7 loại thực phẩm giúp hạ men gan
7 loại thực phẩm dưới đây có thể giúp hạ men gan, thúc đẩy quá trình tái tạo và tăng cường chức năng miễn dịch của gan.
7 loại thực phẩm giúp hạ men gan
Men gan, hay còn gọi là enzyme gan, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng, cũng như loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi các tế bào gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus viêm gan, tiêu thụ rượu bia quá mức, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, men gan sẽ được giải phóng vào máu, làm tăng nồng độ men gan trong cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm nồng độ men gan, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế bia rượu, đường và chất béo, cũng như tránh ăn mặn. Một số thực phẩm dưới đây có thể giúp hạ men gan, thúc đẩy quá trình tái tạo và tăng cường chức năng miễn dịch của gan.
Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, hỗ trợ duy trì cấu trúc và sự ổn định của gan, giúp tái tạo và chữa lành các tế bào gan.
Chocolate đen chứa nhiều flavonoid và polyphenol, hai hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các phân tử phá hủy tế bào, ngăn chặn viêm nhiễm và tổn thương. Các hợp chất này cũng hỗ trợ chuyển hóa lipid ở gan và ngăn ngừa tình trạng viêm ở người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm hàm lượng LDL-cholesterol xấu và tăng nồng độ HDL-cholesterol tốt, từ đó góp phần hạ men gan.
Video đang HOT
Thực phẩm chứa nhiều leucine, isoleucine và valine
Các thực phẩm chứa nhiều leucine, isoleucine và valine (gọi chung là chất đạm chuỗi nhánh – BCAA) như ức gà, thịt thăn lợn, thịt bò nạc, các loại đậu, trứng và sữa tham gia vào quá trình chuyển hóa protein và chất béo ở gan, tăng sinh tế bào gan ở người mắc bệnh gan không do rượu.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp quá trình bài tiết chất thải và độc tố có hại diễn ra thuận lợi hơn, kiểm soát lượng chất béo và đường hấp thụ trong cơ thể, giảm áp lực lên gan, và giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ men gan. Các loại rau họ cải như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi và cải ngồng cung cấp chất xơ, vitamin C, folate dồi dào, giúp bảo vệ gan khỏi các tổn thương do stress oxy hóa và gốc tự do. Carotenoid và phytonutrient trong rau họ cải cũng giúp ức chế sự tích tụ chất béo và trung hòa các độc tố có hại trong gan.
Thực phẩm giàu omega-3
Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu, bơ thực vật và các loại hạt có đặc tính chống viêm, ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan và giúp hạ thấp nồng độ men gan.
Ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, các loại đậu và gạo lứt giàu chất xơ, kích thích tiêu hóa, tăng tiết dịch mật, hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo, từ đó giảm áp lực lên gan và giúp hạ men gan.
Tỏi và nghệ
Tỏi và nghệ chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ và chữa lành tế bào gan. Selenium trong tỏi giúp tăng hoạt động của các chất chống oxy hóa, giải độc gan. Axit amin arginine trong tỏi giúp giảm cholesterol trong máu và kiểm soát rối loạn chức năng gan. Hoạt chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa và kích thích bài tiết dịch mật, giúp giải độc gan.
Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng không phải trường hợp tăng men gan nào cũng nguy hiểm. Tùy vào bệnh lý, chỉ số men gan có thể tăng ở các mức độ khác nhau. Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp, đặc biệt là trong các trường hợp gan bị nhiễm độc nghiêm trọng hoặc viêm gan cấp và mạn tính.
Đậu nành - lựa chọn hàng đầu trong xu hướng dinh dưỡng thực vật
Với lượng dưỡng chất dồi dào, đậu nành mang lại nhiều lợi ích độc đáo cho sức khoẻ.
Đó là lý do thực phẩm từ đậu nành trở thành lựa chọn lý tưởng của cộng đồng sống khoẻ lành cùng dinh dưỡng thực vật.
Đạm đậu nành đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể
Nghiên cứu cho thấy đậu nành là loại hạt thực vật có đạm hoàn chỉnh, xét theo lượng axit amin mà thực phẩm từ đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể. Axit amin có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người chỉ có thể sản xuất một số axit amin, còn 9 loại axit amin thiết yếu (histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine) chỉ có thể nạp vào thông qua tiêu thụ thực phẩm phù hợp. Chính vì thế, thực phẩm chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu này được coi là đạm hoàn chỉnh, bao gồm thịt động vật, thực phẩm sữa và thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, edamame, tempeh, sữa đậu nành và hơn thế nữa.
