7 dấu hiệu già nhanh và cách kéo lại thời thanh xuân
Bạn không thể làm chậm thời gian, nhưng bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa. Những chiến lược dưới đây có thể giúp ta chầm chậm già đi một cách duyên dáng và giữ cơ thể khỏe mạnh, hạnh phúc.
Đọc hết bài và ghi chú lại các bí kíp già chậm, già duyên dáng nhé – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sống trong xã hội hiện đại công việc áp lực cao, thiếu ngủ, ăn thực phẩm chế biến, kết nối chủ yếu qua email, mạng xã hội… có nghĩa là chúng ta dễ già nhanh hơn bao giờ hết, theo mindbodygreen. Dưới đây là một số dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn già đi nhanh hơn bình thường.
1. Eo cứ phình ra
Nhiều chuyên gia tin rằng hệ thống chỉ số khối cơ thể (BMI) thiếu sót, vì nó không tính đến trọng lượng cơ bắp so với chất béo và một loạt các yếu tố khác. Trên thực tế, mỡ bụng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch vành, bệnh tiểu đường loại 2, tất cả đều có thể dẫn đến tử vong sớm. Phụ nữ tăng mỡ bụng nhiều hơn sau mãn kinh.
Cần làm gì? Từ từ tăng hoạt động thể chất, thậm chí, chỉ cần đi bộ 3 ngày/tuần trong khoảng 1 giờ là ổn. Hoặc xem xét thử chế độ nhịn ăn gián đoạn giúp kích hoạt giảm cân và tăng đốt cháy chất béo.
2. Làn da khô, xỉn màu hoặc bị kích thích
Làn da là sự phản ánh bên ngoài của sức khỏe bên trong cơ thể. Căng thẳng mạn tính, ngủ kém, chế độ ăn thực phẩm chế biến sẵn, ô nhiễm và quá nhiều ánh nắng mặt trời đều tạo ra các gốc tự do, làm lão hóa tế bào da cũng như các tế bào khác trong cơ thể. Nếu da khô, kích ứng, sạm và thiếu sức sống thì hãy hành động cứu thanh xuân ngay.
Cần làm gì? Ngoài việc kiểm soát căng thẳng, ưu tiên giấc ngủ và chế độ ăn lành mạnh, cân nhắc thêm chất bổ sung phytoceramide – các lipit nguồn gốc từ thực vật bắt chước ceramide có trong da của chúng ta, một thành phần quan trọng giữ độ ẩm và ngăn ngừa tổn thương da.
3. Luôn mệt mỏi
Video đang HOT
Thiếu ngủ, mất ngủ khiến chúng ta không thể điều chỉnh lượng đường trong máu – cốt lõi của quá trình lão hóa – một cách hợp lý. Ngoài ra, bác sĩ Robert Rountree chia sẻ rằng khi ngủ không đủ, não không thể giải độc đúng cách, tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.
Mệt mỏi mạn tính là dấu hiệu cho thấy bạn không hỗ trợ đầy đủ cho ty thể. Kim Crawford nói trên mbg: “Ty thể rất quan trọng đối với vấn đề sự lão hóa. Nếu bị bệnh hoặc già đi và ty thể chết, chúng ta sẽ ngày càng giảm mức năng lượng và bị các vấn đề y tế”.
Cần làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy ngủ 7-9 giờ/đêm. Để tăng cường sức khỏe của ty thể, hãy xem xét bổ sung nicotinamide riboside (NR).
4. Mắt đỏ và bị kích thích
Mắt đỏ, khó chịu là dấu hiệu thiếu ngủ, nhìn màn hình quá nhiều, hay hệ thống tổng thể bị viêm. Một số chuyên gia tin rằng mắt đỏ có thể liên quan đến các tình trạng như viêm khớp hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp.
Cần làm gì? Ngoài việc gặp bác sĩ để kiểm tra, hãy thêm nhiều thực phẩm chống viêm. Bác sĩ Amy Shah khuyến nghị với mindbodygreen, nên có 6 – 9 phần rau lá xanh và rau họ cải; nhiều hạt, hạt và dầu giàu omega-3; và các siêu thực phẩm khác bao gồm tỏi, gừng, nghệ và quả việt quất.
5. Ngồi cả ngày
“Dành nhiều hơn 6 giờ/ngày làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm và một số loại ung thư. Những người đã mắc bệnh mạn tính thì gia tăng triệu chứng. Chưa kể, tư thế ngồi khiến cho các cơ gập hông của bạn trở nên siêu chặt, tăng nguy cơ chấn thương”, bác sĩ Jordan Metzl, nói với mbg.
