7 mẹo đơn giản cha mẹ nên áp dụng để con thông minh hơn
Như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, bộ não cũng cần được chăm sóc.
Việc tập luyện não để cải thiện trí nhớ hay khả năng tập trung là ưu tiên hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là khi con người ngày một già đi.
Theo hàng loạt nghiên cứu và tìm hiểu của Đại học Harvard, việc rèn giũa trí óc bằng những việc đơn giản có thể làm hàng ngày không phải là điều khó. Với những bài tập đơn giản dưới đây, cha mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện trí não mỗi ngày.
Khi học kỹ năng mới, chẳng hạn ngôn ngữ hoặc cách chơi nhạc cụ, trẻ đang kích thích các tế bào não và sự giao tiếp giữa chúng. Đáng chú ý theo Healthline, nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy rằng việc học kỹ năng mới có thể cải thiện chức năng ghi nhớ ở người lớn tuổi.
Sau khi tiếp thu lý thuyết, cha mẹ nên để con thực hành những gì học được. Trẻ có thể dạy kỹ năng đã biết hoặc thành thạo cho bạn bè hay anh chị em, đây cũng là cách để luyện tập trí não. Công việc này yêu cầu trẻ giải thích khái niệm, sửa chữa bất kỳ lỗi nào mà người học mắc phải. Ví dụ, nếu dạy cách vung gậy đánh golf, trẻ cần hướng dẫn và chỉnh sửa tư thế đứng, cách cầm gậy…
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có thể rèn luyện trí não bằng cách chơi trò ghép hình. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện các trò chơi ghép hình giúp tăng khả năng nhận thức và cải thiện khả năng suy luận hình ảnh không gian. Khi ghép các mảnh hình với nhau, trẻ cần nhìn vào các mảnh riêng lẻ và tìm ra vị trí chúng sẽ phù hợp với bức tranh lớn.
Việc học ngôn ngữ mới hay cách chơi nhạc cụ là một trong những cách luyện tập não bộ. Ảnh: ParentMap.
2. Kích thích các giác quan
Video đang HOT
Nghiên cứu năm 2015 gợi ý rằng việc sử dụng tất cả giác quan có thể giúp tăng cường trí não. Cha mẹ có thể tìm các bài tập hay hoạt động có sự tham gia đồng thời của cả 5 giác quan cho con tập luyện.
Khi học điều gì đó bằng cách sử dụng các giác quan, các đường dẫn thần kinh trong vùng não liên quan đến giác quan đó được tạo ra, kích hoạt và củng cố.
3. Chia nhỏ thông tin, kết nối thông tin cũ với mới
Chiến lược chia nhỏ thông tin thành các mảnh nhỏ giúp não có thể dễ dàng “tiêu hoá” dữ liệu. Ví dụ, khi cần ghi nhớ số điện thoại 0123456789, cha mẹ có thể gợi ý con chia thành các phần nhỏ như 012-345-6789, thay vì cố thuộc cả chuỗi số dài (0123456789).
Hay nếu đang học ngôn ngữ mới, trẻ nên nhóm các từ vựng tương tự hoặc liên quan đến nhau. Nhờ đó, việc nhớ lại các từ vựng cùng trường trở nên dễ dàng hơn.
4. Hoạt động bằng tay không thuận
Khi con người ngày một lớn tuổi, họ có thể đối mặt với việc suy giảm trí nhớ và cả kỹ năng vận động. Tay không thuận liên quan đến bán cầu không thuận trong não. Đó là bán cầu không được vận động thường xuyên. Khi sử dụng tay không thuận, cả hai bán cầu não đều được kích hoạt. Điều này có thể dẫn đến suy nghĩ khác biệt và trở nên sáng tạo hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng tay không thuận để hoạt động có tác dụng củng cố các kết nối thần kinh trong não, thậm chí phát triển những kết nối mới.
