7 thực phẩm ‘vàng’ giúp bạn trẻ hóa
Để lưu giữ mãi nét trẻ trung và khỏe mạnh trước hết bạn cần để sống khỏe, đây là danh sách 7 thực phẩm ăn hàng ngày giúp bạn sống trẻ và sống khỏe.
1. Cá
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ăn nhiều cá gần như không bao giờ bị bệnh tim mạch bởi cá rất giàu omega-3 giúp ổn định nhịp tim và tích lũy cholesterol tốt có lợi cho cơ thể và duy trì được nét trẻ đẹp lâu hơn.
2. Dầu ô liu
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chất béo từ dầu ô-liu có tác dụng phòng ngừa ung thư và các bệnh tim mạch. Nếu bạn ăn dầu ô-liu thường xuyên, sẽ cung cấp cho cơ thể hợp chất giúp xua tan lão hóa trong cơ thể thay vào đó là sự trẻ trung và năng động hơn.
3. Sô-cô-la
Ca cao là thành phần chính có trong sô-cô-la, một hợp chất trong sô-cô-la có thể làm hệ tuần hoàn máu hoạt đông tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Các chuyên gia khuyên rằng cũng chỉ nên ăn một lượng ăn sô-cô-la vừa phải và đều đặn mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa thêm 1 số bệnh nữa hoặc đồ uống có ca cao cũng có tác dụng tốt cho cơ thể, đặc biết có lợi giúp chị em lưu giữ mãi nét trẻ trên khuôn mặt.
4. Sữa chua
Bạn đã có thể chưa từng nghe thấy sữa chua có thể làm chậm quá trình lão hóa, đó là sự thực nếu bạn ăn sữa chua hàng ngày cảm giác già sẽ biến mất ngày trong suy nghĩ của bạn. Ngoài ra nó còn bổ sung đầy đủ can-xi, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan xương khớp, các lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp tăng cường miễn dịch cho bạn một cơ thể trẻ khỏe.
Video đang HOT
5. Quả việt quất
Bên cạnh thực tế là quả rất ngon và có hương vị thật quyến rũ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, thì nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quả việt quất giúp người già cải thiện đáng kể khả năng vận động, tăng cường trí nhớ và nhận thức tốt hơn.
6. Hạt
Nếu bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe và muốn duy trì sự trẻ trung của mình thì hạt quả phỉ và quả óc chó là 2 loại hat không thể thiếu. Chúng cung cấp đầy đủ các loại dầu, khoáng chất, vitamin và chất chống ôxy hóa, ngoài ra nó còn góp phần làm tăng nồng độ T giúp quý ông sung mãn hơn.
Theo TPO
Đầu mùa nóng cảnh giác với bệnh dại do chó cắn
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm vì khi bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa cho dù là tây y hay đông y.
Có thể phòng ngừa
Bệnh dại do chó cắn là một trong 4 bệnh dịch mà hiện nay chính phủ, ngành y tế quan tâm nhất vì đang có nguy cơ bùng phát, nhất là ở phía Bắc. Từ đầu năm 2012 đến nay tại 21 tỉnh thành đã có 74 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Nên lưu ý là bệnh dại có thể phòng ngừa được.
Bệnh dại là một bệnh do virus dại gây nên. Bệnh được xếp vào loại bệnh từ động vật lây sang cho người. Ngoài chó, mèo, chuột, dơi còn có một số gặm nhấm và động vật khác có thể truyền virus dại cho người và gây bệnh.
Bệnh dại hay gặp nhất là do chó dại cắn. Bản chất của bệnh dại là gây viêm não cấp tính. Bệnh dại do virus dại từ tuyến nước bọt của chó lây sang cho người.
Chó trưởng thành mắc bệnh dại hay chó con mang mầm bệnh dại khi cắn hoặc liếm vào vết thương (da xây xát) hoặc người giết mổ chó dại thì virus dại sẽ chui qua da, niêm mạc rồi vào máu, đi đến các tổ chức não (thần kinh trung ương).
Cần tiêm phòng ngay sau khi bị chó cắn. Ảnh minh họa.
