7 điều khiến tướng hỗ trợ DOTA 2 uất ức nhất
Tướng hỗ trợ DOTA 2 thường trở thành tâm điểm của sự chỉ trích nếu role mà họ đi xảy ra bất cứ biến cố gì.Nếu chơi vị trí hỗ trợ trong DOTA 2, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cảm giác uất ức khi bị đồng đội chỉ trích mà lỗi lại không hoàn toàn thuộc về mình. Dưới đây là một số lý do khiến cho người chơi tướng hỗ trợ trong DOTA 2 phải ức chảy máu mắt.
Người chơi không chịu quan sát các vị trí đã được cắm mắt trên bản đồ
Mắt đương nhiên là rất quan trọng bởi chúng sẽ cho tầm nhìn trên bản đồ. Nếu cắm mắt hợp lý, bạn có thể nhìn thấy hầu hết sự di chuyển của Hero đối phương. Tầm nhìn cũng là tiền đề để team bạn có thể tổ chức một đợt gank hoặc thoát khỏi pha gank của đối phương.
Cắm mắt hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho team.
Nếu chơi DOTA 2, tôi chắc chắn rằng bạn ít nhiều đã nghe những người chơi phàn nàn về việc tướng hỗ trợ của họ không cắm mắt. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận một điều rằng việc cắm mắt chỉ có ích nếu bạn cũng như các đồng đội của mình chịu khó quan sát mini map (bản đồ con). Vì thế, nếu tôi cắm mắt gần rune trong phạm vi sông, tôi hi vọng bạn có thể quan sát thấy tướng đối phương đang di chuyển từ sông vào trong rừng và chuẩn bị tiến tới lane để tiêu diệt bạn.
Việc cắm mắt sẽ tiêu tốn lượng vàng còn quan sát map không thì không, vậy nên hãy chú ý điều này trước khi chỉ trích bất cứ ai.
Người chơi không chịu đứng trong phạm vi hồi máu
Một trong những bổn phận của tướng hỗ trợ là giúp cho Core Hero an toàn ở lane. Ví dụ, nếu bạn bị kéo máu khá nhiều trong khi đồng đội đi cùng là những Enchantress hay Witch Doctor và họ sử dụng Attendance, VooDoo (các skill hồi máu), nó có nghĩa là họ đang cố gắng bổ sung lượng máu cho bạn.
Vậy nên, trừ khi bạn có một lý do bất khả kháng nào đó, nếu không đừng rời khỏi phạm vi hiệu ứng của skill hồi máu. Bạn có thể tưởng tượng được tướng hỗ trợ sẽ uất ức ra sao khi họ cố gắng hồi máu cho bạn, mà bạn lại di chuyển ra khỏi phạm vi hiệu ứng để rồi mất mạng vô ích bởi lượng máu không đủ.
Người chơi sau khi được cứu vẫn cố quay lại để rồi phải bỏ mạng
Sự bực tức sẽ được đẩy lên cao độ nếu bạn đi hỗ trợ cho các game thủ hấp tấp. Nếu trong một pha giao tranh chắc chắn một trong hai người phải bỏ mạng, đương nhiên tướng hỗ trợ sẽ sẵn sàng chết để bảo vệ cho Core Hero. Vì vậy, nếu tướng hỗ trợ lao lên trước và cố gắng cứu bạn, đừng để sự hi sinh đó là vô ích. Hãy trốn thoát và để tướng hỗ trợ chết, điều đó sẽ giúp bạn sống, farm và tiêu diệt đối phương sau đó.
Nó được hiểu đơn giản là hi sinh một pha giao tranh để giành phần thắng chung cuộc. Điều đó không hề ngu ngốc, rất nhiều top team DOTA 2 trên thế giới đã làm như vậy.