Những loại thực phẩm giàu đạm nhất theo hệ thống dữ liệu FoodData Central (2023) của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Bên cạnh đó, đậu nành là nguồn thực phẩm giàu chất béo thực vật và dầu đậu nành còn cung cấp hàm lượng axit béo thiết yếu không no như omega-6 và omega-3. Nhờ vậy, khi tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành, bên cạnh lượng đạm thực vật chất lượng cao, cơ thể cũng được cung cấp đồng thời lượng chất béo không no có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, khi đề cập đến hàm lượng đạm ở đậu nành, TS. Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ nhận xét: "So với các loại đậu phổ biến khác, đậu nành cung cấp nhiều đạm hơn và chất lượng đạm của đậu nành cũng cao hơn, kể cả so với các nguồn đạm từ các loại đậu khác".
Hàm lượng đạm và chất béo của đậu nành cao hơn hẳn so với các loại đậu phổ biến
Đáng chú ý, đậu nành còn cung cấp những chất khác có lợi cho cơ thể như isoflavone, chất xơ, canxi, folate, kali, chất chống oxy hóa... Nhờ đó, đậu nành lên ngôi và trở thành nguồn dinh dưỡng thực vật lý tưởng, giải quyết được nhu cầu cần thiết về dinh dưỡng lẫn sức khỏe của cơ thể một cách đơn giản và linh hoạt.
"Hạt vàng" sở hữu lợi ích trong cuộc sống hiện đại
"Đạm đậu nành giúp giảm cholesterol trong máu" là đặc tính mà TS. Mark Messina đề cập đầu tiên khi nhắc đến những lợi ích cho sức khỏe từ đậu nành. Đặc tính này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức công nhận vào năm 1999 trong công bố về sức khỏe: "Tiêu thụ 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch". Ngoài ra, FDA còn xác nhận công bố về sức khỏe năm 2017: "Dầu đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành".
Đậu nành lên ngôi trong số các nguồn dinh dưỡng thực vật nhờ những lợi ích tốt cho sức khỏe
Với nam giới, hàm lượng đạm cao trong thực phẩm từ đậu nành hỗ trợ việc tạo khối lượng cơ bắp và sức mạnh ở những người đang tập luyện sức đề kháng. Nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cũng như chứng loãng xương và các vấn đề về xương khác. Đồng thời, "hạt vàng" đậu nành còn có hiệu quả trong việc hỗ trợ chống teo cơ ở người cao tuổi.
Ngoài ra, thực phẩm từ đậu nành có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh vì chúng là nguồn cung cấp isoflavone độc đáo giúp giảm tần suất bốc hỏa và cải thiện chức năng nội mô, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Loại phytoestrogen này còn có thể giúp phái đẹp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú, giảm nếp nhăn, kiểm soát cân nặng, cải thiện trí nhớ...
Thực phẩm từ đậu nành cũng được khuyên dùng cho trẻ em
Đặc biệt, với trẻ em, thực phẩm từ đậu nành cung cấp nguồn đạm chất lượng cao với hàm lượng chất béo bão hòa thường thấp hơn so với các nguồn đạm được tiêu thụ phổ biến khác. Các nghiên cứu chứng minh rằng trẻ em có thể hấp thụ được thực phẩm từ đậu nành như các thực phẩm khác. Điều này rất có lợi vì sữa đậu nành tăng cường vi chất là sản phẩm thay thế sữa thực vật duy nhất được các chuyên gia y tế phê duyệt cho trẻ em từ một đến năm tuổi.
Nhìn chung, trong xu hướng dinh dưỡng thực vật đang phát triển, đậu nành là loại hạt thực vật trung tâm nhờ các thành phần hoàn hảo từ chất đạm, chất béo, chất xơ và các hoạt chất khác. Các gia đình Việt cũng có thể đưa đậu nành vào khẩu phần hằng ngày một cách đầy đủ, thuận tiện và nhanh chóng như bổ sung đạm đậu nành cho các bữa ăn trong ngày của bạn với hộp sữa đậu nành Fami hoặc thức uống chứa đạm đậu nành, ngũ cốc hoặc granola giàu đạm đậu nành, salad trộn bắp và edamame, phô mai đậu nành, đậu nành rang hoặc hấp, món kabob với đậu hũ kèm rau củ nướng xiên que...
Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra? Gan là cơ quan chính chuyển hóa thuốc trong cơ thể nhưng nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau. 1. Vì sao thuốc có thể gây tổn thương gan? Các tổn thương gan do thuốc có thể từ nhẹ như tăng chỉ số chức năng gan không có triệu chứng đến nghiêm trọng như viêm...