7 nguyên nhân thường gặp gây ra chứng rối loạn lo âu
Lo âu, bồn chồn là một trong những trạng thái cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng thì rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.
Ảnh minh hoạ
Theo Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của yếu tố môi trường và di truyền làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu ở một người. Ngoài các chứng rối loạn lo âu, lo lắng có thể do căng thẳng gây ra, dù là một sự kiện lớn hay nhỏ. Lo lắng đi kèm với một số tình trạng bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn tuyến giáp. Có một mối liên hệ rõ ràng giữa cafein, rượu và sự lo lắng.
1. Các vấn đề tim mạch có thể gây lo lắng
Nếu bạn từng lên cơn hoảng loạn, bạn sẽ cảm thấy mình như không thở nổi, tim bạn đập thình thịch như muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Mặc dù cơn hoảng sợ không phải cơn đau tim, nhưng nó có mối quan hệ giữa các vấn đề tim mạch và sự lo lắng.
Khoảng 5% người Mỹ trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành (11%) và suy tim (13%). Bằng chứng cho thấy rằng, lo lắng có thể xuất hiện sau một cơn đau tim, đột quỵ hoặc suy tim.
Lo âu, bồn chồn là một trong những trạng thái cảm xúc bình thường của con người. Ảnh minh hoạ
Những người bị lo lắng kéo dài có thể bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm lượng máu đến tim, tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol. Theo thời gian, tất cả những điều này có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch.
Video đang HOT
2. Rối loạn lo âu có thể liên quan đến rượu và ma túy
Nghiên cứu cho thấy, những người rối loạn lo âu có nguy cơ nghiện rượu và ma túy cao hơn 2-3 lần so với dân số chung. Hiệp Hội nghiên cứu Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) cho biết, rượu và ma túy có thể gây ra các cơn hoảng sợ.
Đặc biệt, những người mắc chứng lo âu xã hội thường xuyên uống rượu để giảm bớt các nỗi lo lắng của họ nhưng rượu thực sự khiến chứng lo âu trở nên tồi tệ hơn. Khoảng 20% người mắc chứng rối loạn lo âu cũng mắc chứng rối loạn lạm dụng rượu và các chất kích thích. Sự kết hợp này tạo thành một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
3. Cafein gây ra lo lắng, bồn chồn
Cafein là một chất kích thích, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh cơ thể. Lý do là bởi cafein kích thích phản ứng “fight-or-flight” (chiến đấu hoặc bỏ chạy) của con người, khiến cho sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí kích hoạt các cơn lo âu.
Nghiên cứu khác cho thấy rằng, trong khi cafein có thể làm tăng tỉnh táo, sự chú ý, chức năng nhận thức thì việc lạm dụng có thể làm tăng sự lo lắng, đặc biệt với những người rối loạn hoảng sợ và lo âu xã hội.
4. Một số loại thuốc kích hoạt cơn lo âu
Một số loại thuốc đem lại tác dụng phụ xấu, gây ra các triệu chứng lo âu, ví dụ như thuốc tuyến giáp, thuốc hen suyễn,… Hay nếu ai đó đột ngột ngừng dùng một số loại thuốc đôi khi được sử dụng để điều trị lo lắng, chẳng hạn như thuốc benzodiazepine, cũng có thể gây ra tình trạng lo lắng.
5. Một số thuốc giảm cân có tác dụng phụ lo âu
Nhiều chất có trong thuốc giảm cân có tác dụng phụ gây lo lắng. Các sản phẩm chiết xuất trà xanh được cho là ngăn chặn sự thèm ăn nhưng chứa nhiều cafein. Một số sản phẩm còn làm tăng nhịp tim của bạn. Vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm giảm cân.
6. Lo âu có mối liên hệ với sức khỏe tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nằm ở phía trước cổ, có chức năng sản xuất hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và mức năng lượng. Nếu hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ.
