Hồ Tây, huyệt phong thủy không thể xâm phạm
Theo miêu tả, lốc xoáy cục bộ ở Hồ Tây chỉ về hiện tượng cột sóng lớn đột ngột dựng lên, nhấn chìm mọi vật ở một khu vực rất linh thiêng mà người dân gọi đó là “rốn” của Hồ Tây. Hiện tượng này đến giờ vẫn khó có thể lý giải.
Gặp tai ương vì phạm “rốn rồng”?
Trong quá trình tìm hiểu chuyện lốc xoáy của Hồ Tây, chúng tôi nhận được nhiều thông tin rất thú vị. Nhiều người cho rằng, lốc xoáy là một hiện tượng tự nhiên bí hiểm trên Hồ Tây và theo họ có những trận lốc xoáy mà họ đã từng chứng kiến đến giờ vẫn không thể lý giải nổi. Trời không có gió, mặt hồ vẫn yên lặng, nhưng chỉ trên một vùng hồ nhất định sóng đột ngột dâng cao. Khu vực nguy hiểm này được nhiều người ví von là “rốn” của Hồ Tây- huyệt phong thủy, nơi tụ vượng khí, không ai có thể mạo phạm được. Người nào mạo phạm sẽ gặp phải tai ương và hiện tượng sóng cục bộ chính là thời điểm Hồ Tây “trút giận”?
Sóng nước mênh mang trên Hồ Tây.
Theo cụ Trần Văn Quang, 79 tuổi ở phường Yên Phụ, từ xa xưa, người dân sống quanh Hồ Tây đã quan niệm, Hồ Tây là “rốn rồng”- nơi tụ khí của cả Hà Nội. Hồ Tây đóng vai trò là vị trí trung tâm của phong thủy Hà Nội. Cũng theo cụ Quang, chính vì là “rốn rồng”, nên vùng đất xung quanh Hồ Tây được xem là vùng đất lành và việc chọn các vùng đất xung quanh Hồ Tây để đặt trung tâm hành chính chính trị của cả nước như Hoàng thành Thăng Long thời phong kiến và khu vực Ba Đình ngày nay, có phần xuất phát từ quan niệm phong thủy này. Cụ Quang cho hay: “Hồ Tây là “rốn” phong thủy của Hà Nội thì “rốn” của Hồ Tây càng linh thiêng. Hiện tượng lốc xoáy cục bộ ít khi xảy ra nhưng khi xảy ra, đều có lý do riêng của nó và thường người dân hay gán ghép đến chuyện kẻ xấu cố tình yểm Hồ Tây, phá vỡ sự linh thiêng của Hồ Tây.
Trò chuyện với PV, cụ Quang chia sẻ: “Hồ Tây giữ vị trí phong thủy vô cùng quan trọng và là một vùng đất lành bất khả xâm phạm. Điều này được phản ánh ẩn dụ qua những câu chuyện kể dân gian như truyền thuyết về đền Cẩu Nhi (Hồ Trúc Bạch), truyền thuyết về đền Kim Ngưu (phường Quảng An, quận Tây Hồ). Theo đó, truyền thuyết về đền Cẩu Nhi kể rằng, khi vua Lý Công Uẩn đóng đô ở Kinh Thành, một con chó mẹ từ quê hương của vua Lý Công Uẩn (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã bơi về Hồ Tây và sinh con trên một gò đất nằm giữa Hồ Tây. Nơi đây, sau này người dân đã lập đền thờ gọi là đền Cẩu Nhi (nay nằm trên Hồ Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội)”.
Cụ Quang còn dẫn câu chuyện “Trâu vàng núi Tiên Du” để nói về sự huyền bí của Hồ Tây. Theo tích truyện thì: “Núi Tiên Du có trâu vàng, nửa đêm thường tỏa sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc làm sụp đất. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang (Hưng Yên), qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa Ngưu… Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đi men phủ Lý Nhân, tới sông Tô Lịch. Thuở đó, Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Hồ Tây rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng: “Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung/Thủy hạt nan tầm bất kiến tung”… (Hàm ý là: Con trâu vàng ẩn mình trong hồ/Vùng nước mênh mông khó tìm thấy tung tích).
