7 thực phẩm tưởng tốt cho sức khỏe nhưng hóa ra lại ngấm ngầm “gây hại”
Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà bạn nên hạn chế ăn nhiều.
Có không ít những thực phẩm bạn cho là có lợi cho sức khỏe nhưng thực tế không phải vậy. Nhiều loại trong số chúng chứa rất nhiều đường, loại thì có thể khiến cơ thể bạn bị nổi mẩn, sưng viêm. Hay là các loại đồ ăn dù bạn có thể thưởng thức mỗi ngày nhưng lại khiến cơ thể bạn không khỏe mạnh. Dưới đây là những thực phẩm mà bạn ngỡ là tốt cho sức khỏe nhưng lại không hề như bạn nghĩ.
Nước ép trái cây cũng có hại như nước ngọt có ga khi bạn uống quá nhiều. Khi bạn uống một ly nước cam ép (khoảng 240 ml) sẽ tương đương với việc bạn tiêu thụ bốn quả cam chỉ trong vài giây hoặc vài phút. Hãy so sánh điều này với việc mất bao lâu để ăn bốn quả cam, và bạn có thể nhanh chóng thấy được việc ăn trái cây ở dạng quả sẽ tốt hơn vì nó giúp bổ sung các chất xơ.
Nước ép trái cây có hại chủ yếu do lượng đường trong nó. Vào tháng 6 năm 2014, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng cho thấy hàm lượng đường fructose của nước ép trái cây trung bình là 45,5 gram/ lít gần xấp xỉ với nước ngọt có ga là 50 gram/lít.
Cơ thể chúng ta không được chuẩn bị để có thể đối phó với tình trạng quá tải đường fructose. Trong khi đường glucose đóng vai trò như một nhiên liệu cho cơ thể của chúng ta, thì đường fructose được lại hầu như chỉ được xử lý ở gan- nơi nó được chuyển biến thành chất béo.
2. Đậu nành
Trái với điều mọi người thường biết, các sản phẩm đậu nành không hẳn có lợi cho bạn. Đậu nành lên men thì không sao, nhưng tiêu thụ sữa đậu nành và các loại đạm đậu nành thì lại khác.
Theo các chuyên gia thì việc sử dụng lâu dài các thực phẩm được chế biến từ đậu nành (như đạm đậu nành) không an toàn vì nó liên quan đến những vấn đề sau đây:
- Viêm mũi dị ứng
- Hen suyễn
- Ung thư vú
- Ung thư nội mạc tử cung
- Bệnh thận
- Ung thư bàng quang
3. Muối tinh
Hầu hết mọi người đều nghe nói rằng muối tinh làm tăng huyết áp. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ, các nhà sản xuất sau khi thu thập muối sẽ sử dụng các phương pháp loại bỏ tất cả các khoáng chất tự nhiên và sau đó sử dụng một số chất phụ gia để làm khô và làm nóng nó ở nhiệt độ khoảng 1.200 độ.
Bởi vì nó đã bị phá hủy, Iốt tự nhiên xảy ra sau đó được thay thế bằng iodua kali với lượng độc hại tiềm ẩn. Muối sau đó sẽ được tẩy trắng.
4. Thịt được nấu quá chín
Video đang HOT
Tất cả thịt đều có axit amin (bao gồm chất creatine và đường). Nấu thịt ở nhiệt độ rất cao tạo ra các phân tử heterocyclic amin (HCAs). Đây là những chất gây ung thư cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá. Thịt được đun nấu chín kỹ có chứa lượng HCA gấp 3,5 lần thịt nấu chín tới.
Để giảm các chất gây ung thư khi nấu nướng, hãy sử dụng kết hợp các loại thảo mộc chống ung thư như húng quế, bạc hà, hương thảo, quế, rau mùi, lá kinh giới. Hầu hết các loại thảo mộc này đều rất giàu 3 hợp chất – axit carnosic, carnosol và axit rosmarinic – đều là những chất chống oxy hoá.
