7 thực phẩm giúp bạn đánh bại nguy cơ dị ứng trong mùa thu
Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đánh bại các triệu chứng dị ứng, hãy tích cực tiêu thụ những thực phẩm sau đây.
Thời tiết chuyển sang mùa thu mát mẻ và dễ chịu cũng là lúc mà nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa… có thể tấn công cả gia đình bạn. Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đánh bại các triệu chứng dị ứng, hãy tích cực tiêu thụ những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa dị ứng sau đây.
Bông cải xanh
Đây là loại rau xanh rất hiệu quả trong việc đánh bại các triệu chứng dị ứng mùa thu nhờ hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra, bông cải xanh còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn chứng viêm xoang vì nó chứa nhiều carotenoid. Vitamin C và carotenoid là những chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể nên sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh dị ứng hiệu quả hơn.
Cải xoăn
Cải xoăn không chỉ là món trang trí đẹp trên bàn ăn mà còn là một siêu thực phẩm có khả năng chống dị ứng rất tốt. Giống như bông cải xanh, cải xoăn cũng là nguồn cung cấp carotenoid phong phú. Carotenoid là một dạng vitamin A có tác dụng cải thiện và làm dịu các triệu chứng dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ ít vitamin A thường có khả năng bị mắc bệnh hen suyễn và dị ứng cao hơn so với những người bổ sung đủ vitamin A.
Ảnh minh họa
Cải rổ (collard greens)
Thành phần chủ yếu của loại thực vật này là chất carotenoid, một hợp chất có tác dụng làm dịu các vấn đề dị ứng. Màu lá càng sẫm thì hàm lượng carotenoid càng cao. Đây là loại rau đòi hỏi được nấu kỹ từ 20 phút đến một giờ để các chất xơ và chất dinh dưỡng có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Một số loại vitamin sẽ tan vào nước trong quá trình nấu ăn, do đó hãy sử dụng nước này để nấu súp hoặc hầm để tối đa hóa lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Hành và tỏi
Hành và tỏi có chứa nhiều quercetin, một “vũ khí” bí mật có công dụng tuyệt vời trong việc chống dị ứng bằng cách hoạt động như một chất kháng histamin. Quercetin cũng đóng vai trò như vitamin C và ức chế viêm trong cơ thể, giúp ngăn chặn các bệnh lý phụ liên quan đến tình trạng viêm do dị ứng, chẳng hạn như nghẹt mũi.
Tuy nhiên, quercetin từ thực phẩm lại khó hấp thu vào cơ thể. Do đó, bên cạnh việc ăn nhiều hành và tỏi, bạn cũng có thể xem xét bổ sung thêm 400-500 mg qua thực phẩm chức năng nếu bị dị ứng nghiêm trọng vào mùa thu.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bí ngô
Giống như bông cải xanh hay các loại rau nhiều lá, bí ngô rất giàu carotenoid, một dạng vitamin A mà cơ thể cần dự trữ để ngăn ngừa và đánh bại các triệu chứng dị ứng. Hãy thêm vào bữa ăn hàng ngày loại thực phẩm có màu sắc đẹp mắt này để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Cà rốt
Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương, đồng thời loại bỏ nguy cơ bị dị ứng với các yếu tố môi trường. Bạn nên luộc cà rốt trước khi thưởng thức sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin hơn là ăn sống hay xào với dầu.
Cần tây
Cần tây rất giàu vitamin C và các hợp chất chống viêm, nên nó không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc chống lại các chứng dị ứng mà còn có thể điều trị huyết áp cao và đau mãn tính. Đây là loại rau mà bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín mà vẫn không bị mất các chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Các thực phẩm cần tránh
Có một số thực phẩm dù rất bổ dưỡng nhưng thực sự lại có thể gây ra các triệu chứng dị ứng. Tình trạng này được gọi là “hội chứng dị ứng qua đường ăn uống”, xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn protein trong một số loại thực phẩm nhất định với các protein dị ứng cùng loại trong cỏ phấn hương. Do đó, nếu bạn dễ bị dị ứng, đây là một vài loại thực phẩm nên tránh trong mùa dị ứng: táo, chuối, dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, trà hoa cúc, mật ong và các loại hạt.
