7 vụ cháy, nổ kinh hoàng nhất năm 2013
Vụ nổ ở nhà “ Phương khói lửa” khiến 11 người chết; 26 người thiệt mạng sau khi kho pháo hoa Phú Thọ nổ tung; Cháy “ trung tâm vui chơi” của giới trẻ Zone 9 khiến 6 người tử vong; 500 tỷ đồng bị thiêu rụi trong vụ cháy TTTM Hải Dương…là những vụ, cháy nổ để lại hậu quả đau lòng nhất trong năm 2013.
Vụ cháy nổ cực lớn đã xảy ra tại hẻm số 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 8, quận 3) lúc 0 giờ 20 ngày 24/2 đã khiến ba căn nhà liền kề nhau bị kéo sập, 11 người bị vùi chết và nhiều nạn nhân khác bị thương nặng.
Căn nhà này do ông Lê Minh Phương (Phương “khói lửa”) thuê ở chứa một lượng lớn đạn, thuốc nổ và súng dân dụng. Theo cơ quan điều tra, có 2 nguyên nhân gây ra vụ cháy nổ kinh hoàng này.
Cơ quan chức năng cẩn trọng khi khám nghiệm hiện trường vụ nổ (Ảnh: VietNamNet)
Khả năng thứ nhất là trong quá trình chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng cho việc gậy hiệu ứng phim trường, bà Tuyết (em ông Phương) đã bất cẩn làm rơi, va đập mạnh tạo ma sát làm cháy, nổ lượng thuốc pháo.
Khả năng thứ hai mà cơ quan điều tra đưa ra, đó là không loại trừ sự cố chạm chập điện gây cháy và cháy lan vào khu vực chứa các loại thuốc nổ chứa trong “kho” của ông Phương “khói lửa”…dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cháy ở Bắc Giang: Thiệt hại hàng trăm tỉ đồng
Vụ cháy đã rụi toàn bộ các khu nhà kho, nhà sản xuất và khu để xe của công ty may Hà Phong, trong đó có khoảng 1.500 xe máy của công nhân. Vụ cháy lớn nhất từ trước tới nay ở tỉnh Bắc Giang này gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỉ đồng.
Toàn bộ nguyên liệu cùng máy móc bị cháy thành tro (Ảnh: GDVN)
Chiều ngày 6/4, trong lúc hàng nghìn công nhân vẫn đang làm việc thì ngọn lửa xuất phát từ một khu nhà kho cũ của công ty may Hà Phong và nhanh chóng lan rộng, cháy sang khu vực sản xuất và khu để xe. Lúc này, khu vực để xe đang có khoảng hơn 2.000 chiếc xe máy và xe đạp của công nhân để đây, trong đó có khoảng 1.500 chiếc xe máy.
Ước tính thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng. Nguyên nhân vụ cháy có thể do quá trình hàn xì, tia lửa điện bắn vào khu vực phát điện của xưởng may gây chập và cháy.
Cháy cây xăng 2B Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Ngày 3/6/2013, một vụ cháy lớn xảy ra tại cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo, đối diện bênh viện Quân đội 108 Hà Nội vào lúc 13h30.
Hiện trường vụ cháy (Ảnh: VietNamNet)
Lúc này, một tiếng nổ lớn phát ra từ phía cây xăng sau đó chiếc xe bồn chở xăng đang đậu tại cây xăng này bốc cháy dữ dội. Vụ cháy đã gây thiệt hại lớn về tài sản, làm nhiều người bị thương… Đến 18h15 cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt.
Video đang HOT
Vụ cháy dẫn đến thiệt hại nặng nề với 4 ô tô bị cháy đen, 6-7 xe máy bị thiêu rụi, 1/3 hộ dân quận Hoàn Kiếm bị cắt điện. Khoảng 1.000 người tham gia chiến đấu với “giặc lửa”, 12 người bị thương, trong đó có 9 cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Cháy lớn tại TTTM Hải Dương: Thiệt hại 500 tỷ đồng
Rạng sáng ngày 15/9, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại TTTM Hải Dương, thiêu rụi gần như 3 tầng với toàn bộ các gian hàng của 536 tiểu thương.
Cháy dữ dội gây sập nửa TTTM Hải Dương (Ảnh: NLDD)
Đám lửa nhỏ xuất phát từ gian hàng kinh doanh vải sau đó lan rộng, bùng phát dữ dội. Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Hải Dương, ngoài thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng là hàng hóa của dân, thiệt hại về cơ sở vật chất cũng lên tới trên 100 tỷ đồng.
Sáng ngày 25/9, công an tỉnh Hải Dương quyết định khởi tố vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ cháy này.
Nổ pháo hoa 26 người chết, 98 người bị thương
Vụ nổ khủng khiếp này tại nhà máy sản xuất pháo hoa Z121 (Thanh Ba) vào sáng ngày 12/10 đã khiến 26 người tử vong và 98 người bị thương, trong đó nhiều trường hợp bị bỏng trên 90% cơ thể phải cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia.
Linh cữu trơ trọi giữ đường khi nhà máy sản xuất pháo hoa bị nổ – một hình ảnh đau lòng trong tai nạn thảm khốc ở Thanh Ba, Phú Thọ
Khoảng 17.000 thùng pháo hoa đã bị phát cháy. Nhiều tiếng nổ liên tiếp trong vài tiếng đồng hồ đã phá hủy gần như toàn bộ khu vực nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông.
Hơn 1.000 nhà dân, cơ quan gần đó cũng bị tốc mái, vỡ kính…Thiệt hại ban đầu ước tính trên 52 tỷ đồng.
Cháy lớn ở nhà máy Diana Bắc Ninh, thiệt hại trên 20 triệu USD
Chiều 25/10, một vụ cháy lớn xảy ra tại nhà máy Diana, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan chức năng đã điều động hàng chục xe cứu hỏa đến hiện trường dập lửa.
Ngọn lửa hung hãn làm sập toàn bộ khu nhà xưởng (Ảnh: VietNamNet)
Theo các nhân chứng, nơi phát lửa xuất phát từ xưởng sản xuất bỉm (tã lót) của nhà máy Diana. Xưởng phát cháy khi đang bước vào sản xuất ca hai trong ngày. Trong chốc lát, lửa lan ra cả khu xưởng gần có diện tích gần 4000m2 và làm sập toàn bộ khu nhà xưởng.
Ước tính sơ bộ thiệt hại từ vụ cháy lên đến 20 triệu USD.
Cháy bar đang thi công tại khu Zone 9, 6 người tử vong
Vào khoảng 14h chiều ngày 19/11, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại một quán bar đang xây dựng tại khu Hợp tác xã Zone 9 – nơi vui chơi nổi tiếng của giới trẻ Hà thành khiến 6 người tử vong.
Một hình ảnh nhức nhối sau vụ cháy Zone 9 (Ảnh: VietNamNet)
Liên quan đến vụ việc này, chiều 3/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh, sửa chữa tại khu Zone 9.
Ngoài ra, năm 2013 cũng là năm xảy ra hàng loạt vụ cháy khác gây hậu nghiêm trọng như cháy tiệm kinh doanh vàng mã khiến 3 người bị thiêu chết vào đêm 5/3 căn nhà 3 tầng số 322 (phường 10, quận 11, TP.HCM).
Gần đây nhất là ngày 11/12, tại khu tập thể D11 Nam Đồng (ngõ 119 Hồ Đắc Di, Hà Nội) cũng xảy ra một đám cháy lớn khiến 9 căn hộ bị thiêu rụi.
Sáng 16/12, tại khu chợ Nhà Xanh, phố Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (Hà Nội) ngọn lửa hung hãn cũng thiêu rụi hơn 30 ki-ot chứa đầy hàng hóa của các tiểu thương.
