7 lý do không nên chuyển trường nữ sinh phản ánh ‘cô không giảng bài’
Là thầy giáo đồng thời là người quản lý giáo dục, TS Nguyễn Hoàng Chương cho rằng giải pháp chuyển trường nữ sinh phản ánh cô giáo không giảng bài là rất không nhân văn. Tại sao?
Sau vụ cô giáo chỉ ghi mà không giảng gì được em Phạm Song Toàn góp ý tại buổi đối thoại giữa Sở GD-ĐT TP.HCM với học sinh thành phố, TP.HCM chỉ đạo nhanh giải quyết chuyển trường cho em Phạm Song Toàn – Trường THPT Long Thới.
Với tư cách một người làm trong môi trường giáo dục, theo tôi, đây là giải pháp… rất không nhân văn. Vì sao ư?
Tôi xin được chia sẻ mấy ý kiến.
1. Đến trường mới, ai đoán chắc – Toàn sẽ không chịu áp lực từ dư luận? Sự lây lan những phản ứng tiêu cực từ trong đội ngũ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh, rồi trên mạng xã hội, có khi, do chuyển trường cho em Toàn lại xảy ra mạnh hơn. Lúc này, tội lắm cho Phạm Song Toàn.
2. Giáo dục là thay đổi, cảm hóa, trung thực, trách nhiệm, nhân ái…, với sứ mạng ấy không lẽ ban giám hiệu, thầy cô và học sinh trường THPT Long Thới. Nơi toàn đang theo học lớp 11 không làm được?
Đổi mới giáo dục, chúng ta quan tâm đến sự phát triển của từng học sinh về phẩm chất, năng lực; về nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, những bức xúc, trăn trở, khó khăn…, điều đó, càng đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ Toàn.
Chính sự yêu thương đó mới lấy lại niềm tin, giá trị cho nhà trường đấy nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Nhiều biện pháp, qua giờ chào cờ, sinh hoạt, học tập tại lớp; thái độ của ban giám hiệu, thầy cô với Song Toàn, với học sinh lớp 11A1, với học sinh toàn trường như thế nào, quan trọng lắm! Đừng lo mất thi đua, cái đáng lo ở đây, đừng đánh mất một con người – niềm tin!
3. Năm học 2017-2018 chỉ còn mấy tuần nữa là ôn tập, kiểm tra học kỳ 2. Đến trường mới, thầy cô mới – lớp mới, trong một tâm trạng không hề thoải mái liệu Toàn có tập trung vào học, ôn tập, làm bài kiểm tra hay không?
Chúng ta vẫn hay nói, tất cả vì học sinh thân yêu, hãy hành động. Và, lúc này, chúng ta giúp Toàn tự tin tiếp tục học tập tốt ngay tại lớp 11A1, Trường THPT Long Thới.
Video đang HOT
4. Dư luận trong trường, trong ngành, bên ngoài, trên mạng xã hội có những góc nhìn khác biệt. Lúc này, những điều đó đang thử thách bản lĩnh của nhà quản lý. Biết nhận sai, thành tâm sửa chữa. Cốt là, Toàn yên tâm học tập, nhà trường ổn định.
Vấp ngã, hãy gượng đứng dậy, rồi bước tiếp vững vàng hơn, gặt hái thành công trong tương lai – đó là câu trả lời tốt nhất; Giáo dục là biết nhẫn nhịn, lắng nghe, lặng lẽ làm, ấy mới là giáo dục bác ái.
5. Chuyển trường em Toàn, sau này, những buổi đối thoại, liệu còn có những ý kiến trung thực của học sinh tham dự nữa hay không?
Đừng nói học sinh, đến thầy cô, phụ huynh. Cái nhìn vào cách giải quyết vụ việc (chuyển trường em Toàn) sẽ có những suy nghĩ, cảm xúc đa dạng, và “phần đúng” là rất không ổn!
6. Kỷ luật là cần thiết, có quy định nhưng vận dụng là nghệ thuật của nhà quản lý. Tâm vững vàng, biện pháp sẽ linh hoạt.
Vì vậy, làm nhanh nhưng chính xác, lường hết mọi tình huống khi kỷ luật hiệu trưởng và những người liên quan, xung quanh chuyện cô giáo chỉ ghi bài không giảng gì, để để kỷ luật thể hiện được đầy đủ tính giáo dục.
7. Với gia đình em Toàn, là nhà giáo, tôi xin tư vấn, hãy bình tĩnh. Vì, nhiều nhà giáo, phụ huynh và học sinh của cả nước đang dõi theo vụ việc mà tâm trạng chung là đồng cảm với Toàn, với phụ huynh Toàn lúc này.
