7 lợi ích tuyệt vời của nước ép dứa trong mùa hè, nhưng có một số người cần tránh dùng loại nước này
Nước ép dứa là một loại đồ uống nhiệt đới phổ biến. Nhiều nền văn hóa sử dụng quả dứa và nước ép của nó như một phương thuốc dân gian để điều trị hoặc ngăn ngừa các loại bệnh khác nhau.
Healthline đã tổng hợp 7 lợi ích của nước ép dứa đối với sức khỏe được xác nhận qua các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học.
1. Nước ép dứa rất giàu chất dinh dưỡng
Nước ép dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Nước ép dứa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Một cốc (240 mL) chứa khoảng:
Lượng calo: 132
Protein: ít hơn 1 gram
Chất béo: ít hơn 1 gram
Carbs: 33 gram
Đường: 25 gram
Chất xơ: ít hơn 1 gram
Mangan: 55% lượng cơ thể cần hàng ngày
Đồng: 19% lượng cơ thể cần hàng ngày
Vitamin B6: 15% lượng cơ thể cần hàng ngày
Video đang HOT
Vitamin C: 14% lượng cơ thể cần hàng ngày
Thiamine: 12% lượng cơ thể cần hàng ngày
Folate: 11% lượng cơ thể cần hàng ngày
Kali: 7% lượng cơ thể cần hàng ngày
Magiê: 7% lượng cơ thể cần hàng ngày
2. Nước ép dứa chứa các hợp chất bổ sung có lợi
Ngoài giàu vitamin và khoáng chất, nước ép dứa là một nguồn chất chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị hư hại và bệnh tật. Chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, beta carotene và các flavonoid khác nhau giúp trung hòa các hợp chất không ổn định được gọi là gốc tự do, có thể tích tụ trong cơ thể bạn do các yếu tố như ô nhiễm, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh và gây tổn thương tế bào.
Nước ép dứa cũng chứa bromelain, một nhóm enzyme liên quan đến lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và khả năng miễn dịch mạnh hơn.
3. Nước ép dứa có thể ức chế viêm
Nước ép dứa có thể giúp giảm viêm, được cho là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính. Điều này phần lớn là do hàm lượng bromelain có trong nó. Một số nghiên cứu cho thấy hợp chất này có thể hiệu quả như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – nhưng với ít tác dụng phụ hơn.
Trong nước ép dứa chứa thành phần giúp chống viêm, giảm đau rất tốt
Ở châu Âu, bromelain được chấp thuận sử dụng để giảm viêm do chấn thương hoặc phẫu thuật, đồng thời có thể giúp giảm đau và viêm do chấn thương do thể thao, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp đầu gối.
Tuy nhiên, chưa có số liệu nói rõ uống bao nhiêu nước ép dứa mới có thể đạt được lượng bromelain có thể mang lại lợi ích chống viêm giống như những gì được quan sát trong các nghiên cứu.
4. Nước ép dứa giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Nước ép dứa có thể đóng góp cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn. Bromelain, hỗn hợp enzyme tự nhiên có trong nước ép dứa, có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Bromelain cũng có thể cải thiện sự phục hồi các bệnh nhiễm trùng, như viêm phổi, viêm xoang và viêm phế quản, đặc biệt là khi được sử dụng kết hợp với kháng sinh.
5. Tiêu thụ nước ép dứa bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Các enzyme trong nước ép dứa có chức năng như protease. Protease giúp phân hủy protein thành các tiểu đơn vị nhỏ hơn, chẳng hạn như axit amin và peptide nhỏ, sau đó có thể được hấp thụ dễ dàng hơn trong ruột của bạn.
Bromelain, một nhóm các enzyme trong nước ép dứa, đặc biệt có thể giúp cải thiện tiêu hóa ở những người mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa – một tình trạng y tế được gọi là suy tụy. Chất bromelain trong nước ép dứa có thể hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ chống lại vi khuẩn gây hại, tiêu chảy và giảm viêm ở những người bị rối loạn viêm ruột.
6. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất bromelain tự nhiên có trong nước ép dứa cũng có thể có lợi cho tim của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng bromelain có thể giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của cơn đau thắt ngực và các cơn thiếu máu não thoáng qua, đây là hai tình trạng sức khỏe do bệnh tim gây ra.
7. Giúp chống lại một số loại ung thư
Nước ép dứa có thể có tác dụng chống ung thư tiềm năng. Một lần nữa, điều này cũng có thể là do tác dụng lớn của hàm lượng bromelain trong dứa. Bromelain có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành khối u, giảm kích thước của chúng hoặc thậm chí có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu đều là sử dụng lượng bromelain đậm đặc cao hơn nhiều so với bạn uống một ly nước ép dứa. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận mạnh mẽ.