Quá đau buồn khi tài sản chỉ còn là đống tro tàn, nhiều tiểu thương đã ngất xỉu ngay tại hiện trường.
Theo Vietnamnet
Ma trận "cò" và những tiểu xảo kiếm bộn tiền "ăn theo" người chết
Qua những câu chuyện xã giao và hỏi thăm về sức khỏe người sắp mất, chị này đi thẳng vào vấn đề: "Gia đình em có nhu cầu về giữ hài cốt người mất không, nếu có, chị sẽ giúp tận tình với giá cả phải chăng".
Nắm bắt được tâm lý của nhiều người dân, khi gia đình có việc tang gia bối rối luôn mong muốn mọi chuyện diễn ra thuận buồm mát mái, người ra đi sẽ được siêu thoát sớm, người ở lại sẽ cảm thấy nhẹ nhõm tấm lòng, đội ngũ "cò" ở đây không ngừng quảng cáo, sau khi thiêu có thể giữ nguyên xương. Nếu làm được việc này, không chỉ thế hệ trực tiếp mà ngay cả phúc phận con cháu sau này sẽ mãi mãi trường phát?! Lời quảng cáo tâm linh thật "hoành tráng" ấy thực chất như thế nào?
TS. Vũ Thế Khanh: Cần phải để cho linh hồn người quá cố sớm siêu thoát.
Bốc hỏa 100% nhưng vẫn giữ nguyên xương?
Tạm biệt "trùm cò" K., chúng tôi tiếp tục lang thang quanh khu vực đài hóa thân Hoàn Vũ để khảo sát thêm tình hình. Đang mải mê ngó nghiêng, bỗng một người phụ nữ trung tuổi đến gần bắt chuyện. Chị này giới thiệu tên là L., chuyên làm dịch vụ sau hỏa táng.
Qua những câu chuyện xã giao và hỏi thăm về sức khỏe người sắp mất, chị này đi thẳng vào vấn đề: "Gia đình em có nhu cầu về giữ hài cốt người mất không, nếu có, chị sẽ giúp tận tình với giá cả phải chăng".
Thấy chúng tôi chưa hiểu vấn đề, chị này giải thích: "Thông thường, khi hỏa táng thì cơ thể người mất sẽ bị thiêu cho đến khi thành tro. Hiện nay, với kỹ thuật hiện đại, người ta có thể thiêu mà vẫn lấy nguyên được xương và chỉ có phần thịt là bị thiêu cháy mà thôi. Ở đây, quá trình hỏa táng vẫn diễn ra theo thông lệ bình thường nên chỉ những người có nhu cầu làm dịch vụ thì bọn chị mới giúp".
Chúng tôi tỏ vẻ không tin vào những lời quảng cáo đó, L. không hề cáu mà lại nhẹ nhàng đưa ra "một mớ" những từ mang tính kỹ thuật, chuyên môn, chuyên ngành thế này, thế kia... để chứng minh, việc thiêu giữ nguyên xương là có thực. Tuy nhiên, khi thấy chúng tôi nại lý do, người nhà đang ốm nặng, đợi ngày chứ chưa mất thì L. tỏ thái độ tiu nghỉu thật rõ ràng.
Mặc dù vậy, L. lấy lại vẻ mặt và thái độ vồn vã rất nhanh, đồng thời nhấn mạnh: "Tưởng bọn em cần bây giờ thì chị phải nhờ mối quen biết xử lý ngay lập tức. Chứ đang đợi ngày, đợi giờ đối với chị lại càng thuận lợi vì mình càng có thời gian đặt lịch, thoả thuận về sao cho người nhà em được ưng ý nhất".
Vừa nói, chị L. không quên đề nghị chúng tôi ghi số điện thoại liên lạc, cùng với lời nhắn: "Lúc nào người nhà em mất thì điện thoại ngay cho chị, để chị xử lý mọi việc trước. Chỗ chị em với nhau, chị giúp em để lấy cái phúc, cái đức là chính. Tiền, chị có thể ứng trước cho. Khi "hòm hòm" mọi việc, em trả chị một cục cũng được".
