7 năm tổ chức kỳ thi THPT và 6 vấn đề gây tranh cãi

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh những điểm tích cực, đổi mới thì kỳ thi THPT từ năm 2015 đến nay bộc lộ không ít những bất cập, cần cải tiến.

Từ năm 2014 về trước, các kỳ thi quốc gia hằng năm được tổ chức nhiều đợt riêng rẽ, trong khoảng một tháng. Trong đó 1 đợt thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh do các Sở GD&ĐT thực hiện; 3 đợt thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do các trường thực hiện.

Hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học được tổ chức liên tiếp vào thời điểm gần nhau với cùng nội dung thi trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 cho số lượng thí sinh lớn. Điều này gây tốn kém, áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội.

Do đó, năm 2015 lần đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia hay còn gọi là kỳ thi 2 trong 1. Mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Kỳ thi được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá trong đổi mới thi cử, giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh và phụ huynh.

Sau 7 năm đổi mới hình thức thi THPT có tới 6 sự kiện gây tranh cãi gồm: Điểm sàn tăng giảm liên tục, đổi thi trắc nghiệm, cơn mưa điểm 10, điểm chuẩn vượt ngưỡng tuyệt đối, cộng điểm ưu tiên quá cao, gian lận nâng điểm.

Hai năm 2015 và 2016, Bộ GD&ĐT tổ chức 8 môn thi với 2 loại cụm thi (cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi để tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT chủ trì; cụm thi liên tỉnh cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng do trường đại học chủ trì, phối hợp với sở GD&ĐT).

Ở kỳ thi 2 trong 1 này, các thí sinh không cần chọn trường trước khi thi. Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, căn cứ vào điểm số đạt được, các em mới cân nhắc để đăng ký xét tuyển vào ngành, trường phù hợp.

Kỳ thi cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trục trặc lớn nhất trong năm đầu tiên tổ chức thi là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin khi công bố kết quả thi và thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Điều này gây ra những cuộc nộp rút hồ sơ trong tích tắc, không kiểm soát được thí sinh ảo. Đỉnh điểm là câu chuyện thí sinh ở Hà Tĩnh phải thuê xe cứu thương để kịp ra Hà Nội rút hồ sơ trường nọ, nộp vào trường kia do điểm xét tuyển của một số trường thay đổi liên tục lên xuống như chứng khoán.

7 năm tổ chức kỳ thi THPT và 6 vấn đề gây tranh cãi - Hình 1

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.

Rút kinh nghiệm sau 2 năm đầu, năm 2017, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trên 63 tỉnh thành, mỗi địa phương thành lập một cụm do Sở GD&ĐT chủ trì, các trường đại học, cao đẳng phối hợp.

Năm này, các thí sinh thực hiện 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Đồng thời, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi, môn thi (trừ bài thi Ngữ văn). Mỗi thí sinh cùng phòng thi có mã đề riêng, bài làm của thí sinh được chấm bằng máy tính.

Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm, nhất là với môn Toán vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia. Họ cho rằng điều đó khó đánh giá thực chất chất lượng học sinh.

Cũng vì áp dụng bài thi trắc nghiệm ở tất cả các môn (trừ Ngữ văn), nên năm 2017 xuất hiện “cơn mưa điểm 10″. Từ chỗ chỉ 57 điểm 10 ở 8 môn vào năm 2016 thì đến năm 2017 tới 4.235 điểm 10 ở 9 môn. Điểm thi cao kéo theo điểm chuẩn vào các trường đại học cao nhất từ trước đến nay. Điển hình như Học viện An ninh nhân dân lấy tới 30,5 điểm khối C với nữ.

Điểm chuẩn lạm phát, khiến nhiều đại học phải đặt ra các tiêu chí phụ trong xét tuyển đầu vào, điều này làm không ít thí sinh tuột mất cơ hội vào đại học dù đủ điểm đỗ nhưng trượt ở tiêu chí phụ.

Nhìn chung, kết quả của kỳ thi năm 2017 được các chuyên gia đánh giá chưa đạt độ phân biệt cao, phần nào gây khó khăn với công tác tuyển sinh của một số trường đại học, đặc biệt những trường top đầu.