Theo Mask Online
Tăng sức đề kháng nhờ 7 loại thực phẩm quen thuộc
Hãy tự bảo vệ chính bạn trước những dịch bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại bằng cách tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1. Một số loại nấm
Ăn nấm giúp cơ thể tăng sản xuất bạch cầu, một loại tế bào đống vai trò chủ chốt trong hệ miễn dịch tự nhiên của chúng ta. Nhờ vào đặc tính này, các món ăn có nấm thường được dùng để bồi bổ cho người bị nhiễm trùng.
Có nhiều loại nấm với thành phần dưỡng chất đa dạng, từ nấm rơm đến nấm maitake, chaga, và nấm Linh Chi đều thúc đẩy xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn ít nhất 0,5kg nấm trong một quý (3 tháng) để đạt được mục đích tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ảnh minh họa
2. Trà xanh
Trà xanh là một nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là catechin. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng catechin có trong trà xanh có thể tiêu diệt các virus cúm và cảm lạnh thông thường nhờ khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Duy trì thói quen dùng trà xanh ấm hàng ngày giúp bạn tránh xa bệnh tật đồng thời còn là biện pháp thư giãn rất tốt cho sức khỏe tinh thần.
Ảnh minh họa
3. Trái cây họ cam, chanh
Các loại trái cây họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin quý giá góp phần hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chỉ cần dùng 1 ly nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày cũng giúp bạn củng cố rào chắn tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường...
Cách tốt nhất để thưởng thức các loại trái cây họ cam quýt là ăn toàn bộ phần thịt của quả chứ không nên uống nước ép đóng chai vì các loại nước ép đóng chai thường làm thất thoát lượng vitamin C phong phú vốn có của các loại quả này.
Ảnh minh họa
4. Gừng
Trong các món ăn, gừng đóng vai trò như một loại gia vị làm tăng thêm vị cay và thơm ngon. Nhưng trong y học, gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Theo các nhà khoa học, gừng giúp cải thiện lưu thông máu có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể sẽ nhận được nhiều giúp loại bỏ độc tố và virus. Nếu bạn đang cảm thấy không khỏe, hãy uống một ly nước ấm với vài lát gừng để cảm thấy tốt hơn.
Ảnh minh họa
5. Hành tây
Hành tây chứa nhiều allicin cũng như quercetin, những chất dinh dưỡng giúp phá vỡ kết cấu chất nhầy trong mũi và ngực của bạn (đờm) đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, vị cay của củ hành giúp tăng tuần hoàn máu tới các cơ và làm cho bạn đổ mồ hôi trong thời tiết lạnh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
Dùng các món ăn chứa hành tây tươi trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh hoặc cúm giúp tạo ra hiệu ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng tốc độ lành bệnh.
Ảnh minh họa
6. Bí ngô
Bí ngô rất giàu vitamin C và carotene. Hai chất dinh dưỡng này hoạt động bổ trợ cho nhau làm cho sức đề kháng của cơ thể tốt hơn, giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh ung thư khác nhau. Đồng thời carotene cũng bảo vệ mắt và da khỏi tác động của tia cực tím cũng như góp phần duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.
Một loại carotene khác trong bí ngô có tên gọi là alpha-carotene, giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh do tuổi tác cao.
Ảnh minh họa
7. Tỏi
Mùi vị nồng của tỏi có thể khiến nhiều người khó chịu nhưng đó lại là dấu hiệu cho thấy loại gia vị quen thuộc này chứa hợp chất allicin. Allicin là một dường chất quý giúp kích thích khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt các virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi có khả năng tiêu diệt hiệu quả các rhinovirus con gây ra cảm lạnh, cảm cúm thông thường, và các virus gây ra các bệnh dịch đường hô hấp. Vì allicin được tiết ra nhiều nhất khi bạn cắt, nhai, hoặc nghiền tỏi nên khi nếu ăn bạn nên để tỏi tươi cắt nhỏ yên trong 10 phút rồi sau đó mới chế biến.
Theo Màn ảnh sân khấu
Lý do bạn nên ăn ít nhất một bữa cá mỗi tuần Ăn ít nhất một bữa cá/tuần sẽ giúp tăng sức đề kháng của não bộ, một nghiên cứu vừa tiết lộ. Cá được chế biến theo cách phi lê, nướng hoặc hấp... đều có tác dụng tăng chất xám, không phụ thuộc vào lượng axit béo omega-3 có trong các loại cá như thế nào. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí...