7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen
Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng.
Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…
1. Rửa mặt quá nhiều lần
Nhiều trẻ khi bị mụn trứng cá thường rửa mặt nhiều lần. Nhưng đây là một sai lầm dễ gặp ở tuổi teen. Trên thực tế, mụn tuổi teen không phải do khuôn mặt bẩn. Việc rửa mặt quá nhiều có thể khiến mụn trở nên trầm trọng hơn. Chỉ nên rửa mặt một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối là đủ.
Ngoài ra, nên chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh làm da bị khô. Không rửa mặt bằng khăn mà nên dùng tay rửa nhẹ nhàng. Nên rửa và rửa mặt bằng nước ấm, vì nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Nên rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng.
2. Chỉ sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị mụn trứng cá nặng
Trong điều trị trứng cá tuổi dậy thì, tùy từng trường hợp mà dùng các loại thuốc khác nhau. Nhiều người cho rằng chỉ nên dùng thuốc không kê đơn để giúp thông thoáng lỗ chân lông và giảm vi khuẩn, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các trường hợp mụn trứng cá nhẹ. Nhưng mụn trứng cá ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể sẽ cần dùng thuốc trị mụn bằng đường uống, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, isotretinoin (acutane), spironolactone hoặc thuốc tránh thai cho phụ nữ.
Cần lưu ý rằng những nốt mụn hiện tại cần có thời gian để lành lại, khoảng 4 đến 8 tuần nếu dùng thuốc. Do đó:
- Nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa da liễu để tìm ra loại thuốc trị mụn phù hợp.
- Chỉ sử dụng thuốc trị mụn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá không kê đơn mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Luôn giữ cho làn da ở trạng thái cân bằng khỏe mạnh. Nên nhớ việc dùng các phương pháp điều trị mụn trứng cá không phải càng nhiều càng tốt.
Video đang HOT
Thói quen nặn mụn trứng cá có thể gây sẹo trên mặt.
3. Không dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày
Nên sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ hàng ngày, nhất là trong trường hợp đang sử dụng các loại kem làm khô da theo đơn của bác sĩ. Lưu ý, không dùng loại kem chứa nhiều dầu. Bởi những loại kem này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm có nhãn không chứa dầu và không gây mụn. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi bôi thuốc trị mụn.
4. Đi ngủ khi vẫn còn trang điểm
Đây là sai lầm nhiều người dễ mắc phải. Đi ngủ khi vẫn còn lớp trang điểm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da và gây ra mụn trứng cá.
Lưu ý, không nên trang điểm sau khi bôi thuốc trị mụn. Ngoài ra, cần lựa chọn một số mỹ phẩm phù hợp: Kem dưỡng da có màu để che mụn và phấn phủ trên lớp nền không chứa dầu. Tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ.
Nên tẩy trang trước khi đi ngủ.
5. Không chú ý chọn những sản phẩm dành cho tóc
Nhiều bạn trẻ khi bị mụn trứng cá chỉ tập trung vào điều trị mụn mà quên mất việc chăm sóc mái tóc. Các sản phẩm dành cho tóc có nhiều dầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc điều trị mụn nếu tóc tiếp xúc với da mặt. Chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông nhiều hơn và khiến mụn bùng phát.
Do đó, nên tránh các sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều dầu. Ngoài ra, nên tránh để tóc chạm vào mặt và trán, gội đầu hàng ngày. Nếu cạo râu, nên tránh làm nổi mụn.
6. Nặn mụn trứng cá
Đây là thói quen mà nhiều bạn trẻ mắc phải khi nổi mụn trứng cá trên mặt. Việc nặn mụn trứng cá có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo và khiến các tổn thương mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Không những thế, nặn mụn không đúng cách sẽ làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Thói quen này khiến da bị bít lỗ chân lông. Và hậu quả là tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.
7. Không bôi kem chống nắng khi đi ngoài trời
Một sai lầm dễ mắc phải ở tuổi thanh thiếu niên là đi chơi ở bãi biển hoặc hồ bơi mà không sử dụng kem chống nắng. Nên nhớ rằng, việc phơi nắng quá nhiều có thể khiến tình trạng mụn trứng cá ở một số người trở nên trầm trọng hơn.