Cần làm gì? Thay vì ngồi chán chê rồi lại tập thể dục nhồi nhét, hãy vận động bất cứ khi nào có thể như đi bộ lên xuống cầu thang hoặc xung quanh văn phòng khi làm việc này việc kia, hoặc đặt hẹn giờ và thực hiện 5 lần ngồi xổm/giờ.
6. Hay quên hoặc không thể tập trung
Đây là biểu hiện tự nhiên của người già nhưng nếu tuổi còn xanh mà đã thế thì có thể do căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng. Những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Cần làm gì? Ưu tiên giấc ngủ, thể dục, hít thở sâu và thiền. Cân bằng thực phẩm tiêu thụ vì sự thiếu hụt nhất định (như thiếu vitamin B12 nếu bạn ăn chay) làm suy giảm trí nhớ.
7. Tiêu hóa kém
Táo bón, tiêu chảy thường xuyên, chuột rút, đầy hơi cho thấy sức khỏe đường ruột kém – thường liên quan đến viêm mạn tính, thúc đẩy quá trình lão hóa.
Cần làm gì? Theo nhà vi trùng học y tế Douglas Toal, cách tốt nhất là hỗ trợ đường ruột với nhiều rau và trái cây giàu chất xơ, thực phẩm lên men giàu men vi sinh.
Theo Thanh niên
Hút thuốc và mối ràng buộc nguy hại với bệnh tim
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến tác hại do thói quen hút thuốc lá gây ra, thế nhưng "chưa nhập viện, chưa thấy sợ", nhiều người vẫn cuốn theo làn khói trắng nguy hại.
Để rồi khi mắc bệnh, trong đó có các bệnh liên quan đến tim mạch phải nhập viện thì đã quá muộn.
Thực tế cho thấy, nhiều người đã và đang bị lôi cuốn bởi thói quen hút thuốc. Thói quen này đang khiến người "nghiện" thuốc phải đối diện với nhiều căn bệnh về tim mạch.
Đánh giá của cơ quan Bộ Y tế cho thấy, khói thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng lên và có thể tăng tới 30% trong 10 phút tiếp theo. Nhịp tim có thể giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhưng không bao giò trở về bình thường nếu chưa ngừng hút.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch.
Anh Trần Quốc Trung, 35 tuổi, nhà ở quận Ba Đình (Hà Nội), đã có thâm niên hút thuốc. Theo anh Trung cho biết, thì hàng đêm khi thức để làm việc, anh đều hút thuốc lá để chống cơn buồn ngủ. Trả lời câu hỏi: "Không sợ hút thuốc gây ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu sao?", anh Trung thản nhiên cho biết: "Hút lâu rồi có sao đâu?".
Câu trả lời này của anh Trung cũng như nhiều người đang bị lôi cuốn bởi thuốc lá hiện nay thật đáng lo ngại. Bởi những căn bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ.
Một nghiên cứu trên cộng đồng ở Pháp và năm 1991 cho thấy, so với nhóm nữ không hút thuốc, nhóm nữ hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 3,9 lần. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, so với nhóm không hút thuốc, nhóm đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ).
Cùng với đó, chứng xơ vữa động mạch là do tích lũy các chất béo trong động mạch và gây cản trở và làm hẹp các động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành do lớp nội mạch bị phá hủy bởi các hóa chất trong khói thuốc.
Theo các bác sĩ chuyên ngành hô hấp, dừng hút thuốc lá làm tăng nồng độ HDL - cholesterol tốt và giảm LDL - cholesterol xấu trong máu, làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những người bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm xuống chỉ còn 1,3 lần, thấp hơn đáng kể so với người tiếp tục hút nguy cơ là 2 lần. Mặt khác, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim cho dù nghiên cứu được thực hiện trên chủng tộc hay dân tộc nào.
Hút thuốc lá còn được xác định là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất của bệnh nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dưới 50 tuổi. So với người không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu thuốc/ngày.
Nguy cơ mắc và chết do bệnh mạch vành ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 2,5 lần đến 75 lần tùy theo mức độ hút thuốc, theo giới và tuổi.
Đồng thời, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim. Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hưởng đến khả năng dẫn chuyền của tế bào cơ tim, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với loạn nhịp tim và chết đột ngột.
Để tránh xảy hậu quả mới lo khắc phục, những ai đã và đang nghiện thuốc lá cần "quay đầu là bờ", sớm từ bỏ thuốc lá, góp phần xây dựng môi trường không khói thuốc.
Trần Huy
Theo CAND
Hơn 200 người được khám, tư vấn miễn phí về bệnh lý động mạch vành Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm, gây ra các cơn đau thắt ngực triền miên hoặc những biến chứng mãn tính như suy tim, rối loạn nhịp tim. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch-Lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), khám và tư vấn phát hiện sớm và điều trị bệnh động...