7 xu hướng smartphone nên thay đổi vào năm 2021
Năm 2020 là một năm quan trọng đối với ngành công nghiệp smartphone trên nhiều phương diện nhưng sẽ có những xu hướng nên thay đổi trong năm 2021 nữa và đó là gì?
Thêm ‘5G’ vào cuối tên máy
Trong thời điểm 5G còn ở thuở sơ khai, không khó hiểu khi một số hãng smartphone thêm hậu tố 5G vào cuối tên sản phẩm có thể là bài marketing hoặc phân biệt với phiên bản 4G khác. Verizon thậm chí còn đặt tên Nokia 8 V 5G UW để khoe “UW 5G” thể hiện vùng phủ sóng 5G băng thông siêu rộng hoặc mmWave. Sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chỉ đặt là Nokia 8.3 Verizon.
Trong năm 2021, khi mà 5G phổ biến, mọi smartphone ra mắt đều có 5G thì việc đặt tên như trên nên bị bỏ đi.
Sử dụng chất liệu nhựa trên smartphone có giá 1.000 USD
Trong năm 2020, chi phí linh kiện mặt kính dành cho smartphone không còn đắt đỏ như 2-3 năm trước vì vậy việc sử dụng nhựa trên smartphone có giá cao, điển hình như trường hợp của Galaxy Note20 nên dừng lại. Với khoảng 1.000 USD, người dùng có quyền đỏi hỏi nhiều hơn về mặt chất liệu, hoàn thiện trong thiết kế.
Nếu như làm bằng chất liệu nhưng được bổ sung thêm tính năng như màn hình tần số quét cao hay camera ấn tượng hơn tuy nhiên Galaxy Note20 lại chưa làm được điều đó.
Một trong những xu hướng camera khó chịu nhất trong hai năm gần đây là việc sử dụng cảm biến 2MP chất lượng thấp. Việc này có vẻ như chỉ để tăng số lượng camera cho việc quảng bá hình ảnh dễ dàng hơn. Từ Xiaomi, Realme đến Samsung và Oppo đều sử dụng cách làm này.
Sẽ tốt hơn nếu các hãng tập trung vào cải thiện chất lượng camera chính, camera góc rộng hoặc thậm chí là macro thay vì chỉ bổ sung nhiều ống kính hơn. Ống kính macro cũng cần nâng độ phân giải cao hơn 2MP.
Video đang HOT
Các thiết bị như Motorola Edge Plus và Google Pixel 5 vẫn chỉ có vỏn vẹn sạc 18W, mức này không nên coi là sạc nhanh ở thời điểm hiện tại. iPhone 12 hay LG V60 có khá khẩm hơn chút với sạc lần lượt là 20W và 25W nhưng đó vẫn là quá thấp nếu so với một số hãng khác. Trong năm 2021, những flagship hàng đầu đều cần sạc nhanh trên 30W trở lên.
Cập nhật không lâu dài
Google đã cam kết cung cấp ba năm cập nhật hệ thống cho máy Pixel của họ. Samsung mới đây cũng cam kết tương tự, đó là 2 hãng có thể coi là điểm sáng trong năm 2020.
Còn lại, OnePlus xác nhận chỉ một bản cập nhật cho Nord N10 và N100 trong khi Motorola thậm chí còn không cam kết một phiên bản cập nhật cho mẫu Edge Plus giá 1.000 USD. Sau đó hãng này lại thay đổi và cam kết 2 năm nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao không làm ngay từ đầu.
Trong bối cảnh người dùng đang gắn bó lâu hơn với smartphone của họ và COVID-19 khiến nền kinh tế đi xuống, việc cập nhật phần mềm lâu dài là rất có ý nghĩa.
Flagship tăng giá không phanh
Xiaomi, Realme và OnePlus đều bán flagship năm 2020 ở mức giá cao hơn so với các sản phẩm tiền nhiệm. Một trong những nguyên nhân là do giá chip di động cao cấp năm nay cao hơn. Tuy nhiên, những năm trước chúng ta vẫn có flagship hàng đầu ở mức giá phải chăng như dòng POCO hay Realme. Hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy nhiều flagship có giá hợp lý hơn vào năm 2021.
Chất lượng hơn số lượng
Hiện nay, nhiều hãng smartphone đang ra mắt quá nhiều sản phẩm mà sự khác biệt giữa chung rất nhỏ. Chẳng hạn như dòng Realme Narzo gần như không có sự khác biệt nào lớn so với dòng Realme thường. Hoặc có cần phải có tới 7 hay 8 chiếc Redmi 9 trong một năm?
OnePlus với chiếc N100 không khác nào một chiếc Oppo A53 được thay đổi đôi chút. Hy vọng các hãng sẽ tập trung làm sản phẩm tốt hơn, ít nhưng chất lượng chứ không còn chỉ là những phiên bản na ná nhau.
Những tính năng người dùng mong đợi ở smartphone năm 2021
Trải nghiệm của người dùng smartphone sẽ tốt hơn nếu nhà sản xuất trang bị những tính năng như sạc không dây, chuẩn âm thanh AptX HD... trong những sản phẩm tầm trung ra mắt năm 2021.
Liệu các tính năng của smartphone cao cấp có được chuẩn hóa cho phân khúc smartphone bình dân vào năm tới?