Một số lưu ý khi sử dụng nước ép dứa
Những người mắc bệnh dạ dày hoặc trào ngược thực quản thì không nên uống nước ép dứa
Nước ép dứa thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đồ uống này có tính axit cũng có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở một số người. Cụ thể, những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng nước ép dứa.
Mặc dù có những lợi ích tiềm năng, nhưng điều quan trọng cần nhớ là nước ép dứa chứa ít chất xơ nhưng lại có lượng đường cao. Điều này có nghĩa là nó không có khả năng làm bạn no nhiều như ăn cùng một lượng dứa sống. Do đó, nó có thể thúc đẩy tăng cân ở một số người.
Hơn nữa, trong khi uống một lượng nhỏ nước trái cây có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường tốt nhất không nên uống nước ép dứa.
Thức dậy mà có dấu hiệu đắng, khô miệng có thể bạn bị bệnh ở 5 cơ quan sau
Đừng nghĩ rằng đó là dấu hiệu ở răng miệng mà có thể là biểu hiện bệnh ở các cơ quan khác.
1. Bệnh răng miệng
Nếu bạn cảm thấy miệng đắng và khô sau khi thức dậy và có mùi hôi, đó có thể là biểu hiện của bệnh răng miệng. Các bệnh răng miệng thương gặp dẫn đến triệu chứng này như viêm nướu, nha chu... Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Tốt nhất bạn nên đi khám, đánh răng thường xuyên, điều trị kịp thời những triệu chứng của bệnh răng miệng.
2. Bệnh gan
Bệnh gan gây tác động đến sức khỏe của cơ thể. Chúng cũng có thể biểu hiện ở khô miệng và hôi miệng. Ngoài ra, triệu chứng đắng miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đang âm thầm phát triển trong cơ thể. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò số một trong việc lọc các độc tố. Khi gan bị tổn thương, các độc tố không được lọc, sẽ tồn tại trong cơ thể và biểu hiện lên ở các bộ phận và cả ở miệng. Với vai trò đó, mọi người cần chú ý bảo vệ gan bằng cách ăn uống hợp lý tránh bị nhiễm độc, không nên uống rượu, chú ý ngủ đúng giờ...
3. Bệnh dạ dày
Khô miệng, đắng miệng có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Đây là hệ quả của các tổn thương trong dạ dày. Nhiều người bị viêm dạ dày trào ngược cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Người bị trào ngược cũng có thể bị hôi miệng, khô miệng kèm mùi hôi. Khi có biểu hiện này bạn nên đi khám, chú ý ăn uống và giữ sức khỏe cho dạ dày để tránh bị viêm loét quá nặng.
Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, các triệu chứng đi kèm có thể là ho, đau rát họng, đau ngực... dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác.
4. Bệnh thực quản
Miệng khô đắng, kèm mùi hôi cũng có thể liên quan đến thực quản. Nếu như ai dó bị mắc các bệnh ở thực quản như viêm thực quản trào ngược hay ung thư thực quản có thể dẫn đến những mùi khó chịu trong miệng. Các vấn đề ở miệng thường gặp là hôi miệng, khô miệng và đắng miệng.
Nếu như thực quản bị ảnh hưởng do trào ngược, lâu ngày gây viêm nặng có thể dẫn đến loét hoặc có thể chuyển sang ung thư thực quản. Vì vậy, bạn cần đi khám để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu ở thực quản nhằm điều trị kịp thời.
5. Bệnh thận
Nếu bị khô miệng và đắng miệng khi thức dậy buổi sáng có thể là dấu hiệu của bệnh thận ở mức nặng. Nguyên nhân do chất độc không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể gây các phản ứng trong khoang miệng.
Nói tóm lại, khô miệng, đắng miệng và hôi miệng đều cảnh báo những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Vì vậy, thay vì bỏ qua, bạn cần đi khám để phát hiện được nhanh nhất các bất thường đó. Bất thường ở miệng không có nghĩa chỉ có bệnh ở răng miệng mà còn có thể bênh ở các cơ quan khác.
10 dạng đau bụng cần đi gặp bác sĩ ngay Có nhiều dạng đau bụng, có những dạng đau bụng chỉ đơn giản là do ăn phải thứ gì đó không tốt, nhưng cũng có loại đau bụng do một vấn đề nghiêm trọng. Đau đột ngột xung quanh rốn, có thể kèm theo buồn nôn, sốt, nôn, chán ăn, cảm giác muốn đi tiêu hoặc cứng cơ bụng. Nguyên nhân có thể...