7 món ăn vặt lạ của nước chủ nhà SEA Games 30
Gà một ngày tuổi, súp dương vật bò, tiết nướng hay sâu gỗ là những món ăn độc lạ được bán phổ biến ở Philippines.
Mũ bảo hiểm Tên gọi độc lạ này thực chất chỉ món đầu gà nướng, với phần mỏ và mào được cắt bỏ. Đây là món ăn đường phố phổ biến ở hầu hết các tỉnh, để tiết kiệm những chiếc đầu gà đáng lẽ bị bứt bỏ. Món mũ bảo hiểm thường ăn kèm với nước sốt muối, giấm và hành thái nhỏ, bán với giá 5 PHP (2.500 đồng) một xiên. Ngoài mũ bảo hiểm, người Philippines còn có món Adidas – chân gà nướng. Ảnh: Mommy Romelyn.
Gà một ngày tuổi Đây là một món ăn nhẹ của người Philippines, được làm từ những con gà nhỏ, vừa nở khỏi trứng được một ngày. Hầu hết chúng là những con gà đực, bị loại khỏi nhà máy ấp trứng. Gà được làm sạch lông, xiên que để nướng hoặc chiên giòn. Món ăn được bán phổ biến ở thị trấn Coron, đảo Busuaga. Ảnh: Jennifermc Carthymons.
Súp số 5 Lần đầu tiên xuất hiện trong thực đơn của một nhà hàng, món ăn này ở vị trí số 5, vì vậy người ta đã dùng con số này để đặt tên cho nó. Món súp được nấu từ bộ phận sinh dục của bò đực, với sả, hành tây, gừng, hành lá thái nhỏ và bột ngô. Sau khi xào qua, món ăn sẽ được ninh hầm cho đến khi mềm. Ảnh: Panlasang Pinoy.
Tiết nướng Betamax Cũng giống như Việt Nam, người Philippines có những món ăn được làm từ tiết gà, lợn. Betamax là tiết đông được cắt thành khối hình chữ nhật, sau đó nướng nóng trên than. Tiết thường được ăn kèm với nước sốt thị hoặc nước sốt giấm. Ảnh: AJ Gredvna.
Lòng xiên que Người Philippines tận dụng các bộ phận của gà, lợn để tạo nên những món ngon. Isaw là món lòng nướng, lòng lợn được thái nhỏ chừng 2 đốt ngón tay còn lòng gà được để nguyên cả khúc và xiên que. Sau khi nướng chín, món ăn này thường được chan trong nước chấm từ gia vị và giấm. Món ăn này thường được bán với giá 5 PHP (2.500 đồng). Ảnh: JUnewel Ruelo.
Sâu gỗ Tamilok là một loài sâu sống trong cây gỗ của rừng ngập mặn và được coi là một đặc sản trên đảo Palawan. Chúng thường được ăn sống cùng với giấm, ớt. Một số người nhận xét món ăn này có vị giống hàu, tuy nhiên rất nhớt và đáng sợ. Ảnh: Retired Noway.
Video đang HOT
Bánh burger kẹp kem Sorbetes là một loại kem truyền thống được sản xuất tại Philippines. Món ăn này thường được bán trên những chiếc xe đẩy với tiếng chuông đặc trưng, và còn có tên là “kem bẩn” do nhiều thực khách lo ngại đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Kem thường được ăn kèm với ốc quế hoặc bánh mì mềm. Một chiếc burger kem đầy đủ bao gồm kem vị phô mai, bị bơ và khoai lang tím. Ảnh: Katrina Escalona.
Theo Vnexpress.net
9 món ăn vặt Sài Gòn ngon khó cưỡng
Sủi cảo, phá lấu, ốc... là những món ăn vặt không chỉ mê hoặc người Sài Gòn mà còn cả những vị khách phương xa.
Ốc
Ốc luôn là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn từ sinh viên, học sinh, dân văn phòng đến dân nhậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay mùa nào trong năm. Liên tục thưởng thức nên nhu cầu tìm các loại ốc mới, cách chế biến mới của "tín đồ ốc" Sài Gòn cũng tăng. Cũng từ đó, tại vùng đất này, bạn có thể thưởng thức hơn 100 loại sò ốc khác nhau với hàng ngàn cách chế biến khác nhau. Điều mà bạn không thể kiếm được ở bất kỳ vùng, miền nào trong nước.
Phá lấu
Phá lấu có nguyên liệu chính là nội tạng của heo hay nội tạng bò, được nấu kèm với các gia vị có tính khử mùi mạnh như ngũ vị hương, quế. Đây là món ăn khá phổ biến và độ tuổi tiêu thụ nhiều nhất là giới trẻ. Bạn có thể ăn phá lấu với bánh mì, mì gói, hủ tíu hoặc độc hơn là phá lấu nướng hoặc chiên.