Mong sự việc mau qua, Toàn ổn định học tập và đạt kết quả tốt trong năm học 2017-2018.
Bạn có đồng ý với 7 lý do mà thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương đưa ra để thuyết phục em Phạm Song Toàn tiếp tục ở lại trường? Theo bạn, đâu là giải pháp tốt nhất với trong lúc này. Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG
Theo tuoitre.vn
6 bí mật nuôi dạy một đứa con tuyệt vời của chuyên gia Harvard
Là bố mẹ, hẳn là ai cũng muốn con cái mình lớn lên giỏi hơn, tốt hơn mình. Dưới đây là 6 lời khuyên từ các học giả Harvard về cách nuôi dạy một đứa trẻ tử tế, có trách nhiệm và nhân ái.
1. Dạy con kiểm soát cảm xúc
Tức giận, buồn bã, thất vọng đều có thể ảnh hưởng tới mỗi đứa trẻ ở mức độ nghiêm trọng giống như với người trưởng thành. Nhưng chúng ta vẫn có thể dạy trẻ những bài học về cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và cách không lãng phí quá nhiều năng lượng vào chúng.
Khi trẻ đang trong trạng thái bình tĩnh, hãy dạy chúng mẹo sau: đầu tiên hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, và đếm đến 5. Khi con bạn nổi giận vì chuyện gì đó, hãy nhắc lại cho trẻ 3 bước này và cùng trẻ thực hiện lại.
2. Dạy con biết nhận trách nhiệm
Bố mẹ là những hình mẫu quan trọng để trẻ nhìn vào và bắt chước. Hãy nói chuyện với trẻ về đạo đức và việc giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm tới thế giới xung quanh mình.
Hãy giải thích việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình có ý nghĩa như thế nào. Và quan trọng nhất là đừng quên hành xử đúng với những gì bạn nói và khuyến khích trẻ làm những điều tốt đẹp.
3. Dạy con nhân ái và biết giúp kẻ yếu
Việc trẻ có khả năng đồng cảm với không chỉ người thân, bạn bè, mà còn với cả những người cần giúp đỡ - là rất quan trọng. Hãy hỏi trẻ những câu như là: Con tưởng tượng mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu là người mới trong lớp. Hoặc những vấn đề lớn hơn: Con có thể làm gì cho những bạn nhỏ không có gì để ăn? Những người vô gia cư? Cha mẹ có thể làm nhiều điều để giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm xã hội.
4. Dạy con biết ơn
Việc trẻ không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình biết ơn điều gì đó hoặc ai đó - là rất quan trọng. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt. Ví dụ như: hãy đề nghị trẻ ôm và cảm ơn bà vì những món ngon mà bà làm, nhắc trẻ luôn nói lời cảm ơn bất cứ khi nào cần, cảm ơn bố mẹ vì tất cả những việc mà bạn làm cho con.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không ngại thể hiện sự biết ơn sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người khác.
5. Dạy con điều gì làm nên hành vi tốt và truyền cho trẻ những giá trị gia đình
Phần lớn cha mẹ chỉ đánh giá cao thành tích của trẻ ở trường mà quên mất nên có thái độ tương tự với những hành vi đạo đức của trẻ? Điều quan trọng là phải xác định rõ những giá trị của gia đình bạn và chắc chắn rằng đứa trẻ của bạn luôn tôn trọng chúng trong cả lời nói và hành động. Trẻ có cư xử lễ phép không? Có giữ lời hứa không? Trẻ ứng xử như thế nào với bạn bè hay với những người làm chúng thất vọng? Đừng quên trẻ nhìn vào ai để bắt chước.
6. Dành nhiều thời gian hơn cho con
Hãy tự lưu ý mình nếu những cuộc trò chuyện của bạn với con chỉ đề nói về các hình phạt, nguyên tắc. Hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ tin cậy với con.
Hãy trò chuyện, chơi với trẻ, dành thời gian cho con, đi chơi đâu đó, và đừng bao giờ quên thể hiện cho con biết bạn yêu chúng nhiều như thế nào. Tất cả điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người chân thành, tử tế, hiểu tình yêu và sự tôn trọng là như thế nào và có khả năng chia sẻ những cảm xúc này với người xung quanh.
Theo phunugiadinh
Hiệu trưởng bị xem xét xử lý vì để giáo viên 'không nói suốt ba tháng' Lãnh đạo trường THPT Long Thới bị cho là thiếu sót khi để xảy ra việc cô giáo không giảng bài suốt thời gian dài. Trong báo cáo vừa gửi Thường trực Thành ủy và UBND TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, tình hình học tập và giảng dạy tại trường THPT Long Thới (Nhà Bè) và lớp 11A1...