7 điều cha mẹ nên tránh làm trước mặt con
Dù lịch trình bận rộn hay cuộc sống căng thẳng đến đâu, có một số điều cha mẹ phải tránh làm trước mặt con cái.
Thể hiện các dấu hiệu hung hăng, to tiếng hoặc bạo lực trước mặt con có thể khiến con cảm thấy cực kỳ bất an và sợ hãi. (Ảnh: ITN).
Trẻ em là những tâm hồn ngây thơ, luôn đòi hỏi tình yêu và sự quan tâm. Trong khi các bậc cha mẹ đang gánh trên vai hàng tấn trách nhiệm căng thẳng, họ quên rằng đôi khi họ đang vô tình tước đi một số nhu cầu cơ bản nhất của con cái.
Họ cũng không thể ý thức được rằng mọi hành động hoặc phản ứng mà họ làm trước mặt con sẽ có một số ảnh hưởng đến con. Trong mọi trường hợp, một số hành vi cha mẹ nhất định không nên làm trước mặt trẻ:
Cha mẹ có thể có nhiều lý do để không thể bù đắp cho con cái. Tất cả bắt nguồn từ việc họ có quá nhiều việc phải làm và không thể tập trung vào bất cứ điều gì đúng cách.
Nhưng nói dối con là hành vi không chính đáng, bất kể lý do là gì. Trẻ em còn nhỏ, thiếu kinh nghiệm và ngây thơ vì thế trẻ sẽ không thể nắm bắt được ranh giới giữa tốt và xấu.
Sẽ là một cơn ác mộng đối với cha mẹ khi họ phát hiện con cũng đang làm điều tương tự với họ.
Video đang HOT
. Con cần tình yêu và sự chăm sóc của bạn chứ không phải sự tức giận của bạn. (Ảnh: ITN).
Thể hiện các dấu hiệu hung hăng, to tiếng hoặc bạo lực trước mặt con có thể khiến con cảm thấy cực kỳ bất an và sợ hãi, đồng thời cũng có thể khiến trẻ hình thành những thói quen này khi chúng lớn lên.
Theo một báo cáo của UNICEF, việc thể hiện những dấu hiệu hung hăng, tranh cãi gay gắt hoặc bạo lực gia đình trước mặt trẻ sẽ khiến trẻ lớn lên với những vấn đề tương tự trong tương lai.
Chế nhạo con trước mặt người khác
Trêu chọc hoặc chế giễu những phản ứng ngây thơ của con có vẻ buồn cười và không có gì nghiêm trọng vào lúc này, nhưng nó có thể để lại một số tác động tiêu cực nghiêm trọng đến đứa trẻ trong những năm tháng sau này.
Việc bị chế nhạo không chỉ tạo ra một ký ức đau buồn cho đứa trẻ mà còn làm giảm đáng kể lòng tự trọng và sự tự tin của chúng.
Bạo lực và hung hăng với con
Mỗi khi bạn nổi cơn thịnh nộ, con sẽ trở nên rụt rè hơn khi thấy bạn xuất hiện. (Ảnh: ITN).
Con cần tình yêu và sự chăm sóc của bạn chứ không phải sự tức giận của bạn. Đôi lúc con có thể khiến bạn “nổi điên”, nhưng cha mẹ có trách nhiệm không được mất bình tĩnh, giơ tay đe dọa hoặc quát mắng con.
Mỗi khi bạn nổi cơn thịnh nộ, con sẽ trở nên rụt rè hơn khi thấy bạn xuất hiện và thậm chí sẽ ngại nói chuyện với bạn, không dám chia sẻ với bạn.
Đồ ăn vặt hoặc đồ ăn nhanh có vẻ là những lựa chọn tiện lợi cho con, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng chúng thiếu giá trị dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho trẻ.
Hơn nữa, chúng gây nghiện và sẽ khiến con thèm ăn bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn nên tránh ăn đồ ăn vặt trước mặt con, bởi hành vi này khiến con tin rằng chúng cũng được phép làm như thế.
Sử dụng điện thoại quá nhiều
Nhìn chằm chằm vào điện thoại mọi lúc và bỏ bê thời gian mà con đang chờ đợi một cách tuyệt vọng để được chơi với bạn là không công bằng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đưa máy tính bảng hoặc điện thoại cho con để “thoát khỏi” con trong chốc lát. Những hành vi này sẽ thuyết phục trẻ rằng việc dành hàng giờ dán mắt vào màn hình điện thoại và máy tính bảng là hoàn toàn ổn.
