7 lý do khiến bạn dễ gầy ốm như Nhã Phương, Ngô Kiến Huy
Vì sao nhiều người khó lên ký hoặc dễ bị mất cân nặng?
Ăn kiêng quá mức: Áp dụng thực đơn kiêng khem với số lượng thức ăn ít ỏi trong thời gian dài làm mất cân bằng dinh dưỡng. Lượng thức ăn không đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, buộc cơ thể phải đốt cháy cơ bắp, lấy năng lượng nên hình thể ngày càng gầy gò. Từng bị ám ảnh về cân nặng hậu sinh con, Nhã Phương lao vào tập luyện, ăn kiêng nghiêm ngặt. Có thời điểm cô trông hốc hác, cánh tay khẳng khiu do nhịn ăn, giảm cân khắt khe. Ảnh: Women’s Health, FB Nabi Nhã Phương.
Nhịn ăn thường xuyên: Ngoài Nhã Phương, Bích Phương cũng từng nhịn ăn để nhanh chóng xuống ký. Nếu tần suất nhịn ăn quá nhiều sẽ gây mất khối cơ, cạn kiệt protein. Nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu bị thiếu hụt là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh loãng xương, thiếu máu, viêm loét dạ dày, giảm trí nhớ… Ảnh: Insider, @bichphuongofficial.
Khả năng hấp thu kém: Nhiều người đau đầu vì dù ăn rất nhiều, không bỏ bữa nhưng cân nặng vẫn không cải thiện. Điều này có thể đến từ việc hấp thu kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, thay vì chuyển hóa ở ruột lại đào thải ra ngoài. Từ đó dẫn đến thân hình luôn ở trạng thái gầy gò, xanh xao. Ảnh: Youngisthan.
Thực hiện nhiều bài tập đốt mỡ: Một số bài tập cardio như chạy bộ kiểu HIIT (cardio cường độ cao ngắt quãng), leo núi mô phỏng, bật nhảy kèm hít đất (tabata)… nếu tập quá nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, từ đó đốt cháy protein làm suy giảm cơ bắp. Ngô Kiến Huy chia sẻ tình cờ nhận ra niềm yêu thích môn boxing. Anh thích tập đến mức giảm 10 kg. Giọng ca Truyền thái y từng khiến người hâm mộ lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài hốc hác, chân tay khẳng khiu. Ảnh: Best Health Magazine, @ngokienhuy_bap.
Không bổ sung đủ protein trước và sau khi tập: Khi tập thể thao, đặc biệt trong điều kiện cường độ cao, cơ thể rất cần năng lượng để cung cấp cho quá trình trao đổi chất. Ăn đủ protein trước, sau lúc tập giúp cơ bắp được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh. Còn nếu tập luyện với chiếc bụng đói, cơ bắp sẽ bị phá hủy. Ảnh: Men’s Health.
Video đang HOT
Liên tục bị stress: Stress kéo dài gây nên chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, khó tiêu… Những căn bệnh về đường tiêu hóa khiến bạn giảm sức đề kháng, mệt mỏi, chán ăn, từ đó cân nặng giảm đi nhanh chóng. Có thời điểm Minh Hằng nhìn gầy trơ xương, thiếu sức sống. Cô tiết lộ do bị stress quá nhiều, không thể ăn uống ngon miệng để rồi sụt cân khó kiểm soát. Ảnh: Wembley Clinic, @minhhang2206.
Thiếu ngủ: Khi ngủ đủ giấc quá trình sửa chữa các thương tổn, phục hồi năng lượng diễn ra hiệu quả giúp bạn làm việc cũng như tập thể dục hăng say hơn. Thiếu ngủ dễ gây mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể bị suy nhược, khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến ốm yếu. Ảnh: Health Central.
10 loại thực phẩm đánh bại đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều nên ăn
Nhiều người cho rằng chỉ có ung thư mới là căn bệnh đáng sợ nhất, nhưng nếu chưa từng trải qua giây phút cận kề cái chết do các cục máu đông gây ra, có lẽ họ sẽ vẫn chủ quan với căn bệnh có mức độ tử vong nhanh đến đáng sợ này.
Những cục máu đông hình thành bất thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim bất ngờ, có thể dễ dàng khiến một người đang khỏe mạnh đột nhiên ngã khụy và không thể cứu chữa được.
Sự đông máu là một quá trình cần thiết của cơ thể, nhưng đôi khi các cục máu đông xuất hiện nhiều, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những người có những bệnh lý như dị tật tim bẩm sinh, việc dùng thuốc làm loãng máu là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, các cục máu đông hoàn toàn có thể xuất hiện bất ngờ ở người bình thường. Vì thế, bạn cần phải tăng cường bổ sung những chất làm loãng máu tự nhiên sau để làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông.