Xung quanh vị trí phong thủy của Hồ Tây, cũng từ lâu gắn liền với câu chuyện trấn yểm. Nhiều thế lực vì không muốn nước Nam cường thịnh mà tìm cách phá long mạch nước Nam, riêng Hồ Tây nhiều lần bị yểm nhưng không thành. Trong sách Hồ Tây Chí, có viết rằng: “Cao Biền sang phá những thắng địa của nước Nam ta, đến Hồ Tây thì thấy kiểu đất Phượng Hoàng ẩm thủy liền tâu sớ về triều. Lại xuống Sơn Nam, khai thông làm đứt long mạch, có thần núi hoá trâu vàng chạy ẩn vào hồ”.
Qua các câu chuyện trên cho thấy, Hồ Tây là vùng đất lành và không thể trấn yểm. Cao Biền tuy biết vị trí đắc địa của Hồ Tây nhưng cũng chịu không cách nào yểm được. Và, cũng theo cụ Quang, liên quan đến chuyện yểm đảo của Hồ Tây, một thời người dân Hà Nội rộ lên tin đồn đoàn văn công tử nạn trên Hồ Tây vào năm 1955 là vì cố tình mạo phạm đến “rốn phong thủy” ủa Hồ Tây. Cũng liên quan đến câu chuyện phong thủy và những lần nổi giận của Hồ Tây, nhiều người còn quả quyết rằng họ có thể chỉ đích xác vị trí “rốn” của Hồ Tây. Nhiều người dân sống lâu năm bên hồ còn mách cho chúng tôi, nơi hiện nay có phao lưới khoanh vùng xung quanh, bảo vệ nghiêm ngặt, gần vị trí nhà hàng nổi đó chính là “rốn” của Hồ Tây?
Video đang HOT
Giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam.
Thảm họa có thật cùng uẩn khúc lời đồn
Liên quan đến câu chuyện về Hồ Tây trút giận lên những kẻ có tâm địa yểm đảo, phá long mạch, đến giờ vẫn được lưu truyền. Trong vô vàn những câu chuyện được người dân truyền miệng về những lần lốc xoáy gây chết người trên Hồ Tây, trong đó có câu chuyện người phương Bắc cố tình ra Hồ Tây để phá đứt long mạch nhưng kết cục đã bị Hồ Tây “trừng phạt”. Gần 2.000 năm trước, Bình Lạc hầu Hàn Vũ – một tướng dưới quyền của Mã Viện khi đi thuyền trên Hồ Tây bị lốc xoáy nhấn chìm và chết, được cho là vì muốn phá phong thủy của Hồ Tây. Sóng dữ cuộn lên, Mã Viện kinh hoàng không thể lý giải được, đành đặt cho Hồ Tây tên gọi là “Lãng Bạt” – Với hàm ý hồ đầy sóng dữ để nhớ tới thời điểm kinh hoàng đó.
Và, cũng theo một số cụ cao niên sống bên hồ thì việc đoàn văn công nước ngoài bị đắm thuyền cách đây gần 60 năm cũng xuất phát từ lý do, có người trong đoàn tìm cách phá long mạch của Hồ Tây. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, GS.Ngô Đức Thịnh- nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng: “Vấn đề trấn yểm là một sự đồn đại thái quá. Người ta cho rằng, Hồ Tây có một huyệt rất thiêng. Nhiều người có thể chỉ tường tận, vì giờ đây khu vực này hiện nhìn rõ bằng mắt thường, vì nó được nhiều cái phao quây lại. Bởi thế, câu chuyện đồn thổi, trong đoàn văn công nước ngoài có người cố tình yểm, thậm chí người ta còn gán ghép đến tai nạn kinh hoàng của đoàn văn công năm 1955″.
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, xung quanh Hồ Tây luôn tồn tại những câu chuyện huyền bí, thậm chí Hồ Tây còn là “gương soi tâm lý” Hà Nội. Đồng quan điểm GS.Ngô Đức Thịnh, GS.Trần Lâm Biền cho rằng: “Các giai thoại xung quanh Hồ Tây không có gì kỳ lạ. Liên quan đến việc tử nạn của đoàn văn công sang chúc mừng ngày Hà Nội được giải phóng vào năm 1955, chỉ là sự gán ghép và lời đồn nhảm nhí. Việc Hồ Tây có lốc xoáy là một hiện tượng tự nhiên và đây chỉ là một vụ tai nạn”.Song dù thế nào đi nữa óc tò mò vẫn thúc giục chúng tôi đi tìm câu trả lời: Hồ Tây có cuồng phong lốc xoáy không và nếu có, thì cơ chế hình thành của nó như thế nào, nguy hiểm ra sao?