Năm 2018, đề thi THPT quốc gia được đánh giá khó hơn nhiều so với năm trước đó. Để giảm tình trạng lạm phát điểm chuẩn, Bộ GD&ĐT điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên theo đối tượng, khu vực tối đa từ 3,5 xuống còn 2,75 điểm trong xét tuyển đại học, cao đẳng.

Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT quy định điểm sàn riêng cho ngành Sư phạm và ngành Y dược để đảm bảo chất lượng xét tuyển đầu vào không quá thấp, gây tranh cãi xã hội như năm 2017.

Đặc biệt, vào năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia gây chấn động khi nhiều thí sinh ở khu vực miền núi phía Bắc điểm thi cao bất thường. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an vào cuộc, phát hiện 221 thí sinh (Hà Giang 114 em, Sơn La 44 và Hòa Bình 63) được nâng điểm. Có em được nâng tới hơn 9 điểm một môn, đưa tổng điểm lên tới 29,95/ 3môn.

Vụ bê bối này khiến 16 cán bộ, gồm cả phó giám đốc sở, giáo viên, lãnh đạo địa phương… bị khởi tố và ngồi tù. Các thí sinh được nâng điểm bị xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển hoặc buộc thôi học ở các trường đại học.

Video đang HOT

Khi đó, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm, hứa điều chỉnh cả về kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo kết quả thi chính xác.

Năm 2019, rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia các năm trước, nhất là năm 2018, Bộ GD&ĐT triển khai áp dụng nhiều giải pháp điều chỉnh nhằm khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia theo hướng tăng cường vai trò của các trường đại học, cao đẳng; tăng cường ứng dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin trong tổ chức thi. Đặc biệt tăng cường chức năng bảo mật của phần mềm chấm thi trắc nghiệm. tăng cường thanh tra, kiểm tra trong tổ chức thi. Kỳ thi diễn ra êm đềm, không có sự việc nổi cộm.

7 năm tổ chức kỳ thi THPT và 6 vấn đề gây tranh cãi - Hình 2

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2020, sau khi Luật giáo dục sửa đổi có hiệu lực, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Từ đây, Bộ GD&ĐT xác định lại mục tiêu chính của kỳ thi này là xét tốt nghiệp, bỏ cách nói kỳ thi 2 trong 1. Về tuyển sinh đại học, Bộ GD&ĐT giao quyền chủ động cho các trường tự chủ tự quyết định. Do đó, đề thi được đánh giá dễ hơn, phổ điểm thi ở các môn cao hơn, điểm chuẩn hầu hết đại học lại tăng.

Mặc dù, Bộ GD&ĐT thay đổi mục đích của kỳ thi, nhưng hầu hết trường vẫn sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đầu vào.

Năm 2021, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và kéo dài ở các địa phương. Đề thi tiếp tục được giảm tải do chương trình được tinh giản, học sinh trải qua hai đợt học online bởi COVID-19.

Kỳ thi năm nay phải chia thành hai đợt. Lần đầu tiên trong lịch sử các địa phương phải xin đặc cách tốt nghiệp cho hơn 15.000 thí sinh do ảnh hưởng của dịch. Do đề dễ nên điểm thi 2021 tăng mạnh, đặc biệt là môn tiếng Anh với phổ điểm kỳ lại khi có hai đỉnh. Số điểm 10 lên tới hơn 24.000, gấp hơn 4 lần năm ngoái.

Cũng vì đề thi dễ, nên một lần nữa xuất hiện “cơn mưa điểm 10″ và “lạm phát” điểm chuẩn xảy ra tương tự năm 2017. Điểm chuẩn một số ngành tăng gần 11 điểm. Các trường Đại học Hồng Đức, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội xuất hiện mức chuẩn từ 30 trở lên.

Cũng vì chủ quan và ảo điểm nên 165 em đạt 27 điểm trở lên (chưa cộng điểm ưu tiên) bị trượt đại học. Nhiều chuyên gia cho rằng đề thi dễ, không phân loại cũng là một phần nguyên nhân. Vấn đề thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh của các đại học lại được đặt ra.

TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, nên tách bạch hai kỳ thi xét tuyển sinh và thi tốt nghiệp THPT vì mục đích quá khác nhau. Kỳ thi tốt nghiệp mang tính đại chúng, còn xét tuyển sinh đại học lại mang tính chuyên sâu nên không thể dùng 1 kết quả để đạt được 2 mục tiêu như những năm vừa qua.

