7 sự kiện sẽ làm thay đổi châu Á trong năm 2016
Năm 2016 sẽ bắt đầu với 7 sự kiện chính trị lớn ở châu Á mà thế giới không thể bỏ qua, tờ Diplomat bình chọn đầu năm mới.
1. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngân hàng AIIB với sự tham gia của Việt Nam được chờ đợi sẽ cất cánh trong năm 2016. Ảnh: Xinhuanet
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 20-28.1.2016 tại Hà Nội, trong đó khai mạc chính thức vào ngày 21.1.2016. Việt Nam là một trong những nhân tố ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Đại hội sẽ bầu ra Ban lãnh đạo mới của Việt Nam – một sự kiện được toàn khu vực quan tâm.
2. Đàm phán hòa bình Ấn Độ và Pakistan
Trong năm 2015, các cuộc đàm phán hoà bình giữa Ấn Độ và Pakistan đã sụp đổ do thiếu niềm tin ở nhau, tuy nhiêu, những ngày cuối cùng của năm 2015 đã mang lại những hy vọng mới để nối lại vòng đàm phán hoà bình toàn diện của 2 quốc gia này vào đầu năm 2016. Trong nhiều tuần qua, Ấn Độ và Pakistan đã cáo buộc lẫn nhau làm tổn hại đến khả năng tiến hành cuộc họp các cố vấn an ninh quốc gia của 2 bên và không thể đi tới cuộc họp với một chương trình nghị sự.
Video đang HOT
Kết quả của những cuộc đàm phán có thể thiết lập sự hợp tác mới cho quan hệ giữa “hai gã khổng lồ” Nam Á vào năm 2016.
3. Đàm phán hòa bình với Taliban
Afghanitan và Pakistan đã cho thấy một sự xích lại gần nhau đầy thận trọng trong những tuần cuối cùng của năm 2015. Với phê chuẩn của Islamabad, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban có thể trở lại vào đầu năm 2016. Điều kiện để hoà đàm thành công là nhóm phiến quân này phải từ bỏ chủ nghĩa khủng bố.
4. Cộng đồng ASEAN ra đời
Mở đầu năm 2016 đã đánh dấu sự chính thức ra đời của Cộng đồng ASEAN, trong đó bao gồm các Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Cộng đồng ASEAN được kỳ vọng mang lại nhiều kết nối liên thông, thịnh vượng, thương mại, và sự ổn định trong 10 quốc gia thành viên của ASEAN với dân số 600 triệu. Nếu thí nghiệm Cộng đồng ASEAN cho thấy thành công ban đầu, năm 2016 có thể là năm chúng ta thấy sự xuất hiện của một khối kinh tế Đông Nam Á thống nhất và phát triển, tạo nên sự thay đổi về bức tranh kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
5. Các cuộc bầu cử ở Đài Loan
Ngày 16.1, các công dân Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tham gia bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử mới nhất của họ. Theo kết quả thăm dò sơ bộ, Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) dẫn đầu là ứng viên Tsai Ing-wen có khả năng giành chiến thắng. Nếu điều này diễn ra, Đài Loan sẽ có nhà lãnh đạo nữ đầu tiên và có thể sẽ có những thay đổi trong chính sách đối ngoại và quan hệ với Trung Quốc đại lục. Trung Quốc tuyên bố “đứng ngoài” cuộc bầu cử ở Đài Loan.
6. Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á “cất cánh”
Từ ngày 16-18.1.2016, cuộc họp khai mạc của Hội đồng quản trị và Hội đồng giám đốc Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ diễn ra, đánh dấu mốc chính thức hoạt động của ngân hàng này. AIIB là tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc như là một nhà lãnh đạo đa phương, cung cấp một tầm nhìn khác về quản trị toàn cầu và phát triển hơn so với các tổ chức tiền tệ quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc đóng góp khoảng 30 tỷ USD trong số 100 tỷ USD vốn cơ bản của ngân hàng này. Trong năm 2016, chúng ta sẽ thấy tổ chức này mới cất cánh.
7. Thoả thuận “phụ nữ mua vui” không dễ dàng
Một trong những tin tốt bất ngờ cuối năm 2015 là việc Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được thoải thuận lịch sử liên quan đến vấn đề “phụ nữ mua vui” trong quá khứ. Vấn đề này từ lâu đã chia rẽ Seoul và Tokyo, hai nước đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Bắc Á.Tuy nhiên, ngay cả khi ngoại trưởng hai nước tuyên bố vấn đề “đã được giải quyết và không có thay đổi”, một số đề nghị phát sinh được đưa ra cho thấy việc thực hiện các thỏa thuận này sẽ không dễ dàng thực hiện được. Thời điểm đầu năm 2016, Tokyo và Seoul sẽ phải cùng nhau tháo gỡ vướng mắc từng bước một.
Thách thức năm 2016 không nhỏ Trong khi đó, các tờ báo Pháp những ngày đầu năm 2016 điểm ra những thách thức trong năm 2016, gồm: Liên minh Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nhập cư; Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hướng tới thánh chiến toàn cầu; Tổng thống Barack Obama chỉ còn 11 tháng để làm tổng kết nhiệm kỳ; Mỹ-đầu tàu tăng trưởng thế giới; Tàn dư sót lại của những di tích lịch sử sau các cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Theo_Dân việt
Hàn-Trung tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về phân định hải giới
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức chính phủ nước này ngày 22/12 cho biết Hàn Quốc và Trung Quốc đã tổ chức thành công vòng đàm phán đầu tiên trong suốt 7 năm qua về phần chồng lấn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Vòng đàm phán lần này, được tổ chức tại Seoul, diễn ra 1 năm sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại các cuộc đàm phán cấp cao.
Cuộc đàm phán do trưởng phái đoàn Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Cho Tae-yul và trưởng phái đoàn Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Trấn Dân đồng chủ trì.
Tại cuộc đàm phán, hai bên đã trao đổi quan điểm cơ bản về vấn đề nhạy cảm nói trên và thảo luận kế hoạch cho các cuộc thương lượng tiếp theo, sẽ được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí thiết lập cơ chế đàm phán 3 cấp, gồm cấp chính phủ, cấp chuyên viên và cấp kỹ thuật. Nhiều nhà quan sát cho rằng phải mất vài năm nữa thì các cuộc đàm phán này mới có thể đạt được thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với cả hai bên.
Từ năm 1996-2008, hai nước đã tổ chức 14 vòng đàm phán cấp vụ trưởng, nhưng không đạt được thỏa thuận nào./.
Theo Vietnam
Nga trút giận dữ vào Ukraine khi dính đòn đau của EU Sau cuộc đàm phán thất bại với EU, Nga giận dự tung đòn với Ukraine bằng cách thắt chặt lệnh trừng phạt thương mại đối với nước này. Nga giáng đòn trừng phạt với Ukraine sau đàm phán thất bại với EU Ngày 21/12, Bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên châu Âu phụ trách Thương mại cho biết, cuộc đàm phán thương mại giữa...