Thấy cách thức "làm ăn" và xử lý vụ việc khá lạ của L., chúng tôi đành gọi điện thoại cho "cò" K. để xác minh thực hư ra sao. Vừa nghe xong câu chuyện, K. cười khà khà khẳng định: "Em nghĩ sao mà lại tin vào kiểu dịch vụ kỳ lạ như thế. Với việc đốt cháy 100% mọi thứ thì còn nguyên xương được không. Nếu không cẩn thận là bị "bọn cò" lừa đấy". Đồng thời "cò" K. quay ra giảng giải: "Sau khi đốt, phần còn lại của thi thể gồm có tro và cốt. Nhưng vì đa phần người dân muốn lấy cốt to hơn một chút chứ không muốn vụn quá nên chỉ có dịch vụ lấy cốt to.
Về lĩnh vực này, anh hoàn toàn có thể giúp bọn em được. Anh sẽ liên hệ giúp em để xương người mất không vụn quá mà sẽ to hơn, nhiều mảnh hơn người khác. Thông thường, người dân yêu cầu trực tiếp ban tổ chức lễ tang làm việc này sẽ rất khó. Vì nhân viên ở đây, họ cứ đúng quy định, quy trình mà làm. Quan trọng ở chỗ, phải có sự quen biết, thân thuộc thì sẽ điều chỉnh mức độ cao thấp về độ nóng của lò để xương rơi xuống nhanh hơn. Vì vậy, xương sẽ to hơn và nhiều mảnh hơn. Nếu đặt dịch vụ trọn gói, anh sẽ khuyến mại, lấy giá hữu nghị cộng thêm 500.000 đồng vào trong tổng số tiền trước đó".
Trước nhiều luồng quảng cáo có cánh như vậy và qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, quá trình hoả thiêu sẽ được thiết lập hoàn toàn tự động. Buồng đốt được duy trì nhiệt độ ở mức 700oC - 1.200oC.
Với nhiệt độ trên, quan tài và thi hài người mất sẽ hóa hết trong thời gian khoảng trên dưới 3 tiếng đồng hồ (phụ thuộc vào cơ địa người mất và áo quan dày hay mỏng). Người mất sau khi hỏa táng chỉ còn lại phần tro cốt và được xử lý kỹ thuật trước khi đưa vào bình, rồi bàn giao cho gia đình. Ở đây, chỉ có một hình thức hoả táng duy nhất chứ không hề có hình thức thiêu lấy nguyên xương như "đội cò" quảng bá.
Ngoài ra, ban tổ chức lễ tang cũng có bảng thông báo rõ ràng về việc không thể thực hiện thiêu giữ nguyên xương nhưng không hiểu sao, vẫn có không ít người rơi vào "ma trận cò" để rồi sau đó rơi vào cảnh bị "chặt, chém", tiền thì mất mà lòng lại đau đớn không yên vì bị lừa tâm linh chứ không phải tiền.
"Phải lấy đức làm đầu"
Trước việc một số người dân mong muốn, sau khi hoả táng người thân của mình được giữ nguyên xương hoặc phần xương cốt có thể giữ lại được nhiều hơn, TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, UIA) khẳng định, việc này không quá quan trọng đến như vậy.
TS. Khanh cũng cho biết: "Việc giữ hài cốt vốn xuất phát từ tín ngưỡng truyền thống của người dân. Nếu nhìn nhận đúng vấn đề, ta sẽ thấy ngay cả những vị tu hành đắc đạo khi hỏa táng đều rắc tro cốt của mình khắp non sông. Đó là hình thức an táng cao cấp nhất. Bởi lẽ, khi làm thế, người âm không trụ vào xác và cốt nữa. Nhiệm vụ của người còn sống là tích đức và cầu nguyện để cho những linh hồn ấy dễ tái sinh. Hài cốt chỉ là một thứ kỷ niệm với người sống chứ nó không có tác dụng với người đã mất.