Tiếp xúc quá nhiều có thể làm hỏng làn da, tăng tình trạng viêm, khiến da dễ bị nổi mụn. Một số loại thuốc trị mụn kê đơn cũng có thể khiến da nhạy cảm hơn với tia UV và dễ bị cháy nắng.
Cách sử dụng 3 hoạt chất thường dùng bôi trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là do sự rối loạn của nang lông tuyến bã với 4 cơ chế gây mụn chính: Tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vi khuẩn P.acnes và phản ứng viêm.
Tùy nguyên nhân bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc, biện pháp điều trị khác nhau.
Trong bài viết này giới thiệu cách sử dụng 3 hoạt chất chính thoa tại chỗ trị mụn trứng cá:
1. Cách bôi retinoid điều trị mụn trứng cá
Retinoid là thành phần đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các sản phẩm tiêu biểu có hoạt chất này như: Retinol, tretinoin, adapalene, tazarotene...
Retinoid có tác dụng vào cả 4 cơ chế gây mụn và mang lại các tác dụng: Giảm dày sừng, tiêu cồi, giảm bít tắc, giảm tạo nhân mụn, tăng tốc độ đổi mới tế bào, điều tiết tuyến bã, ức chế quá trình viêm (đặc biệt khi kết hợp cùng kháng sinh và benzoyl peroxide (BPO) và giảm nguy cơ hình thành sẹo nông.
Do khả năng đổi mới tế bào và bạt sừng tốt, nên retinoid đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng cho các tình trạng mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng (hay còn gọi là mụn ẩn). Chỉ sau vài lần thoa retinoid, các cồi mụn ẩn sẽ trồi lên hết bề mặt, khô lại và rụng dần đi.
Retinoid rất có hiệu quả với trường hợp mụn ẩn.
- Trường hợp da có cả mụn không viêm và vài mụn viêm đỏ, có mủ trắng (nhưng là mụn nhỏ), thì vẫn có thể sử dụng retinoid. Tuy nhiên nên kết hợp thêm BPO hoặc các sản phẩm có bổ sung kháng sinh tại chỗ như clindamycin để chấm lên các điểm mụn viêm giúp giảm viêm, khô cồi, tiêu diệt vi khuẩn.
- Nếu trường hợp mụn nặng hoặc rất nặng, hỗn hợp cả mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm to với đường kính trên 5mm, mụn bọc (tình trạng da lúc này rất nhạy cảm)... thì tuyệt đối không dụng đơn độc retinoid.
Nếu lúc này chỉ dùng đơn độc retinoid để thoa mụn thì sẽ khiến tình trạng da bị kích ứng nặng hơn và bùng mụn mất kiểm soát. Trường hợp mụn nặng cần đi khám tại chuyên khoa da liễu được tư vấn điều trị. Bác sĩ có thể vẫn cho sử dụng retinoid nhưng phải kèm thêm kháng sinh đường uống kết hợp thêm BPO để kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn hoặc sử dụng isotretinoin (cũng là một retinoid) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Cách dùng benzoyl peroxide ( PBO)
PBO có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, hoạt động theo cơ chế giải phóng nguyên tử oxy nhằm tiêu diệt vi khuẩn kị khí P.acnes. Do đó, PBO có tác dụng làm giảm số lượng P.acnes gây viêm và tiêu cồi mụn, kích thích bong sừng.
BPO có ưu điểm rất quan trọng là không gây ra tình trạng "nhờn thuốc" như các hoạt chất khác khi sử dụng trong thời gian dài; đặc biệt hiệu quả với trường hợp mụn nặng, mụn viêm mủ.
BPO có nhiều nồng độ như 2,5%; 5%; 10%. Khi mới bắt đầu sử dụng, nên dùng loại nồng độ thấp nhất sau đó tăng dần đến nồng độ hiệu quả để giảm kích ứng da. Thuốc sẽ có hiệu quả hơn khi kết hợp cùng adapalene hoặc salicylic aicd.