Những bí ẩn bị chôn vùi GS.Thịnh cho hay: “Chuyện đoàn văn công bị tử nạn là chuyện có thật. Còn chuyện yểm huyệt đó, có thật hay không, nó gắn liền với sự linh thiêng của đất nước, đến nay không ai kiểm chứng được, vì thế đây mãi mãi là một giai thoại”. Theo GS. Ngô Đức Thịnh: “Khi ấy, đoàn văn công đi chơi Hồ Tây, bỗng nhiên gặp một trận lốc. Và, sau khi vụ tai nạn xảy ra, cả Hà Nội lúc bấy giờ rộ lên tin đồn nói rằng, đoàn văn công đã yểm Hồ Tây, nhưng cũng có người nói, họ đã đi vào “rốn” của Hồ Tây, xúc phạm đến sự linh thiêng nên bị Hồ Tây nổi giận. Câu chuyện trên chỉ là việc gán ghép, vụ tai nạn có thể chỉ là một sự việc ngẫu nhiên”
Theo Người đưa tin
Ma trận "cò" và những tiểu xảo kiếm bộn tiền "ăn theo" người chết
Qua những câu chuyện xã giao và hỏi thăm về sức khỏe người sắp mất, chị này đi thẳng vào vấn đề: "Gia đình em có nhu cầu về giữ hài cốt người mất không, nếu có, chị sẽ giúp tận tình với giá cả phải chăng".
Nắm bắt được tâm lý của nhiều người dân, khi gia đình có việc tang gia bối rối luôn mong muốn mọi chuyện diễn ra thuận buồm mát mái, người ra đi sẽ được siêu thoát sớm, người ở lại sẽ cảm thấy nhẹ nhõm tấm lòng, đội ngũ "cò" ở đây không ngừng quảng cáo, sau khi thiêu có thể giữ nguyên xương. Nếu làm được việc này, không chỉ thế hệ trực tiếp mà ngay cả phúc phận con cháu sau này sẽ mãi mãi trường phát?! Lời quảng cáo tâm linh thật "hoành tráng" ấy thực chất như thế nào?
TS. Vũ Thế Khanh: Cần phải để cho linh hồn người quá cố sớm siêu thoát.
Bốc hỏa 100% nhưng vẫn giữ nguyên xương?
Tạm biệt "trùm cò" K., chúng tôi tiếp tục lang thang quanh khu vực đài hóa thân Hoàn Vũ để khảo sát thêm tình hình. Đang mải mê ngó nghiêng, bỗng một người phụ nữ trung tuổi đến gần bắt chuyện. Chị này giới thiệu tên là L., chuyên làm dịch vụ sau hỏa táng.
Qua những câu chuyện xã giao và hỏi thăm về sức khỏe người sắp mất, chị này đi thẳng vào vấn đề: "Gia đình em có nhu cầu về giữ hài cốt người mất không, nếu có, chị sẽ giúp tận tình với giá cả phải chăng".
Thấy chúng tôi chưa hiểu vấn đề, chị này giải thích: "Thông thường, khi hỏa táng thì cơ thể người mất sẽ bị thiêu cho đến khi thành tro. Hiện nay, với kỹ thuật hiện đại, người ta có thể thiêu mà vẫn lấy nguyên được xương và chỉ có phần thịt là bị thiêu cháy mà thôi. Ở đây, quá trình hỏa táng vẫn diễn ra theo thông lệ bình thường nên chỉ những người có nhu cầu làm dịch vụ thì bọn chị mới giúp".
Chúng tôi tỏ vẻ không tin vào những lời quảng cáo đó, L. không hề cáu mà lại nhẹ nhàng đưa ra "một mớ" những từ mang tính kỹ thuật, chuyên môn, chuyên ngành thế này, thế kia... để chứng minh, việc thiêu giữ nguyên xương là có thực. Tuy nhiên, khi thấy chúng tôi nại lý do, người nhà đang ốm nặng, đợi ngày chứ chưa mất thì L. tỏ thái độ tiu nghỉu thật rõ ràng.