Người chơi không phân biệt giữa quấy rối và lao lên sống còn với đối phương
Đôi khi Supports liên tục ở sát bên Carry để chắc chắn rằng đồng đội được an toàn và farm tối đa nhất có thể. Tuy nhiên, thi thoảng họ cũng lao lên và tấn công với mục đích đẩy lùi đối phương. Điều đó gọi là sự quấy rối, không có nghĩa là Carry cũng lao lên khô máu. Sự khác nhau giữa chúng, quấy rối là để gây áp lực lên đối phương, phá last hit của chúng trong khi Carry team mình có thể farm thoải mái hơn.
Video đang HOT
Tướng hỗ trợ chỉ cố gắng quấy rối đối phương.
Còn lao lên khô máu có nghĩa là dùng tất cả những gì mình có để lấy mạng Hero địch. Nếu Support cố gắng tạo khoảng trống cho bạn, điều tốt nhất bạn có thể làm là farm, farm và farm. Đừng cố gắng lao lên để rồi bị mất máu, mất mana, mất chỉ số lính, mất kinh nghiệm và tệ hại nhất là mất luôn mạng.
Người chơi không hiểu việc kéo creep và liên tục phàn nàn
Support thường cố gắng kiếm tiền nhờ vào Assists (hỗ trợ) hoặc ăn creep rừng. Việc kéo Creep (Creep Pulling) không chỉ giúp support farm mà còn giữ cho creep mình không bị đẩy lên quá cao, đồng thời khiến cho Hero đối phương bị mất một vài chỉ số lính cũng như điểm kinh nghiệm. Tương tự, khi kéo Creep thì Creep đối phương sẽ đẩy lên gần trụ mình và như thế Carry team bạn sẽ an toàn farm hơn.
Việc kéo creep sẽ mang lại rất nhiều lợi thế.
Bây giờ tôi sẽ nói về những kinh nghiệm của bản thân khi đi lane cũng với một Carry không hiểu gì về việc kéo Creep. Họ liên tục phàn nàn rằng họ không có sự hỗ trợ của creep mình, nó khiến cho họ liên tục bị mất máu và khó farm. Do đó, thay vì cố gắng farm an toàn sau trụ, họ lại rời khỏi lane và tiến vào rừng ăn creep để rồi bị mất lượng máu còn nhiều hơn.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã để mất một lượng lớn Creep ở ngoài, đồng thời đối phương cũng sẽ tận dụng cơ hội đó để push trụ, xấu hơn là họ sẵn sàng băng trụ giết người nếu có cơ hội.
Người chơi không chịu nhớ khoảng thời gian delay của skill
Việc chơi Lina hay Leshrac hỗ trợ sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu bạn là tướng duy nhất có khả năng stun. Nói như vậy là bởi kĩ năng stun của những Hero này có một khoảng thời gian chờ trước khi thực hiện (casting animation and delay), và đương nhiên điều này sẽ tạo cơ hội cho đối phương tránh né.
Để thực hiện thành công các pha stun thì cần phải có timing tốt, lựa chọn vị trí hoàn hảo và cộng thêm một chút may mắn (hack não đối phương). Vì thế, nếu bạn là một tướng Carry đi lane với những dạng hero kể trên, đừng phàn nàn khi họ không dùng skill stun.
Đó không hoàn toàn là lỗi của họ, bạn nên hiểu rằng việc sử dụng kĩ năng stun một cách hấp tấp là sai lầm và hoàn toàn có thể phải trả một cái giá rất đắt.
Kết
Support là một vị trí quan tương đương với các đồng đội khác trong team. Đừng nghĩ rằng việc họ không cần farm, không cần điểm kinh nghiệm là bạn có thể chỉ trích họ mỗi khi team bị thọt. Nếu bạn là một người chơi support, điều gì là kinh khủng nhất mà bạn đã từng phải nhận từ chính đồng đội của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi, và biết đâu nó có thể khiến những người chơi khác có cái nhìn tốt hơn về tướng support trong từng trường hợp.