Tác dụng phụ của BPO là có thể gây kích ứng, đỏ da, rát da... nếu dùng nồng độ cao và bôi diện rộng. Do đó chỉ nên chấm BPO lên điểm mụn sưng viêm, không bôi lan rộng ra ngoài.
Hơn nữa, BPO còn có tác dụng làm khô quá nhanh, khiến phần da bọc bên ngoài mụn bị khô, dày sừng và chai cứng. Điều này làm ảnh hưởng đến các lần điều trị tiếp theo (tức là khi thoa kem sẽ không thuận lợi thẩm thấu thuận lợi qua lớp da chai này để tiến tới ổ viêm bên dưới).
Để tránh tình trạng da bị chai mụn khi dùng BPO, cần lưu ý:
- Không nên bôi BPO tần suất quá dày và chấm lượng thuốc dày cục lên vết mụn viêm, điều đó rất dễ làm vùng da đó bị khô dày sừng khiến nốt mụn chai lại. Thay vào đó, hay bôi ngày 1 lần và thoa 1 lớp mỏng lên vết mụn.
- Nên dưỡng ẩm da trước khi chấm sản phẩm chứa BPO lên nốt mụn. Không nên bôi trực tiếp BPO trên nền da khô.
- Nên chọn sản phẩm chứa BPO có bổ sung thêm BHA hoặc adapalene sẽ hiệu quả hơn. BHA sẽ hỗ trợ loại bỏ các lớp da khô ùn ứ trong khi các chất dưỡng ẩm làm mềm da giúp BPO dễ dàng xâm nhập và tiêu diệt P. acnes. Bằng cách này các nốt mụn không bị chai hóa mà quá trình điều trị cũng đạt kết quả tốt hơn.
Khi bị mụn trứng cá nặng, không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm nào mà cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
3. Các dùng azelaic acid
Azelaic acid là thành phần trị mụn thông qua cơ chế tiêu sừng, kháng viêm. Nồng độ azelaic 20% có tác dụng tương đương với tretinoin 0.05% và BPO 5% nhưng lại ít kích ứng hơn.
Azelaic acid hiệu quả với các loại:
- Mụn viêm: Do tính kháng viêm của azelaic acid, nên nó có thể gom cồi mụn rất tốt và cũng nhanh chóng đẩy cồi mụn ra ngoài. Ngoài ra, azelaic acid có thể thấm sâu vào các lỗ chân lông và loại bỏ triệt để những vi khuẩn trong nang lông, giảm sưng viêm của mụn.
- Mụn ẩn: Do tính năng bạt sừng, tăng cường thay mới tế nào, thanh tẩy bớt tế nào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và điều tiết tuyến dầu, nên azelaic acid cũng rất hiệu quả với tình trạng mụn ẩn.
- Thâm mụn, sạm nám do mụn: Do tính năng ức chế men chuyển hóa tyrosinase tạo ra melanin, nên azelaic còn có tác dụng làm sáng, mờ những vết thâm sau mụn, đốm nâu, sạm nám. Thoa azelaic acid 20% sẽ mang lại hiệu quả tương đương với hydroquinone 2-4%, một chất làm trắng da hiệu quả nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ.
Tuy nhiên cũng như retinoid, khi mụn trứng cá đã ở mức độ rất nặng, thì không nên tự ý sử dụng đơn độc hoặc kết hợp azelaic acid. Lúc này nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn thêm thuốc uống hoặc các liệu pháp ánh sáng để tránh tình trạng bùng phát mụn mất kiểm soát.
Tác dụng phụ của azelaic acid là kích ứng, đỏ da, bong da, khô da có thể xuất hiện thời gian đầu sử dụng hoặc thi thoảng trong quá trình điều trị. Sau khi da đã quen dần thì tác dụng phụ này cũng sẽ hết.
Cách dùng ý dĩ chữa mụn và viêm nhiễm ngoài da Ý dĩ là vị thuốc không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng chữa các chứng viêm nhiễm ngoài da gây nên mụn bọc, mụn trứng cá... 1. Công dụng của ý dĩ Ý dĩ còn gọi là bo bo, cườm gạo, dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân. Tên khoa học là Coix lachryma-jobi L Theo...