Tại đây virus dại theo dây thần kinh đi đến tuyến nước bọt, lan ra khắp hệ thống thần kinh và tổ chức não gây viêm não cấp tính, thể hiện là rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.
Thời kỳ ủ bệnh rất khác nhau từ 10 ngày đến 1 năm, trung bình từ 20 - 60 ngày, nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương thì thời kỳ ủ bệnh còn nhanh hơn các vị trí khác. Trước khi xuất hiện viêm não cấp có thể có các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở vết cắn.
Thời kỳ toàn phát thông thường có 2 thể bệnh: thể hung dữ hoặc co cứng và thể liệt. Do sự kích thích tâm thần thể hiện hung dữ, điên khùng, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê, rồi tử vong.
Có loại bệnh chỉ kích thích vận động là chủ yếu như co cứng, run rẩy, giật, co thắt họng, khí quản. Bệnh nhân sợ nước, sợ gió. Người bệnh khi lên cơn rất khát nước mà không dám uống, chỉ cần nghe thấy tiếng nước chảy róc rách cũng đã lên cơn co thắt thanh, khí quản, họng gây khó thở mạnh và rất đau đớn.
Các triệu chứng tâm thần sẽ được tăng lên khi có các kích thích như gió thổi, mùi vị, ánh sáng. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, hoảng hốt, mắt đỏ ngầu, sáng long lanh. Bệnh nhân rất thính chỉ cần có tiếng động nhẹ hay ai đó nói gì đều có thể nhận biết và lên cơn tiếp. Sốt cũng tăng lên và tăng tiết đờm dãi. Bệnh nhân dần dần bị rối loạn tim mạch và hô hấp. Xuất hiện ảo giác. Bệnh tiến triển càng ngày càng xấu đi và có thể tử vong trong trong vòng từ 3- 5 ngày.
Thể liệt ít gặp hơn và cũng ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng sau đó liệt cơ vòng (đái, ỉa không tự chủ) rồi bị liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến hành não bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ.
Bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn. Bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh tâm thần hoang tưởng, sau khi bị chó cắn (không phải chó dại) một quãng thời gian thì lên cơn giống như bệnh dại nhưng không phải bệnh dại.
Cần làm gì khi bị chó cắn?
Khi bị chó cắn thì trước tiên cần nhanh chóng rửa vết thương thật kỹ bằng cách dội nước xà phòng, rồi rửa lại thật sạch vết thương bằng nước sạch, sát trùng bằng cồn hoặc cồn iốt hoặc bêtadin.
Sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khâu vết thương (nếu bị rách nhiều), tiêm phòng vắcxin và kháng huyết thanh kháng uốn ván.
Nếu nghi là chó dại cắn, để cứu sống người bệnh thì bằng cách là tiêm huyết thanh kháng dại và vắcxin dại càng sớm càng tốt ở Trung tâm y tế dự phòng. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu sống người bệnh.
Vậy như thế nào là chó cắn nghi dại? Nếu chó liếm vào vết thương (chó con hoặc chó trưởng thành) hoặc chó (chó con và chó trưởng thành) cắn vào vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) hoặc chó cắn xong chạy mất hoặc bị đánh chết hoặc chó đang ốm thì người bị cắn phải tiêm huyết thanh chống virus dại và vắcxin phòng dại ngay.
Tuy vậy, nếu sau khi chó cắn (chó trưởng thành) mà con chó vẫn bình thường thì cần theo dõi chó (nhốt chó lại) và chăm sóc cho cẩn thận.
Sau 10 ngày chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vắcxin. Tốt nhất là không nên nuôi chó, mèo. Nếu không thể không nuôi thì phải nhốt và quản lý chó, mèo, không thả rông. Chó, méo cần được tiêm phòng vắc xin dại đúng quy cách và triệt để.
PGS. TS. BS Bùi Khắc Hậu Đại học Y Hà Nội
Theo Trí Thức Trẻ
Đậu bắp - nguồn dinh dưỡng kỳ diệu Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng... ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì và cả ung...