Theo VNE
7 điều khiến tướng hỗ trợ DOTA 2 uất ức nhất
Tướng hỗ trợ DOTA 2 thường trở thành tâm điểm của sự chỉ trích nếu role mà họ đi xảy ra bất cứ biến cố gì.Nếu chơi vị trí hỗ trợ trong DOTA 2, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cảm giác uất ức khi bị đồng đội chỉ trích mà lỗi lại không hoàn toàn thuộc về mình. Dưới đây là một số lý do khiến cho người chơi tướng hỗ trợ trong DOTA 2 phải ức chảy máu mắt.
Người chơi không chịu quan sát các vị trí đã được cắm mắt trên bản đồ
Mắt đương nhiên là rất quan trọng bởi chúng sẽ cho tầm nhìn trên bản đồ. Nếu cắm mắt hợp lý, bạn có thể nhìn thấy hầu hết sự di chuyển của Hero đối phương. Tầm nhìn cũng là tiền đề để team bạn có thể tổ chức một đợt gank hoặc thoát khỏi pha gank của đối phương.
Cắm mắt hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho team.
Nếu chơi DOTA 2, tôi chắc chắn rằng bạn ít nhiều đã nghe những người chơi phàn nàn về việc tướng hỗ trợ của họ không cắm mắt. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận một điều rằng việc cắm mắt chỉ có ích nếu bạn cũng như các đồng đội của mình chịu khó quan sát mini map (bản đồ con). Vì thế, nếu tôi cắm mắt gần rune trong phạm vi sông, tôi hi vọng bạn có thể quan sát thấy tướng đối phương đang di chuyển từ sông vào trong rừng và chuẩn bị tiến tới lane để tiêu diệt bạn.
Việc cắm mắt sẽ tiêu tốn lượng vàng còn quan sát map không thì không, vậy nên hãy chú ý điều này trước khi chỉ trích bất cứ ai.
Người chơi không chịu đứng trong phạm vi hồi máu
Một trong những bổn phận của tướng hỗ trợ là giúp cho Core Hero an toàn ở lane. Ví dụ, nếu bạn bị kéo máu khá nhiều trong khi đồng đội đi cùng là những Enchantress hay Witch Doctor và họ sử dụng Attendance, VooDoo (các skill hồi máu), nó có nghĩa là họ đang cố gắng bổ sung lượng máu cho bạn.
Vậy nên, trừ khi bạn có một lý do bất khả kháng nào đó, nếu không đừng rời khỏi phạm vi hiệu ứng của skill hồi máu. Bạn có thể tưởng tượng được tướng hỗ trợ sẽ uất ức ra sao khi họ cố gắng hồi máu cho bạn, mà bạn lại di chuyển ra khỏi phạm vi hiệu ứng để rồi mất mạng vô ích bởi lượng máu không đủ.
Người chơi sau khi được cứu vẫn cố quay lại để rồi phải bỏ mạng
Sự bực tức sẽ được đẩy lên cao độ nếu bạn đi hỗ trợ cho các game thủ hấp tấp. Nếu trong một pha giao tranh chắc chắn một trong hai người phải bỏ mạng, đương nhiên tướng hỗ trợ sẽ sẵn sàng chết để bảo vệ cho Core Hero. Vì vậy, nếu tướng hỗ trợ lao lên trước và cố gắng cứu bạn, đừng để sự hi sinh đó là vô ích. Hãy trốn thoát và để tướng hỗ trợ chết, điều đó sẽ giúp bạn sống, farm và tiêu diệt đối phương sau đó.
Nó được hiểu đơn giản là hi sinh một pha giao tranh để giành phần thắng chung cuộc. Điều đó không hề ngu ngốc, rất nhiều top team DOTA 2 trên thế giới đã làm như vậy.
Người chơi không phân biệt giữa quấy rối và lao lên sống còn với đối phương
Đôi khi Supports liên tục ở sát bên Carry để chắc chắn rằng đồng đội được an toàn và farm tối đa nhất có thể. Tuy nhiên, thi thoảng họ cũng lao lên và tấn công với mục đích đẩy lùi đối phương. Điều đó gọi là sự quấy rối, không có nghĩa là Carry cũng lao lên khô máu. Sự khác nhau giữa chúng, quấy rối là để gây áp lực lên đối phương, phá last hit của chúng trong khi Carry team mình có thể farm thoải mái hơn.