Tương tự, TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia cho rằng, việc điểm chuẩn đẩy tăng vọt là do đề thi tốt nghiệp THPT phân hoá không tốt, không phân loại được thí sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình. Đã đến lúc Bộ GD&ĐT, các trường đại học lên phương án nghiên cứu và thay đổi mô hình kỳ thi như hiện nay để đánh giá đúng thực chất, thực học và đúng năng lực của học sinh phổ thông.

Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT gửi công văn đề nghị các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025 mới, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Gửi thư cho 'Tiếp sức đến trường' nhưng... không xin học bổng

Không còn là những dòng nước mắt ướt con chữ, trăn trở đứng giữa lựa chọn học tiếp hay bỏ học, những lá thư gửi về cho quỹ học bổng Tiếp sức đến trường 2021 như ngọn gió mát lành, tiếp thêm sức mạnh cho tân sinh viên bước đến giảng đường.

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 1

Long Thu Nguyệt, sinh viên năm 2 Học viện Tòa án - Ảnh do nhân vật cung cấp

Một năm trước, câu chuyện Gói mì bẻ nửa ăn qua bữa, nuôi giấc mơ làm thẩm pháncủa tân sinh viên Long Thu Nguyệt (Học viện Tòa án) khiến bạn đọc xót xa. Rất nhiều cánh tay dang ra sẻ chia cho đường đến trường của cô bé người dân tộc Tày bớt gian nan.

"Nếu có ai hỏi em cần học bổng không thì em sẽ trả lời rằng em rất cần. Nhà em quá nghèo, số tiền kiếm ra chỉ đủ ăn và sẽ là quá ít để em đi học đại học. Nhìn hoàn cảnh đã có lúc em muốn thôi học. Lúc ấy, niềm tin trong em mất đi hoàn toàn, mỗi lần nghĩ đến nước mắt cứ nhòa xuống ướt đẫm. May thay nhờ thông tin từ cô giáo về học bổng Tiếp sức đến trường đã tiếp thêm sức mạnh cho em viết tiếp ước mơ đại học, để thực hiện hoài bão trở thành một thẩm phán giỏi giúp dân giúp nước".

Trích lá thư gửi đến Quỹ học bổng Tiếp sức đến trường 2020, Long Thu Nguyệt

Giấc mơ làm thẩm phán thanh liêm

Tròn 1 năm sau ngày nhận suất học bổng đặc biệt, Nguyệt khoác trên mình bộ đồng phục của Học viện Tòa án tràn đầy tự tin, nở nụ cười rạng rỡ. Trong lá thư gửi đến cho Tuổi Trẻ , Nguyệt tâm tình chính món quà quý giá ngày ấy đã tiếp sức cho cô đúng với tên gọi học bổng Tiếp sức đến trường.

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 2

Ngày ấy, câu chuyện gói mì bẻ nửa của cô tân sinh viên đã lay động cộng đồng sẵn sàng chung tay, giúp đỡ Nguyệt - Ảnh: HÀ THANH

"Một năm trước, cầm giấy báo đỗ đại học với nỗi bộn bề, lo lắng lấy tiền đâu để đóng học phí, ở nơi đất khách quê người sẽ lấy ai để nương tựa vào đây? Gia đình khó khăn nay lại càng chồng chất khó khăn, đã nghèo khó lại càng thêm nghèo khó.

Đã có những lúc mặc cảm với hoàn cảnh, thương bố mẹ đang phải xoay trở trả nợ, tôi đã nghĩ không đi học nữa.

May mắn tôi không cô đơn, trong khó khăn vẫn có những tấm lòng sẵn sàng dang tay giúp đỡ, an ủi, động viên tôi tiếp tục học tập và tặng cho tôi những món quà thực sự ý nghĩa.

Mong muốn rằng quỹ học bổng Tiếp sức đến trường sẽ giúp đỡ nhiều hoàn cảnh hơn nữa và lan tỏa yêu thương đến mọi người.

Với các bạn tân sinh viên, hãy cố gắng kiên định với con đường mình đã chọn. Cho dù con đường đó có đầy sỏi đá chông gai, nhưng đừng chùn bước mà hãy vững tin, hãy cố gắng để vượt qua nghịch cảnh. Bởi ở đâu đó, ánh sáng của thành công, niềm tin, hy vọng đang ở cuối con đường", Nguyệt viết trong bức thư gửi về cho Tiếp sức đến trường năm 2021.