Trong Đạo, người ta thường giảng giải cho linh hồn rằng, chết rồi thì đừng bám trụ vào xác thân nữa mà đi đến cảnh giác an lạc hơn. Nếu cứ trụ vào xác và cốt, sẽ ngày càng đau khổ hơn mà thôi (vì xác đó ngày càng mục nát theo thời gian). Tuy nhiên, đối với những người còn sống, thậm chí cả những người mất xương cốt là một điều gì đó thật cần thiết, quan trọng thì đó là trụ hình tướng (coi việc giữ thân xác sẽ giúp người mất mãi vĩnh hằng)...".
Đã vụ lợi ắt có biến đổi
Theo TS. Vũ Thế Khanh, việc nhiều người phải chi tiền "lót tay" lấy được xương cốt người thân to hơn, nhiều mảnh hơn bên cạnh yếu tố tín ngưỡng còn xuất phát từ lý do phong thủy. Người ta cho rằng, người thân khi mất đi có ảnh hưởng tới số mạng người trên dương trần, nên họ cố gắng giữ được nhiều xương cốt nhất có thể để táng người thân vào những mảnh đất tốt. TS. Vũ Thế Khanh chia sẻ: "Phong thủy có nhiều trình độ, cấp bậc.
Chúng ta hãy tạm thống nhất với nhau về hai loại phong thủy là phong thủy tâm linh và phong thủy vụ lợi. Những người làm phong thủy tâm linh họ thường tìm những nơi yên tĩnh, thanh bình để cho phần tâm linh đó được an lạc. Những hành động đó, đơn thuần chỉ là hành động báo hiếu của con cháu dành cho cha mẹ, tổ tiên. Đó là hành động ân bất cầu báo, để cho linh hồn bố mẹ được vui chứ không phải vì vụ lợi điều gì. Với những người làm phong thủy vụ lợi, họ cũng cố gắng tìm ngôi mộ tốt, để táng hài cốt cha ông vào đó. Nhưng không phải vì mục đích báo hiếu mà là mục đích tư lợi cho cá nhân mình sau này".
TS. Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, nếu phong thủy chỉ để vụ lợi thì tất nó sẽ biến đổi, kể cả ngày hôm nay nó là long mạch, nhưng không có đức thì mai long mạch chạy chỗ khác. Điều này, trong khoa học phong thủy đã nói rất rõ. Nói tóm lại, bất kể người ta bỏ tiền ra giữ xương cốt người thân vì mục đích gì nhưng trước nhất phải xuất phát từ việc lấy đức làm đầu. Có như vậy, linh hồn người mất mới thấy được an lạc và tái sinh.
Việc lẫn tro cốt người khác là bình thường?! TS. Vũ Thế Khanh cho rằng, trong quá trình hỏa táng liên tục, tro cốt người mất có thể còn vương lại trong lò và hòa lẫn với tro cốt người khác thì các tang chủ không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, người còn sống, trong lễ cầu siêu giúp linh hồn người mất hiểu được rằng, hài cốt chỉ là kỷ niệm của quá khứ thì việc lẫn tro cốt không còn quan trọng nữa. Thậm chí, có liệt sỹ còn tặng xương cho nhau cho đỡ tủi thân chứ nói gì đến việc lẫn một chút tro cốt. Điều quan trọng nhất vẫn là giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Ngã vào nồi cơm điện, bé gái bỏng toàn bộ mặt Bé gái 10 tháng tuổi bò ra mé giường rồi ngã úp mặt vào nồi cơm điện đang sôi dưới đất. Vùng đầu cổ mặt và vai, tay của bé bị bỏng nặng. Bác sĩ Trần Bích Thủy, Khoa Phỏng - Chỉnh hình Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bé nhập viện trong tình trạng môi hồng, chi ấm, mạch rõ, bụng...