Tướng hỗ trợ chỉ cố gắng quấy rối đối phương.
Còn lao lên khô máu có nghĩa là dùng tất cả những gì mình có để lấy mạng Hero địch. Nếu Support cố gắng tạo khoảng trống cho bạn, điều tốt nhất bạn có thể làm là farm, farm và farm. Đừng cố gắng lao lên để rồi bị mất máu, mất mana, mất chỉ số lính, mất kinh nghiệm và tệ hại nhất là mất luôn mạng.
Người chơi không hiểu việc kéo creep và liên tục phàn nàn
Support thường cố gắng kiếm tiền nhờ vào Assists (hỗ trợ) hoặc ăn creep rừng. Việc kéo Creep (Creep Pulling) không chỉ giúp support farm mà còn giữ cho creep mình không bị đẩy lên quá cao, đồng thời khiến cho Hero đối phương bị mất một vài chỉ số lính cũng như điểm kinh nghiệm. Tương tự, khi kéo Creep thì Creep đối phương sẽ đẩy lên gần trụ mình và như thế Carry team bạn sẽ an toàn farm hơn.
Việc kéo creep sẽ mang lại rất nhiều lợi thế.
Bây giờ tôi sẽ nói về những kinh nghiệm của bản thân khi đi lane cũng với một Carry không hiểu gì về việc kéo Creep. Họ liên tục phàn nàn rằng họ không có sự hỗ trợ của creep mình, nó khiến cho họ liên tục bị mất máu và khó farm. Do đó, thay vì cố gắng farm an toàn sau trụ, họ lại rời khỏi lane và tiến vào rừng ăn creep để rồi bị mất lượng máu còn nhiều hơn.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã để mất một lượng lớn Creep ở ngoài, đồng thời đối phương cũng sẽ tận dụng cơ hội đó để push trụ, xấu hơn là họ sẵn sàng băng trụ giết người nếu có cơ hội.
Người chơi không chịu nhớ khoảng thời gian delay của skill
Việc chơi Lina hay Leshrac hỗ trợ sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu bạn là tướng duy nhất có khả năng stun. Nói như vậy là bởi kĩ năng stun của những Hero này có một khoảng thời gian chờ trước khi thực hiện (casting animation and delay), và đương nhiên điều này sẽ tạo cơ hội cho đối phương tránh né.
Để thực hiện thành công các pha stun thì cần phải có timing tốt, lựa chọn vị trí hoàn hảo và cộng thêm một chút may mắn (hack não đối phương). Vì thế, nếu bạn là một tướng Carry đi lane với những dạng hero kể trên, đừng phàn nàn khi họ không dùng skill stun.
Đó không hoàn toàn là lỗi của họ, bạn nên hiểu rằng việc sử dụng kĩ năng stun một cách hấp tấp là sai lầm và hoàn toàn có thể phải trả một cái giá rất đắt.
Kết
Support là một vị trí quan tương đương với các đồng đội khác trong team. Đừng nghĩ rằng việc họ không cần farm, không cần điểm kinh nghiệm là bạn có thể chỉ trích họ mỗi khi team bị thọt. Nếu bạn là một người chơi support, điều gì là kinh khủng nhất mà bạn đã từng phải nhận từ chính đồng đội của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi, và biết đâu nó có thể khiến những người chơi khác có cái nhìn tốt hơn về tướng support trong từng trường hợp.
Theo VNE
Giải thưởng DOTA 2 The International vượt ngưỡng 100 tỷ đồng Tính tới điểm 10 giờ sáng ngay hôm nay 15/5, giải thưởng của DOTA 2 TI4 đã gần cán mốc 5 triệu USD.Vao ngay hôm qua, 14/5, DOTA 2 The International 4 (TI4) đa chinh thưc can môc giai thương lên tơi 4.5 triệu USD tương đương vơi hơn 90 ti đông. Sưc hut cua TI4 - giai đâu DOTA 2 lơn nhât...