7 dấu hiệu thừa canxi gây nguy hiểm mà bạn không biết
Thừa canxi gây suy yếu xương, tạo sỏi thận, cản trở hoạt động của tim và não. Những dấu hiệu thừa canxi dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị.
Thừa canxi là gì?
Thừa canxi là tình trạng nồng độ canxi trong cơ thể nhiều hơn mức bình thường, điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chủ yếu gây thừa canxi bao gồm: Ung thư, tác dụng phụ của một số loại thuốc, uống quá nhiều thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
Các dấu hiệu thừa canxi chuyển biến từ nhẹ cho đến nặng như sau:
Táo bón là dấu hiệu thừa canxi giai đoạn nhẹ
Canxi là một chất mà cơ thể khó hấp thu hết hoàn toàn. Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể hấp thu 60% lượng canxi được cung cấp, người trưởng thành có tỉ lệ này thấp hơn từ 15 – 20%.
Lượng canxi dư thừa còn lại kết hợp với chất xơ trong thực vật dẫn đến kết tủa canxi và bị đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước cao, khi đi tới ruột non, chúng hút cạn nước làm phân rắn và cứng gây ra tình trạng táo bón.
Đau bụng, buồn nôn
Video đang HOT
Đau bụng, buồn nôn là dấu hiệu thừa canxi thường gặp phải. Đồ họa: Hồng Nhật
Đau bụng, buồn nôn là một trong những biểu hiện thừa canxi. Bởi dư thừa canxi khiến cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với số lượng lớn. Điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp – căn bệnh khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn.
Ngoài ra, thừa canxi còn ảnh hưởng tới dạ dày và gây ra cảm giác khó chịu.
Biếng ăn do thừa canxi gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể. Đồ họa: Hồng Nhật
Biếng ăn là dấu hiệu thừa canxi không chỉ có ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng gặp phải. Thừa canxi gây ảnh hướng tới hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, ăn không ngon miệng và làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Điều này khiến cơ thể bạn xanh xao, mệt mỏi và suy dinh dưỡng.
Đau xương và các cơ
Trong hầu hết các trường hợp, lượng canxi dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa xương khiến xương bị yếu đi, kém linh, hoạt, dễ gãy hơn. Ngoài ra, thừa canxi còn gây co cơ, chuột rút, đau nhức các cơ.
Thường xuyên mệt mỏi và mất tập trung
Thừa canxi làm cho lượng canxi trong máu tăng, gây cản trở hoạt động của não, dẫn đến mất tập trung, thờ ơ và mệt mỏi, nặng hơn còn có thể gây ra trầm cảm.
Đi tiểu nhiều, đi tiểu ra máu
Canxi dư thừa khiến thận của bạn làm việc nhiều hơn. Điều này có thể gây ra cảm giác khát nước, háo nước quá mức và đi tiểu thường xuyên. Thậm chí, bạn có thể đi tiểu ra máu và cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện.
Lượng canxi trong cơ thể quá nhiều khiến cho nồng độ canxi trong máu tăng cao đột biến. Điều đó gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Dưới ảnh hưởng của canxi, cơ thể tiết nhiều hormone khác nhau tạo ra những cơn đau tim.
Dư thừa canxi cũng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khiến cơ thể hay bị mệt mỏi và chóng mặt.
Dầu cá, vitamin D bổ sung không ngăn ngừa được rung tâm nhĩ
Nhiều người dùng dầu cá hoặc chất bổ sung vitamin D với hy vọng tránh được một loạt bệnh tật, trong đó có A-Fib (rung tâm nhĩ). Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy các chất dinh dưỡng này không bảo vệ chống lại chứng rối loạn nhịp tim phổ biến và tiềm ẩn này.
Ảnh minh họa
A-Fib ảnh hưởng đến khoảng 2,7 triệu người Mỹ và có thể dẫn đến các biến chứng như cục máu đông, đột quỵ và suy tim. Nguy cơ mắc A-Fib tăng theo tuổi tác, huyết áp cao và uống nhiều rượu và có thể phổ biến hơn ở một số gia đình.
Kết quả nghiên cứu không ủng hộ việc sử dụng axit béo omega-3 hoặc vitamin D để ngăn ngừa rung nhĩ. Tuy nhiên, những chất bổ sung này không làm tăng nguy cơ chung của rung tâm nhĩ và an toàn cho những bệnh nhân đang sử dụng những chất bổ sung này vì những lý do khác. TS Christine Albert, chủ tịch sáng lập Khoa Tim mạch tại Viện tim Smidt của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo các nhà điều tra, nghiên cứu trước đây chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về lợi ích hay tác hại của vitamin D và axit béo omega-3 khi nói đến A-Fib. Nghiên cứu này kéo dài 5 năm, bao gồm hơn 25.000 người lớn, từ 50 tuổi trở lên, không có tiền sử mắc bệnh rung tâm nhĩ. Các nhà khoa học đã tìm cách xác định xem liệu việc bổ sung vitamin D3 2000 IU / ngày hoặc 840 mg / ngày axit béo omega-3 có làm giảm nguy cơ phát triển chứng loạn nhịp tim hay không.
Trong quá trình nghiên cứu 3,6% người tham gia phát triển A-Fib, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ mắc A-Fib giữa những người dùng bổ sung axit béo omega-3 và / hoặc bổ sung vitamin D3 so với những người dùng giả dược.
Tiến sĩ Mitchell Weinberg, chủ nhiệm khoa tim mạch tại Bệnh viện Đại học Staten Island ở Thành phố New York (người không tham gia vào nghiên cứu) cho biết, nhiều người đặt quá nhiều hy vọng vào sức mạnh của thực phẩm bổ sung để cải thiện sức khỏe của họ.
Ý tưởng bổ sung nhiều loại vitamin nhất định sẽ kéo dài tuổi thọ hoặc mang lại những lợi ích sức khỏe bổ sung đáng kể là rất hấp dẫn đối với những bệnh nhân quan tâm đến sức khỏe.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều lợi ích khác nhau đã mang lại cho hai chất bổ sung này, nhưng bằng chứng khoa học không đủ mạnh để hỗ trợ việc bổ sung liều cao thường xuyên. Mặc dù vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, nhưng cho rằng việc bổ sung vitamin D làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường là chưa thuyết phục.
Tương tự, niềm tin rằng axit béo omega-3 làm giảm chất béo trung tính, giảm viêm và giảm các rối loạn liên quan đến tâm trạng vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ.
TS Weinberg khuyến cáo: Hiện tại, bệnh nhân nên tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và theo dõi đều đặn với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Loại hạt phổ biến giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả Các nhà nghiên cứu đã chứng minh loại hạt này giúp tăng độ nhạy của insulin, giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Hạt chia 9 (Salvia) ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nó vừa là loại ngũ cốc vừa là vị thuốc có thể chữa bệnh. Trong hạt chia có chứa nhiều omega, hàm...