trí đang theo học, không khí cổ vũ cho cuộc thi đã sôi nổi, hào hứng từ sáng sớm.
Thầy Phạm Minh Phương - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, thầy trò nhà trường chờ đợi khoảnh khắc này từ lâu lắm rồi vì thế cảm xúc lúc này rất hồi hộp, vui sướng. Nếu Dũng Trí giành chiến thắng, đó sẽ là niềm vui quá lớn, thầy trò vỡ oà. Cũng theo thầy Phương, học sinh các thế hệ trước của nhà trường đã từng lọt vào vòng cuối nhưng năm nay là năm đầu tiên trường có thí sinh bước vào vòng chung kết.
Học sinh Trường chuyên Sư phạm Hà Nội "tiếp lửa" cho thí sinh.
Từ nhiều ngày nay, nhà trường đã chuẩn bị cho sự kiện quan trọng cầu truyền hình trực tiếp tại trường. Học sinh dàn dựng nhiều tiết mục chào mừng cuộc thi với tinh thần hào hứng, phấn khởi nhất. Năm nay, do để phòng chống dịch COVID-19, trường phải hạn chế số học sinh tham gia cổ vũ tại điểm cầu. Tuy nhiên, tất cả các khối lớp vẫn đầy khi thế cổ vũ cho thí sinh của trường mình. Trước khi Trí bước vào cuộc thi, nhà trường đã gặp gỡ động viên em. Trí cho biết, em đã rất tự tin, sẵn sàng bước vào "leo núi" một cách tốt nhất.
Cô Quách Phạm Thùy Trang- Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường tin tưởng Dũng Trí sẽ tự tin hoàn thành tốt nhất phần thi của mình để trở thành chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế hôm nay. Cô nhắn nhủ: "Có Dũng, có Trí không nhất quá phí".
Thí sinh giỏi Toán, ham mê Lịch sử
Có mặt tại điểm cầu Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm từ rất sớm để cùng học sinh lớp Toán 1 -K52 cổ vũ cho học sinh của mình, thầy Hà Duy Hưng, giáo viên chủ nhiệm lớp Toán 1, Trường THPT Chuyên đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, cảm xúc của mình lúc này khó có thể diễn tả hết được bằng lời. Vì Dũng Trí là học sinh đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp về cho nhà trường. Thầy và trò háo hức nhiều ngày qua. Sáng nay, nhiều bạn nhà xa đã thức dậy từ 4 giờ sáng để hoà vào đội hình cổ vũ, tiếp sức cho Trí thi đấu hết mình và hy vọng em sẽ giành chiến thắng.
Dãy nhà D4 hôm nay ngập cờ hoa và rất đông học sinh đứng hành lang cổ vũ.
Cũng theo thầy Hưng, ở lớp, Dũng Trí là học sinh ít nói, hóm hỉnh, khiêm tốn, ít khi thể hiện khả năng hiểu biết của mình. Trí sinh ra trong gia đình được giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ, từ khi vào THCS đã bộc lộ khả năng Toán, ham mê các môn học khác như Lịch sử, Tự nhiên và xã hội. Vào THPT, qua những giờ học đầu tiên, giáo viên cũng phát hiện đây là học sinh có sự hiểu biết rộng, ham học hỏi. "Nếu học sinh giành được chiến thắng hôm nay, phần thưởng của thầy chủ nhiệm sẽ là một bữa liên hoan cùng các thành viên trong lớp", thầy Hưng nói.
Lớp 12 Toán 1 hôm nay trong màu áo cam đồng phục nhà trường được bố trí ở vị trí trung tâm để cổ vũ cho bạn học cùng lớp. Nguyễn Khánh Linh chia sẻ, lọt được vào vòng chung kết, Dũng Trí đến giờ này đã thể hiện rất tốt khả năng của mình. "Trong vòng thi quan trọng nhất, vòng thi chung kết hôm nay Linh và các bạn cùng lớp mong trí chuân bị tâm lý thật tốt để xuất sắc vượt qua tất cả các câu hỏi, mang về vòng nguyệt quế danh giá", Khánh Linh nói.
Giáo viên làm gì khi học sinh dùng điện thoại trong lớp? Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 Điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học. Điều này đang gây tranh cãi trong cả giáo viên và phụ huynh Hiện nay, đa số trường phổ thông đều cấm tuyệt đối học sinh (HS) sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, dưới góc độ...