Kem/chè
Tinh hoa chè Việt
Nói Sài Gòn là thiên đường của kem và vương quốc chè không sai, bởi không nơi đâu, bạn có thể bước ra "thế giới kem" như vùng đất này với hàng loạt cửa hàng, thương hiệu kem đến từ Pháp, Mỹ, Newzeland, Nhật... Mỗi loại kem lại có vị, độ ngọt, mềm khác nhau. Song song thế giới kem, vương quốc chè tại đây cũng đa dạng với chè Mỹ, chè Thái, chè Nhật, chè Campuchia.
Thiên đường kem
Bên cạnh các thương hiệu ngoại, các nhãn hiệu kem Việt như kem Bạch Đằng, kem Bố Già, kem Thiên Lý cũng đáng để bạn thử qua một lần.
Lẩu dê, nhũ (nầm) dê nướng
Đây là hai trong số những món ăn phổ biến của người Sài Gòn cho những lần tụ tập cùng bạn bè hay đổi bữa cho gia đình. Điểm cộng là các quán dê đều có không gian khá rộng, món ăn phong phú, giá cả bình dân. Đặc biệt, trong những ngày mưa gần đây, một nồi lẩu dê thuốc bắc hay dê chao với cái nóng hổi, vị thơm của nước dùng và những miếng thịt dê ngon lành là gợi ý không tồi.
Cơm tấm
Là một trong những món ăn đóng mác "chỉ có ở Sài Gòn", cơm tấm với những hạt cơm gãy (do được nấu từ tấm), miếng sườn nướng cháy cạnh, chả bì và nước mắm pha lạt luôn có sức hút kỳ lạ với thực khách Sài Gòn mà cả những du khách ghé qua.
Bột chiên
Bột chiên có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng "chén" vào buổi tối là hợp nhất. Một đĩa bột chiên ngon phải hội tụ đủ các điều kiện như miếng bột ngoài giòn tan nhưng bên trong thơm mềm, vị béo của trứng, thanh thanh của đu đủ bào mỏng ngâm dấm, mặn nhẹ của nước tương và gia vị.
Sủi cảo
Là một món ăn đặc trưng của Hoa, mì há cảo thu hút ẩm khách với miếng sủi cảo vỏ mềm mịn, vị tôm thịt hòa quyện thơm ngon, nước lèo trong veo, ngọt thanh vị xương ống. Bạn có thể lựa chọn một tô sủi cảo thập cẩm với da heo, mực, bong bóng cá hay há cảo để no bụng. Bên cạnh há cảo nước, món há cảo chiên giòn rụm, béo ngậy cũng là một lựa chọn đầy thú vị.
Xiên nướng
Không phải ngồi trong những quán nhậu xô bồ, không bị bức bí trong trong không gian máy lạnh, bạn được lựa chọn bất kỳ chiếc bàn thấp nào trong không gian rộng rãi vỉa hè, vừa nhâm nhi những xiên thịt do mình tự nướng, vừa trò chuyện cùng bạn bè với chi phí cực thấp. Đây là những điểm cộng khiến lẩu nướng - xiên que thật sự chiếm được cảm tình của giới trẻ Sài Gòn.
Bánh tráng trộn
Ngay từ khi xuất hiện, món ăn vặt tổng hòa vị chua, cay, mặn này nhanh chóng xâm chiếm đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn và trở thành một trào lưu ẩm thực có sức lan tỏa từ trường học đến công sở. Sau hơn 10 năm "thống trị", độ hot của món ăn không những không giảm mà ngày càng tăng.
Một bịch bánh tráng "chuẩn" gồm bánh tráng trộn, dầu sa tế, mỡ hành, hành phi, ruốc, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài, muối tôm, tấc và rau răm, có giá thành từ 10.000 - 15.000 đồng.
Hiện nay, ngoài bánh tráng trộn đã xuất hiện thêm hai người "họ hàng" cũng hấp dẫn không kém là bánh tráng cuốn và bánh tráng nướng.
Theo Ivivu
Tiệm bánh mì dân tổ đầu tiên ở Sài Gòn Những ổ bánh giòn rụm được đơm thêm nhân từ 8 loại nguyên liệu khác nhau có giá 28.000 đồng. Tiệm bánh mì dân tổ đầu tiên ở Sài Gòn Trên bếp lửa liu riu, chị Ngọc Hà lần lượt cho nguyên liệu vào chảo rồi trộn đều tay. Mùi thơm lan toả khắp một góc phòng. Các loại nguyên liệu sau khoảng...