Đừng làm việc nhà cho con
Cha mẹ nào cũng thích mọi thứ được thực hiện theo một nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, khăn tắm cần phải được gấp như thế nào, hoặc bát đũa phải được sắp xếp ngăn nắp ra sao,…
Bạn có thể tự làm những việc đó theo ý mình, nhưng đây không phải là một ý tưởng hay. Trẻ em sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc tự lập và học các kỹ năng sống nếu chúng ta liên tục can thiệp và làm mọi việc cho chúng.
Thay vì làm thay, cha mẹ chỉ nên giúp đỡ và khen ngợi con vì những gì con đang làm tốt và đưa ra đề xuất để cải thiện. Điều này sẽ giúp con tự hào khi làm tốt và khuyến khích con tiếp tục hoàn thành xuất sắc công việc trong tương lai.
Bố mẹ chia tài sản cho một người mà chúng tôi không ngờ tới
Khi bố mẹ gọi anh em tôi về họp gia đình, chúng tôi bất ngờ bởi ông bà muốn chia tài sản cho một người ngoài gia đình.
12 năm nay, anh em tôi đều lập nghiệp trên thành phố. Bố mẹ ở quê, nhiều khi nghĩ đến cũng xót xa nhưng chúng tôi không biết phải làm sao. Chúng tôi không thể từ bỏ công việc, gia đình để về quê được. Hơn nữa, ở quê, chúng tôi sẽ rất khó tìm việc làm, rất khó để phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một năm, anh em tôi về thăm quê, thăm bố mẹ 3 - 4 lần, theo các dịp lễ Tết và lần nào, chúng tôi cũng gửi tiền cho ông bà.
Cạnh nhà tôi có anh hàng xóm tên Đạt, bằng tuổi tôi, tính tình chất phác thật thà. Tôi hay gửi gắm bố mẹ cho anh ấy, những khi ông bà đau bệnh, anh ấy sẽ giúp chúng tôi chăm sóc họ. Tiền viện phí, thuốc thang, tôi và anh trai sẽ chuyển khoản trả lại cùng một khoản tiền nữa, gọi là cảm ơn.
Tuần trước, bố mẹ gọi anh em tôi về họp gia đình. Vì bố mẹ nói có việc quan trọng nên chúng tôi thu xếp công việc để về ngay. Trong buổi họp, bố tôi bỗng bàn đến chuyện phân chia tài sản. Ông nói sẽ để lại tài sản cho anh hàng xóm bởi anh ấy đã chăm sóc ông bà suốt 12 năm qua mà chưa một lời than thở; dù không phải ruột thịt. Bố tôi còn kể lại lần mình nằm viện vì bị đột quỵ cũng là nhờ anh Đạt phát hiện kịp thời, đưa đến viện và chăm sóc ông như cha ruột.
Mẹ tôi nói thêm rằng em trai của anh Đạt sắp lấy vợ nên vợ chồng anh ấy phải chuyển ra ngoài ở riêng mà không có tiền mua đất xây nhà; ông bà định nhận anh ấy làm con nuôi để thuận tiện sang tên tài sản. Đây cũng là để giúp chúng tôi có thể yên tâm làm việc ở thành phố bởi ông bà đã có người chăm sóc, phụng dưỡng lúc về già rồi.
Anh em tôi thẫn thờ nhìn nhau, không sao tin nổi bố mẹ lại quyết định để lại hết tài sản cho một người không phải ruột thịt, không phải con ruột. Anh trai tôi chấp nhận theo ý của bố mẹ, miễn là ông bà cảm thấy hợp tình hợp lý. Nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Dù gì, chúng tôi cũng là con cái ruột thịt, sao ông bà không chia cho chúng tôi một phần đất nào mà lại để hết cho người hàng xóm? Biết là anh ấy có công chăm sóc ông bà nhưng tiền bạc là của chúng tôi bỏ ra. Sau này khi ông bà mất, anh em tôi cũng là người thờ cúng. Tôi có nên phản bác cách làm của bố mẹ không?
Mỹ Hạnh
Cha mẹ mất, cô dâu 61 tuổi đi lấy chồng được anh trai trao của hồi môn Trong đám cưới, cô dâu Trần Dung không kìm được cảm xúc, bật khóc nghẹn ngào. Trong ngày vui trọng đại nhất cuộc đời mỗi người, ai cũng mong có cha mẹ, anh em, người thân ở bên, chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng. Mạng xã hội mới đây lan truyền đoạn clip xúc động trong đám cưới, cô dâu lớn tuổi được...