Ngoài việc đánh răng, trẻ có thể luyện tập sử dụng tay không thuận bằng cách tập viết, rót đồ uống, mở nắp chai…
Bạn nên luyện tập đánh răng bằng tay không thuận. Ảnh: HealthHub.
5. Chơi trò chơi điện tử
Thoạt đầu, phương pháp này nghe có vẻ vô lý. Song nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng một số loại trò chơi điện tử (không phải tất cả) có thể cải thiện sức khoẻ não bộ.
Trang Medical News Today gợi ý bạn có thể luyện tập bằng cách chơi các trò hành động, giải đố và chiến lược. Hiện có nhiều trò chơi giúp phát triển tư duy người dùng, tăng khả năng ghi nhớ, sự tập trung, kỹ năng tiếp nhận và xử lý vấn đề.
Song cha mẹ nên lưu ý thời lượng chơi để tránh dẫn đến tình trạng con “nghiện game”.
6. Ngủ
Các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đã chứng minh rằng ngủ giúp cải thiện trí nhớ điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể và giảm mệt mỏi về tinh thần. Khi ngủ, não sẽ tự phục hồi và “tự sạc”, đồng thời loại bỏ các sản phẩm phụ thải độc đã tích tụ trong ngày.
Do đó, việc đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm là bước quan trọng để duy trì một bộ não khỏe mạnh.
7. Giao lưu
Việc tham gia vào các cộng đồng xã hội có lợi cho não bộ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cha mẹ nên tăng khả năng giao tiếp xã hội cho con bằng cách đăng ký tham gia câu lạc bộ hay đơn giản là để con gặp gỡ bạn bè, người thân.
Nếu thấy dấu hiệu này, hãy thay áo gối ngay
Người sử dụng thường yêu thích những chiếc áo gối mềm mại và êm. Qua thời gian sử dụng, những chiếc áo gối này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và dần hư hỏng.
Trên thực tế, áo gối cũng bẩn như chiếc gối chúng ta sử dụng. Thậm chí, áo gối có thể bẩn hơn vì là lớp bảo vệ bên ngoài gối, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người sử dụng nên thay mới áo gối sau khoảng 1 đến 2 năm sử dụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chúng ta nằm trên chiếc gối khoảng 7 đến 8 giờ/đêm. Đây cũng là khoảng thời gian áo gối tiếp xúc với da và tóc người nằm.
Qua thời gian, áo gối sẽ tích tự rất nhiều bụi, tế bào da chết, mồ hôi, nước bọt, chất nhờn tự nhiên từ da, vi khuẩn và nấm. Những thứ này tích tụ từ từ và có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp.
Giặt áo gối thường xuyên sẽ giúp rửa trôi những chất này. Tuổi thọ của áo gối cũng tùy thuộc vào mức độ thường xuyên người dùng giặt chúng. Dù có sử dụng kỹ lưỡng đến mức nào thì đến một lúc nào đó cũng cần phải thay áo gối mới.
Áo gối cần giặt ít nhất 1 lần/tuần. Nếu sau khi giặt xong mà người dùng nhận thấy chất lượng áo gối đã giảm đáng kể và không thể phục hồi ngay cả khi đã giặt kỹ thì đó là lúc cần phải thay áo gối mới. Các chuyên gia khuyến cáo cứ 1 đến 2 năm thì mọi người nên thay áo gối mới một lần.
Áo gối cũng như các vật dụng khác trong gia đình, nếu muốn sử dụng bền thì cần phải giữ gìn và bảo dưỡng đúng cách. Cách tốt để tăng tuổi thọ áo gối, tránh tình trạng hư hỏng nhanh là hãy thường xuyên giặt chúng. Giặt sạch sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn khiến áo gối mau hỏng, theo Healthline.
3 món ăn cần chú ý vì dễ ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm xảy ra rất phổ biến. Các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy dù gây khó chịu nhưng người bệnh sẽ sớm khỏi. Thế nhưng, một số ít trường hợp có thể bị nặng và đe dọa tính mạng. Có hơn 250 bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn gây ra. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus,...