Sạc không dây
Sạc không dây làm giảm nguy cơ chập điện
Hầu hết những dòng điện thoại cao cấp của các hãng lớn như iPhone, Samsung, Huawei... đều có trang bị sạc không dây, nhưng tính năng này vẫn chưa phổ biến với smartphone tầm trung. Với bộ sạc không dây, người dùng chỉ cần đặt điện thoại lên mặt đế sạc đã cắm điện. Ưu điểm của nó không chỉ nằm ở thiết kế gọn nhẹ, dễ sử dụng mà còn hạn chế rủi ro về cháy nổ, chập điện. Hi vọng sang năm 2021, các nhà sản xuất sẽ cung cấp bộ sạc không dây cho phân khúc điện thoại bình dân.
Sạc ngược không dây
Hai chiếc smartphone hỗ trợ tính năng sạc ngược có thể truyền pin cho nhau
Công nghệ sạc ngược không dây sẽ biến smartphone của bạn trở thành đế sạc cho điện thoại khác, hoặc cho các thiết bị đồng hồ thông minh, tai nghe hay bàn chải đánh răng điện hỗ trợ chuẩn không dây. Để triển khai tính năng này, điện thoại bạn phải duy trì mức pin khoảng 30 - 50%.
Đáng tiếc rằng công nghệ trao đổi pin như vậy hiện chỉ xuất hiện ở những chiếc điện thoại cao cấp, nên người dùng phổ thông có lẽ vẫn phải chờ thêm một thời gian dài.
Nâng cấp camera trước
Camera trước vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập
Để đáp ứng nhu cầu selfie của khách hàng, nhiều hãng điện thoại đã tìm cách nâng cấp độ phân giải, tính năng nhận diện gương mặt và chụp ảnh góc rộng của camera trước. Bây giờ phần lớn camera trước đều có điểm lấy nét cố định, giúp mọi thứ trong ảnh kể cả hậu cảnh đều được lấy nét. Nhưng Digital Trends cho rằng như vậy sẽ làm mất điểm nhấn của chủ thể trong bức ảnh. Vì thế, tốt hơn hết là các hãng điện thoại nên cho phép người dùng được tự do điều chỉnh tiêu cự khi chụp hình bằng camera trước.
Cải thiện bàn phím ảo
Màn phím ảo của Android có thiết kế không thuận tiện
Theo Digital Trends, bàn phím ảo trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android đều rất tệ, đặc biệt là smartphone của Samsung và LG. Thao tác vuốt không chính xác, tính năng chỉnh sửa văn bản tự động thường nhảy sang những vị trí khó hiểu là một trong vô số vấn đề có thể bắt gặp khi gõ chữ trên Android. Trong khi đó, Gboard của Google lại rất tuyệt vời.
Nhiều người dùng Android không biết rằng họ có thể đổi sang sử dụng bàn phím khác. Sang năm 2021, Digital Trends mong rằng nhà sản xuất Android sẽ quan tâm nhu cầu khách hàng và đặt Gboard làm bàn phím mặc định trên các sản phẩm áp dụng hệ điều hành của mình.
Áp dụng chuẩn âm thanh AptX HD
Công nghệ âm thanh AptX HD cho phép người dùng nghe nhạc với chất lượng tốt hơn cả CD
AptX là thuật toán mã hóa âm thanh được phát triển từ năm 1980, dùng để truyền âm thanh không dây từ thiết bị phát đến thiết bị nhận. Hiện tại, AtpX gần như đã hợp nhất với Bluetooth vì hầu hết các thiết bị đều tích hợp tiêu chuẩn này, từ smartphone, loa, tai nghe không dây cho tới AV receiver và máy tính.
AptX HD là phiên bản nâng cấp từ AptX, cho phép những người yêu âm nhạc có thể nghe âm thanh chân thực nhất với bản gốc. Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều thiết bị hỗ trợ AptX HD nên Digital Trends mong muốn các nhà sản xuất smartphone có thể áp dụng công nghệ này vào sản phẩm của họ càng sớm càng tốt.
Màn hình có tốc độ làm mới cao
Điện thoại có tốc độ làm mới cao thì trải nghiệm chơi game cũng tốt hơn
Tốc độ làm mới (refresh rate) là số lần trên 1 giây tín hiệu hiển thị trên màn hình làm mới lại các hình ảnh, được đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Con số này càng cao thì hình ảnh hiển thị càng mượt, giúp người dùng đỡ mỏi mắt. Tiêu chuẩn cơ bản của các loại màn hình TV, máy tính và smartphone hiện giờ là 60 Hz, tức màn hình sẽ được làm mới 60 lần mỗi giây. Năm 2020 đã có nhiều nhà sản xuất ra mắt điện thoại có tốc độ làm mới lên đến 90 Hz, như Samsung Galaxy S20 hay OnePlus 7 Pro. Rất có thể những smartphone sở hữu màn hình đạt chuẩn 120 Hz hay 144 Hz sẽ là tiêu chuẩn mới trong tương lai.
Người dùng hào hứng trải nghiệm Vsmart 5G Ngày 23/12, tại Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, VinSmart đã trưng bày và cho người dùng trải nghiệm điện thoại Vsmart Aris 5G "Make in Vietnam". Diễn đàn quốc gia về phát triển Doanh nghiệp công nghệ số năm nay thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự. Tất cả đều là các doanh nghiệp công...