Suy giáp là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone cần thiết cũng có liên quan đến rối loạn lo âu. Nếu bạn có các triệu chứng lo lắng, kèm theo sưng tấy ở cổ, sụt cân, suy nhược, mệt mỏi hay không chịu được nhiệt, hãy kiểm tra sức khỏe tuyến giáp.
7. Stress có thể làm trầm trọng các triệu chứng lo âu
Căng thẳng và lo lắng thường đi đôi với nhau. Khi căng thẳng quá mức, nhiều người lại thường tìm đến các hành vi khiến tình trạng lo lắng trở nên nghiêm trọng hơn như hút thuốc, ma túy, cafein, rượu. Đi kèm với căng thẳng, lo lắng là các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, khô miệng, chóng mặt, vã mồ hôi…
Nếu bạn có các triệu chứng lo âu không rõ nguyên nhân, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hãy yên tâm vì rối loạn lo âu là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị được.
Đau tức ngực có phải là báo hiệu mắc bệnh mạch vành?
Đặc điểm của bệnh mạch vành thường đau sau xương ức, ngoài ra, còn có bệnh lý dạ dày thực quản cũng có thể gây đau nóng rát sau xương ức.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Tôi năm nay 33 tuổi, làm văn phòng. Tôi không hút thuốc lá, chỉ uống rượu, bia khi tiếp khách nhưng tần suất không nhiều. Khoảng 5 năm gần đây, tôi gặp triệu chứng đau tức ngực và xảy ra với tần suất ngày càng nhiều. Xin hỏi bác sĩ đó có phải là dấu hiệu của bệnh mạch vành không? Cảm ơn bác sĩ.
Nguyễn Tiến Long (Hà Nội)
Trả lời:
Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm bệnh lý thành ngực (da, cơ xương), bệnh lý thần kinh (thần kinh liên sườn), bệnh lý nguy hiểm về mạch vành. Ngoài ra, bệnh phổi, dạ dày, thực quản cũng gây đau ngực.
Bệnh lý mạch vành xảy ra do tình trạng xơ vữa, hình thành từ khi còn trẻ khoảng 30 tuổi và từ từ mảng xơ vữa lớn dần nếu không quan tâm, điều trị.
Nếu mảng xơ vữa lớn dần gây hẹp lòng động mạch vành khoảng 50 - 70% trở lên có thể làm bệnh nhân đau ngực khi gắng sức. Bởi khi gắng sức, nhu cầu oxy cho cơ tim tăng lên nhưng mạch vành không giãn ra được do bị hẹp và dẫn đến thiếu máu cơ tim, triệu chứng gây đau ngực.
Lúc đầu đau khi gắng sức nhiều, dần dần hẹp nhiều thì khi gắng sức nhẹ sẽ gây đau ngực. Cơn đau ban đầu ngắn, khi nghỉ ngơi sẽ hết, nếu hoạt động nặng sẽ đau ngực trở lại. Một trong những đặc điểm quan trọng của bệnh mạch vành là đau khi gắng sức.
Đặc điểm điển hình của bệnh mạch vành thường đau sau xương ức, ngoài ra, còn có bệnh lý dạ dày thực quản cũng có thể gây đau nóng rát sau xương ức. Tuy nhiên, đau do trào ngược dạ dày, thực quản có một đặc điểm là hay đau về đêm.
Bệnh mạch vành có liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy bạn còn trẻ nhưng có các yếu tố liên quan kèm theo như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, trong gia đình có người bị bệnh lý tim mạch. Nếu cơn đau như vậy nhưng có xu hướng tăng lên, bạn nên đi khám để các bác sĩ kiểm tra đầy đủ xem đau ngực do nguyên nhân nào.
Giá trị hữu ích từ cây xoài Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ và các vùng lân cận như Miến Điện, Malaisia. Ở Việt Nam, xoài được trồng tập trung chủ yếu từ Bình Định trở vào, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... Cây xoài có tên khoa...