Mạnh mẽ bước đi

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 3

Trần Thị Hồng Ngọc rạng rỡ ở ngôi trường mới - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nhận giấy báo trúng tuyển, Trần Thị Hồng Ngọc (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) định bụng "đóng khung" giấy báo để cất như một kỷ vật, gác lại ước mơ vào giảng đường đại học.

Hai năm sau gửi lá thư đến quỹ học bổng, Ngọc chia sẻ nay bệnh tình của mẹ dù phải điều trị thuốc nhưng được thăm khám thường xuyên, cuộc sống của Ngọc cũng dần ổn định hơn với công việc làm thêm, tham gia hoạt động cộng đồng.

"Trên hành trình nhân ái này em Ngọc không hề cô đơn mà luôn có những người bạn đồng hành. Trong một thế giới mà trí tuệ nhân tạo được tôn vinh thì lòng nhân ái càng phải được đề cao. Người ta có thể chế tạo ra những bộ óc siêu việt, nhưng không thể tạo ra được trái tim dù nhỏ bé".

Trích bài phát biểu của GS.TS Phạm Quang Minh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội năm 2019

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 4

Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, Hồng Ngọc từng nghĩ sẽ từ bỏ con đường đại học - Ảnh: DOÃN HÒA

"Trước thềm năm học mới, nhiều cánh cổng mở ra nhưng đồng thời cũng đem đến sự lựa chọn khó khăn cho bao người giữa ước mơ trên giảng đường đại học hay đi làm phụ giúp gia đình.

Hai năm trước, tôi cũng đã từng đứng giữa hai con đường đấy, có lúc tưởng chừng như buông xuôi, "đóng khung" ước mơ thành kỷ niệm. Nhưng "ngọn gió mát lành" từ mọi người đã tiếp thêm động lực, trao cho tôi thêm niềm tin và hy vọng.

Một mình nơi thủ đô rộng lớn, nỗi lo về mẹ ở nhà một mình với bệnh tật, nhiều lúc bản thân đã muốn dừng lại. Nhưng chính mẹ lại tiếp sức, động viên con gái vượt qua khó khăn. Nhớ lại quãng thời gian được mọi người giúp đỡ, trao gửi niềm tin, tôi tự hỏi: Tại sao không tin vào chính mình?

Tất cả đã cháy lên trong tôi khát khao, một lần nữa mạnh mẽ đứng dậy và bước tiếp, học cách thích nghi với hoàn cảnh, tự lập và quản lý thời gian, từng bước hoàn thiện mình. Cũng bởi, chiến thắng chính bản thân mình mới là chiến thắng hân hoan nhất".

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 5

Cô gái ngày ấy nay viết tiếp câu chuyện nhân ái với công tác thiện nguyện - Ảnh: NVCC

Trải qua 2 năm học tại giảng đường, "mầm xanh" ngày ấy đã mạnh mẽ và tự tin hơn, bắt đầu hành trình tiếp nối những yêu thương, tích cực tham gia vào các công tác tình nguyện, hoạt động cộng đồng.

"Mong rằng các bạn tân sinh viên năm nay sẽ luôn nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ. Có thể hoàn cảnh đã từng khiến bạn gục ngã nhưng không bao giờ được từ bỏ".

Viết giấc mơ từ bản làng xa xôi

Hơn 3 năm trước, Lò Văn Mạnh rời căn nhà sàn lụp xụp ở bản làng, xuống thành phố Sơn La xin phụ hồ kiếm tiền đóng học phí. Nhà Mạnh thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ làm cả đời cũng chẳng đủ ăn, nói gì đến lấy tiền nuôi các con ăn học.

Đến kỳ thi THPT, Lò Văn Mạnh đạt 27 điểm (tính cả điểm cộng). Biết điểm thi đại học, Mạnh giấu nhẹm đi vì sợ bố mẹ lo đến tiền học phí.

Gửi thư cho Tiếp sức đến trường nhưng... không xin học bổng - Hình 6

Giọt mồ hôi lao động ngày đó đã trui rèn cho Mạnh trở thành chàng trai mạnh mẽ ở giảng đường Trường ĐH Luật Hà Nội - Ành: HÀ THANH

Thế nhưng khó khăn vật chất không đong đếm được bằng cú sốc về mặt tinh thần. Năm 2018, trong lúc cơ quan an ninh đang điều tra đường dây gian lận thi cử ở Sơn La, Mạnh bị cuốn vào "cơn bão dư luận" khi đăng tải dòng trạng thái với số điểm đại học. Rất nhiều người vào bình luận công kích, chửi bới và nói chàng trai trẻ... chạy điểm.