1. Củ nghệ
Từ lâu người ta đã biết sử dụng loại gia vị này cho mục đích ẩm thực và dược liệu. Các thành phần trong nghệ chứa curcumin, chất này có đặc tính chống viêm và làm loãng máu hoặc chống đông máu.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy ăn một lượng nghệ hằng ngày có thể giúp cơ thể tránh tình trạng máu đông bất thường.
2. Gừng
Gừng là một loại gia vị chống viêm khác có thể ngăn chặn quá trình đông máu. Trong gừng có chứa một loại axit tự nhiên gọi là salicylate, giúp làm loãng máu nhanh chóng.
Để cơ thể hấp thụ được chất salicylate tự nhiên, bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc khô rồi thêm vào các món ăn hằng ngày.
3. Ớt Cayenne
Ớt Cayenne cũng chứa nhiều salicylate, có thể hoạt động như một chất làm loãng máu mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì là ớt nên nó rất cay, khuyến cáo chỉ nên ăn với số lượng ít.
Ăn thường xuyên loại gia vị này có thể giúp hạ huyết áp, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị thường thấy trong các món ăn, ngoài tác dụng tạo ra mùi thơm kích thích vị giác nó còn hoạt động như một chất kháng sinh và kháng khuẩn tự nhiên.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bột tỏi chống làm hình thành các cục máu đông rất hiệu quả. Những nghiên cứu khác còn cho thấy nó có tác dụng làm loãng máu.
Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Mỹ khuyên mọi người không nên ăn tỏi quá nhiều từ 7 - 10 ngày trước khi phẫu thuật, vì đặc tính chống máu đông sẽ cản trở việc cầm máu.
5. Quế
Quế chứa nhiều chất làm loãng máu coumarin. Hơn nữa, chất warfarin có trong quế được xem như là một loại thuốc làm loãng máu phổ biến, nó có nguồn gốc từ coumarin.
Mặc dù quế có nhiều công dụng tốt cho việc ngăn ngừa các cục máu đông, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương gan. Tốt hơn hết là dùng quế với một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống, ngoài việc sử dụng các chất làm loãng máu tự nhiên khác.
6. Bạch quả
Từ lâu trong Y học cổ truyền Trung Quốc người ta đã sử dụng lá từ cây bạch quả trong suốt hàng ngàn năm. Bạch quả cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu. Mọi người dùng nó trong việc điều trị các rối loạn về máu, giảm trí nhớ và tăng cường năng lượng.
Bạch quả có tác dụng làm tan máu, tiêu sợi huyết. Trong một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất bạch quả có tác dụng như streptokinase, một loại thuốc dùng để điều trị cục máu đông.
7. Chiết xuất hạt nho
Chiết xuất từ hạt nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa huyết áp cao. Ngoài ra, nó còn hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên. Vì những công dụng tuyệt vời này, Trung tâm sức khỏe bổ sung và tích hợp quốc gia ở Mỹ đã khuyến cáo những người bị rối loạn máu, người đang dùng thuốc loãng máu, hoặc người sắp phẫu thuật không nên uống chiết xuất hạt nho.
8. Đồng Quai (Đương qui)
Loại củ này được ví như nhân sâm nữ, một loại thảo dược truyền thống ở Trung Quốc giúp làm giảm đông máu. Hàm lượng chất coumarin trong Đồng Quai khá cao, giúp nó trở thành một chất chống đông máu mạnh.
Đồng Quai thường được pha vào trà hoặc nấu thành canh thảo dược.
9. Feverfew (cúc thơm)
Cúc thơm là một loại thảo dược thường dùng để trị chứng đau nửa đầu và rối loạn tiêu hóa. Nó còn có tác dụng như chất làm loãng máu, ức chế hoạt động của tiểu cầu và ngăn ngừa cục máu đông.
10. Dứa
Bromelain là một loại enzyme phân giải protein được chiết xuất từ nước quả dứa. Nó được xem là phương thuốc hiệu quả cho các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
Nghiên cứu cho thấy bromelain cũng có thể làm loãng máu, phá vỡ và làm giảm sự hình thành cục máu đông.
Mặc dù các thực phẩm trên có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông - một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt hay ăn bao nhiêu cũng được. Bất cứ thực phẩm nào cũng nên tiêu thụ có chừng mực và nếu bạn bị dị ứng hoặc đang có bệnh lý nào đó thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn những thực phẩm này.
7 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh rối loạn nội tiết: Cần kiểm tra sớm để điều chỉnh ngay Rối loạn nội tiết sẽ gây ra những triệu chứng bất thường trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và chất lượng sống. Đây là dấu hiệu cần biết . Nội tiết của phụ nữ thực sự quan trọng và chi phối lớn đến sức khỏe của mỗi người. Nếu trong trường hợp bạn xuất hiện...