Mặc dù vậy, L. lấy lại vẻ mặt và thái độ vồn vã rất nhanh, đồng thời nhấn mạnh: "Tưởng bọn em cần bây giờ thì chị phải nhờ mối quen biết xử lý ngay lập tức. Chứ đang đợi ngày, đợi giờ đối với chị lại càng thuận lợi vì mình càng có thời gian đặt lịch, thoả thuận về sao cho người nhà em được ưng ý nhất".
Vừa nói, chị L. không quên đề nghị chúng tôi ghi số điện thoại liên lạc, cùng với lời nhắn: "Lúc nào người nhà em mất thì điện thoại ngay cho chị, để chị xử lý mọi việc trước. Chỗ chị em với nhau, chị giúp em để lấy cái phúc, cái đức là chính. Tiền, chị có thể ứng trước cho. Khi "hòm hòm" mọi việc, em trả chị một cục cũng được".
Thấy cách thức "làm ăn" và xử lý vụ việc khá lạ của L., chúng tôi đành gọi điện thoại cho "cò" K. để xác minh thực hư ra sao. Vừa nghe xong câu chuyện, K. cười khà khà khẳng định: "Em nghĩ sao mà lại tin vào kiểu dịch vụ kỳ lạ như thế. Với việc đốt cháy 100% mọi thứ thì còn nguyên xương được không. Nếu không cẩn thận là bị "bọn cò" lừa đấy". Đồng thời "cò" K. quay ra giảng giải: "Sau khi đốt, phần còn lại của thi thể gồm có tro và cốt. Nhưng vì đa phần người dân muốn lấy cốt to hơn một chút chứ không muốn vụn quá nên chỉ có dịch vụ lấy cốt to.
Về lĩnh vực này, anh hoàn toàn có thể giúp bọn em được. Anh sẽ liên hệ giúp em để xương người mất không vụn quá mà sẽ to hơn, nhiều mảnh hơn người khác. Thông thường, người dân yêu cầu trực tiếp ban tổ chức lễ tang làm việc này sẽ rất khó. Vì nhân viên ở đây, họ cứ đúng quy định, quy trình mà làm. Quan trọng ở chỗ, phải có sự quen biết, thân thuộc thì sẽ điều chỉnh mức độ cao thấp về độ nóng của lò để xương rơi xuống nhanh hơn. Vì vậy, xương sẽ to hơn và nhiều mảnh hơn. Nếu đặt dịch vụ trọn gói, anh sẽ khuyến mại, lấy giá hữu nghị cộng thêm 500.000 đồng vào trong tổng số tiền trước đó".
Trước nhiều luồng quảng cáo có cánh như vậy và qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, quá trình hoả thiêu sẽ được thiết lập hoàn toàn tự động. Buồng đốt được duy trì nhiệt độ ở mức 700oC - 1.200oC.
Với nhiệt độ trên, quan tài và thi hài người mất sẽ hóa hết trong thời gian khoảng trên dưới 3 tiếng đồng hồ (phụ thuộc vào cơ địa người mất và áo quan dày hay mỏng). Người mất sau khi hỏa táng chỉ còn lại phần tro cốt và được xử lý kỹ thuật trước khi đưa vào bình, rồi bàn giao cho gia đình. Ở đây, chỉ có một hình thức hoả táng duy nhất chứ không hề có hình thức thiêu lấy nguyên xương như "đội cò" quảng bá.
Ngoài ra, ban tổ chức lễ tang cũng có bảng thông báo rõ ràng về việc không thể thực hiện thiêu giữ nguyên xương nhưng không hiểu sao, vẫn có không ít người rơi vào "ma trận cò" để rồi sau đó rơi vào cảnh bị "chặt, chém", tiền thì mất mà lòng lại đau đớn không yên vì bị lừa tâm linh chứ không phải tiền.
"Phải lấy đức làm đầu"
Trước việc một số người dân mong muốn, sau khi hoả táng người thân của mình được giữ nguyên xương hoặc phần xương cốt có thể giữ lại được nhiều hơn, TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, UIA) khẳng định, việc này không quá quan trọng đến như vậy.
TS. Khanh cũng cho biết: "Việc giữ hài cốt vốn xuất phát từ tín ngưỡng truyền thống của người dân. Nếu nhìn nhận đúng vấn đề, ta sẽ thấy ngay cả những vị tu hành đắc đạo khi hỏa táng đều rắc tro cốt của mình khắp non sông. Đó là hình thức an táng cao cấp nhất. Bởi lẽ, khi làm thế, người âm không trụ vào xác và cốt nữa. Nhiệm vụ của người còn sống là tích đức và cầu nguyện để cho những linh hồn ấy dễ tái sinh. Hài cốt chỉ là một thứ kỷ niệm với người sống chứ nó không có tác dụng với người đã mất.
Trong Đạo, người ta thường giảng giải cho linh hồn rằng, chết rồi thì đừng bám trụ vào xác thân nữa mà đi đến cảnh giác an lạc hơn. Nếu cứ trụ vào xác và cốt, sẽ ngày càng đau khổ hơn mà thôi (vì xác đó ngày càng mục nát theo thời gian). Tuy nhiên, đối với những người còn sống, thậm chí cả những người mất xương cốt là một điều gì đó thật cần thiết, quan trọng thì đó là trụ hình tướng (coi việc giữ thân xác sẽ giúp người mất mãi vĩnh hằng)...".
Đã vụ lợi ắt có biến đổi
Theo TS. Vũ Thế Khanh, việc nhiều người phải chi tiền "lót tay" lấy được xương cốt người thân to hơn, nhiều mảnh hơn bên cạnh yếu tố tín ngưỡng còn xuất phát từ lý do phong thủy. Người ta cho rằng, người thân khi mất đi có ảnh hưởng tới số mạng người trên dương trần, nên họ cố gắng giữ được nhiều xương cốt nhất có thể để táng người thân vào những mảnh đất tốt. TS. Vũ Thế Khanh chia sẻ: "Phong thủy có nhiều trình độ, cấp bậc.
Chúng ta hãy tạm thống nhất với nhau về hai loại phong thủy là phong thủy tâm linh và phong thủy vụ lợi. Những người làm phong thủy tâm linh họ thường tìm những nơi yên tĩnh, thanh bình để cho phần tâm linh đó được an lạc. Những hành động đó, đơn thuần chỉ là hành động báo hiếu của con cháu dành cho cha mẹ, tổ tiên. Đó là hành động ân bất cầu báo, để cho linh hồn bố mẹ được vui chứ không phải vì vụ lợi điều gì. Với những người làm phong thủy vụ lợi, họ cũng cố gắng tìm ngôi mộ tốt, để táng hài cốt cha ông vào đó. Nhưng không phải vì mục đích báo hiếu mà là mục đích tư lợi cho cá nhân mình sau này".
TS. Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, nếu phong thủy chỉ để vụ lợi thì tất nó sẽ biến đổi, kể cả ngày hôm nay nó là long mạch, nhưng không có đức thì mai long mạch chạy chỗ khác. Điều này, trong khoa học phong thủy đã nói rất rõ. Nói tóm lại, bất kể người ta bỏ tiền ra giữ xương cốt người thân vì mục đích gì nhưng trước nhất phải xuất phát từ việc lấy đức làm đầu. Có như vậy, linh hồn người mất mới thấy được an lạc và tái sinh.
Việc lẫn tro cốt người khác là bình thường?! TS. Vũ Thế Khanh cho rằng, trong quá trình hỏa táng liên tục, tro cốt người mất có thể còn vương lại trong lò và hòa lẫn với tro cốt người khác thì các tang chủ không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, người còn sống, trong lễ cầu siêu giúp linh hồn người mất hiểu được rằng, hài cốt chỉ là kỷ niệm của quá khứ thì việc lẫn tro cốt không còn quan trọng nữa. Thậm chí, có liệt sỹ còn tặng xương cho nhau cho đỡ tủi thân chứ nói gì đến việc lẫn một chút tro cốt. Điều quan trọng nhất vẫn là giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
"Siêu phẩm" phong thủy tiền tỷ hút hồn các đại gia Những vật phẩm phong thuỷ luôn là các món hàng hút hồn các đại gia. Đó là những vật phong thủy bằng ngọc hay đá tự nhiên. Dù không biết giá trị thật của chúng như thế nào nhưng vì tâm lý sính ngoại, nhiều đại gia không tiếc tiền bỏ tiền tỷ để rinh về. Chúng tôi thật sự choáng ngợp khi...