Mạnh chỉ biết cười buồn. Là con em dân tộc Thái, gia đình Mạnh nghèo lắm, lấy đâu ra tiền để chạy điểm? Biết đến hoàn cảnh của Mạnh, báo Tuổi Trẻ đã tìm đến tận nơi, xúc động chứng kiến nỗ lực lao động không biết mỏi mệt của chàng trai vừa tròn 18. Chính những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo ngày ấy đã tôi rèn trong Mạnh một trái tim kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, viết tiếp ước mơ nơi giảng đường Trường ĐH Luật Hà Nội.

"Từ một cậu sinh viên nhút nhát, còn nhiều bỡ ngỡ, nay tôi đã thích nghi dần với cuộc sống nơi đây. Tôi có những người bạn tốt luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.

Tôi cũng chăm chỉ hơn tham gia hoạt động ở trường lớp và làm thêm việc để có thể phụ giúp gia đình.

Còn nhớ 3 năm trước khi cầm trên tay giấy báo nhập học, cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nuôi hy vọng theo đuổi ước mơ nhưng tôi lại lo lắng khi nghĩ đến chi phí phải trang trải cho cuộc sống sinh viên tại thành phố lớn.

Khi "cơn bão" gian lận điểm thi ập tới, nỗi lo nhân lên gấp bội không biết có thể hòa đồng được với các bạn ở một môi trường mới hay không?

May mắn thay trong lúc gặp khó khăn, tôi đã nhận được một phần học bổng Tiếp sức đến trườngcủa báo Tuổi Trẻ .

Học bổng đã giúp tôi rất nhiều, giúp tôi ổn định cuộc sống mới ở Hà Nội. Không chỉ hỗ trợ về vật chất mà học bổng còn tiếp thêm tinh thần cho tôi vững bước trên con đường theo đuổi ước mơ.

Năm nay dù chúng ta đang phải đối mặt với khó khăn bởi dịch bệnh, nhưng tôi mong muốn rằng các bạn tân sinh viên tự tin vững bước, hãy luôn kiên trì cố gắng dù gặp bất kỳ khó khăn hay thất bại nào trên con đường của mình. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờChị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ
19:40:22 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Netizen

23:42:53 19/12/2024
Sau 5 năm, số tiền tiết kiệm của người phụ nữ này chỉ còn vỏn vẹn 3.000 đồng. Sự thật đằng sau khiến cả ngân hàng và dư luận bất ngờ.
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"

Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"

Nhạc việt

23:15:11 19/12/2024
Hình ảnh của Diệp Lâm Anh tại buổi họp báo MV của Trang Pháp so với sự kiện tối 18/12 là trái ngược hoàn toàn 180 độ.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Góc tâm tình

23:05:05 19/12/2024
Tôi nhìn bức ảnh gia đình Linh, ánh mắt dừng lại ở người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy mới nhìn lần đầu, tôi vẫn có cảm giác gương mặt ấy vô cùng quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu đó rồi.
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tin nổi bật

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

Trắc nghiệm

23:00:17 19/12/2024
Thiết kế nội thất hợp lý, thuận tiện cho việc dọn dẹp đóng vai trò quan trọng khiến căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ.
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

Phim âu mỹ

22:57:32 19/12/2024
Mufasa: The Lion King tạo thiện cảm với bối cảnh thiên nhiên rộng lớn cùng phần kỹ xảo vi tính mướt mắt, song khiến người xem hụt hẫng do kịch bản lan man, nhiều tình tiết bất hợp lý.
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

Sao châu á

22:54:47 19/12/2024
Trong số những nhóm nhạc nữ Kpop thuộc thế hệ thứ 5, những thần tượng sau đang cạnh tranh cho danh hiệu nữ hoàng ngoại hình .
Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Thế giới

22:52:49 19/12/2024
Tên lửa tư nhân Kairos 2 của Nhật Bản đánh dấu lần thất bại thứ 2 trong năm 2024, gây cú sốc lớn cho tham vọng chinh phục không gian của xứ sở mặt trời mọc.