5. Tôm
Tôm chứa 4-hexylresorcinol, một phụ gia thực phẩm được sử dụng để ngăn ngừa sự đổi màu trong tôm. Phụ gia này có tác dụng giống estrogen và có thể làm giảm số tinh trùng ở nam giới và tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Các giống tôm nuôi trong ao cũng có mức độ nguy hại cao hơn vì nước ao nuôi tôm thường được xử lý bằng thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ gây tổn hại thần kinh dẫn đến các triệu chứng mất trí nhớ và bị run chân tay.
6. Dầu thực vật
Dầu thực vật cũng nằm trong dánh sách các thực phẩm tưởng khỏe mà không khỏe. Cùng với các loại bơ ít béo, các loại dầu thực vật như dầu canola rất dễ gây sưng viêm và tuyệt đối không lành mạnh chút nào. Loại dầu này thường đã bị biến đổi về gen (được hydro hóa một phần) và có liên quan đến các chứng bệnh:
- Ung thư
- Bệnh tiểu đường
- Các chứng rối loạn tiêu hóa
- Bệnh tim
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Rối loạn khả năng tình dục
- Kích ứng da
7. Sữa ít béo và không béo
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm trên 18.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những người uống sữa béo thì lại ít bị béo phì hơn 8% so với với nhóm sử dụng sữa ít béo
Một giả thuyết cho rằng uống sữa béo giúp con người cảm thấy no lâu hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm ít bơ sữa béo và không có chất béo thường vẫn được bổ sung đường – một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh tim và thậm chí là ung thư.
Theo Thái Duy
Dịch từ Dr. Axe
Khám Phá
10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng
Thải độc bằng nước trái cây, uống 8 cốc nước mỗi ngày, ăn chất béo sẽ béo... là những "câu thần chú" sai lầm về sức khỏe.
Mới đây, trang tin tức ;Insider thuộc hãng truyền hình CBS của Mỹ đã mời huấn luyện viên về sức khỏe và dinh dưỡng Grace Derocha và Frida Harju, chuyên gia dinh dưỡng để nói về những niềm tin sai lầm về sức khỏe đang rất phổ biến trong xã hội.
Than hoạt tính là siêu thực phẩm?
Than hoạt tính không thần kỳ như dân gian lưu truyền. Ảnh: Showcake/Shutter Stock.
Ăn, đánh răng, đắp mặt, tắm trắng với than hoạt tính là xu hướng mới của cộng đồng người yêu thích siêu thực phẩm. Trên thực tế, loại thực phẩm có màu đen này không thần kỳ như những gì người hâm mộ tin tưởng.
"Than hoạt tính nổi tiếng bởi đặc tính thấm hút. Tuy nhiên, nó cũng hút hết những chất dinh dưỡng tốt, cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, khi uống thuốc cùng thời kỳ với việc sử dụng than hoạt tính, loại thực phẩm này còn có thể loại bỏ tác dụng của thuốc" - chuyên gia dinh dưỡng Derocha cho biết.
Chất tạo ngọt nhân tạo tốt hơn các loại khác?
Chất tạo ngọt nhân tạo thường được xem là tốt, bởi hàm lượng đường ít hoặc không có đường.
Nhưng rất nhiều chất tạo ngọt là hóa chất đã qua xử lý ở nhiệt độ cao. Cơ thể con người không phản ứng tốt với chúng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, và thậm chí là đau đầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay vì dùng đường hay chất tạo ngọt nhân tạo thì nên dùng mật ong, cây thùa hoặc rễ cỏ ngọt stevia.
Carb là kẻ thù?
Carb (viết đầy đủ là carbohydrates) cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Chúng có trong hầu hết nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật có chứa carb.
Chế độ ăn không gluten là một ý tưởng tồi, nhưng chuyên gia dinh dưỡng Derocha khẳng định loại bỏ hoàn toàn carb cũng tác hại không kém. Carb phức hợp có trong các loại thực phẩm nguyên hạt hay nguyên cám rất tốt, vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Còn carb đơn giản như gạo trắng, bánh mì trắng là những loại thực phẩm gây ra các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn không gluten và ít carb đều gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Lithiumphoto/Shutter Stock.
Thèm ăn đồng nghĩa với thiếu chất?
Mọi người thường cho rằng thèm ăn là dấu hiệu thiếu chất của cơ thể. Tuy nhiên, kết luận đó chưa chuẩn. Thông thường, thèm ăn chỉ là tình trạng đòi hỏi được thỏa mãn của cơ thể đối với một loại thực phẩm nhất định.
Bác sĩ Derocha cho biết đôi khi thèm ăn cũng là dấu hiệu cơ thể đang mất nước. Vì vậy, trước khi thỏa mãn cái miệng, hãy thử uống nước!
Không nên ăn sau 18h?
"Đây là quan điểm sai lầm nhưng rất nhiều người tin tưởng. Cơ thể bạn không biết xem giờ, cho dù đó là 6h hay 19h. Những gì cơ thể biết chỉ là bạn đã tiêu thụ bao nhiêu calorie" - chuyên gia dinh dưỡng Harju phát biểu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay vì cắt hẳn ăn đêm, bạn có thể ăn khẩu phần nhỏ.
Ăn chất béo sẽ béo?
Hàng thập kỷ nay, chất béo vẫn bị ghẻ lạnh là "kẻ thù của sức khỏe". Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại có những lời khuyên ngược lại.
"Chất béo là thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của con người. Cơ thể không thể xử lý vitamin mà không có sự hỗ trợ của chất béo. Chính vì thế, không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Thay vào đó, bạn nên học cách phân biệt giữa chất béo có lợi và chất béo có hại" - chuyên gia dinh dưỡng Harju chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo nên ăn chất béo không bão hòa đơn như dầu olive, cá, bơ và các loại hạt.
Rau đông đá không tốt bằng rau tươi?
Rau tươi thực sự có nhiều dinh dưỡng hơn rau đông đá, nhưng rau tươi cũng thường bị mất dưỡng chất khi để ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng.
Cách tốt nhất là ăn rau tươi được trồng ngay tại địa phương khi vào mùa, và mua rau đông lạnh khi không phải mùa.
Thải độc bằng nước trái cây?
Sử dụng hỗn hợp nước của một số loại trái cây là phương pháp detox phổ biến, được khẳng định là có thể tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước trái cây rất nguy hiểm bởi chúng cũng thải loại cả chất dinh dưỡng và calorie, đẩy cơ thể vào chế độ "chết đói". Đó là lý do tại sao bạn có thể giảm cân nhanh khi thực hiện liệu trình detox.
"Bạn chỉ nên tin tưởng vào cơ chế làm sạch tự nhiên của cơ thể, ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, sống năng động, kiểm soát khẩu phần ăn và uống nhiều nước" - chuyên gia dinh dưỡng Derocha phát biểu.
Nên tin tưởng vào cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể thay vì sử dụng nước trái cây. Ảnh: Iudina Ekaterina/Shutterstock .
Uống 8 cốc nước mỗi ngày?
Câu thần chú "8 cốc nước mỗi ngày" đã in sâu trong tâm trí của chúng ta, nhưng trên thực tế ít ai có thể thực hiện được điều đó.
Cơ thể cần nước để hoạt động tốt, nhưng ngoài nước lọc, có rất nhiều cách khác nhau để cơ thể không bị thiếu nước. Chúng ta có thể nạp nước cho cơ thể bằng nhiều loại nước khác như trà, cà phê, nước hoa quả, nước canh...
Ăn 7 bữa nhỏ mỗi ngày?
Thay vì ăn 3 bữa chính, chúng ta vẫn được khuyên là nên chia nhỏ bữa ăn và ăn liên tục trong ngày.
Tuy nhiên, mỗi người có cơ thể và hệ trao đổi chất khác nhau, vì vậy, cách này không thể áp dụng cho tất cả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn và không bỏ bữa.
Ý Linh
Theo Zing
10 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ Nhiều người biết rằng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng lại không biết nó cũng có thể là người bạn đồng hành phòng ngừa căn bệnh này, hay thậm chí hỗ trợ chữa lành sau một cơn đột quỵ. Thường xuyên ăn đậu đen có thể ngăn ngừa đột quỵ. ẢNH: SHUTTERSTOCK Cá hồi Theo một...