7 dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh, xem con bạn có không nhé!
Có một số dấu hiệu đặc biệt của một em bé thông minh bẩm sinh mà chưa chắc bố mẹ đã biết. Những dấu hiệu này cần được nhận biết, quan tâm sớm để giúp bé phát triển hết khả năng.
Cùng xem con bạn có dấu hiệu nào trong số các biểu hiện của một em bé thông minh bẩm sinh dưới đây không nhé:
1. Đạt các mốc phát triển sớm hơn so với những trẻ sơ sinh khác cùng tuổi
Các cột mốc phát triển của em bé là một cách để nhận biết sự tăng trưởng về thể chất, nhận thức và tình cảm của chúng. Tuy nhiên, nếu bé đạt được các mốc này sớm hơn so với bạn đồng trang lứa thì có thể là một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh.
Ví dụ: Bé 3 tháng tuổi đã biết ngồi hoặc 10 tháng tuổi đã nói rõ ràng.
Lời khuyên: Đọc và nói chuyện với bé để phát triển hơn nữa các kỹ năng giao tiếp của con. Khuyến khích và khen ngợi khi con thể hiện những điều có thể làm được.
2. Khả năng tập trung tốt
Trẻ em vốn kém tập trung, thường lâu nhất thì ngồi được 15 phút. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của đứa trẻ thông minh là chúng có thể tập trung vào một việc gì đó trong thời gian dài khi còn bé, thường trước 6 tháng tuổi.
Ví dụ, bố mẹ có thể nhìn thấy bé 5 tháng tuổi tập trung chăm chú vào chơi với khối gỗ mà không bị phân tâm. Hoặc bé có thể ngồi chăm chú nghe bố mẹ đọc hết một cuốn sách, thậm chí còn chỉ vào hình ảnh yêu thích và tự lật trang sách.
Lời khuyên: Tiếp tục khuyến khích bé chơi đồ chơi dạng hình khối và câu đố. Cố gắng tăng dần độ khó trong câu đố để kích thích và khuyến khích độ tập trung của bé. Và bố mẹ hãy tiếp tục đọc sách truyện cho con nghe nhé!
Video đang HOT
3. Thích giải quyết vấn đề
Một dấu hiệu khác của em bé thông minh bẩm sinhcùng với sự tập trung tích cực là bé có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
Ví dụ, bố mẹ giấu bim bim ưa thích của chúng trong một cái tủ, thì với khả năng nhạy bén, bé có khả năng tự tìm ra. Hoặc chúng có thể xếp các hộp chồng lên nhau trên xe tải đồ chơi mà không bị rơi… Và trong khi tất cả trẻ cũng đều có các kỹ năng giải quyết vấn đề phù hợp với các cột mốc phát triển, thì một đứa trẻ đặc biệt sẽ thể hiện các kỹ năng này sớm hơn nhiều so với bạn đồng trang lứa.
Lời khuyên: Để khuyến khích con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, hãy đặt cho con các thách thức. Ví dụ, bố mẹ có thể tạo ra một tấm bản đồ mini trên gối và đặt một đồ chơi ở giữa. Sau đó, đố em bé di chuyển theo cách của chúng qua các mê cung để tìm đồ chơi.
Chúng ta biết rằng trẻ em hòa đồng và hiếm khi muốn ở một mình. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu của em bé thông minh là chúng thường thích được ở một mình.
Bố mẹ nên chú ý khi con thích chơi một mình hoặc chúng thích chơi với những đứa trẻ lớn hơn chứ không thích chơi với bạn đồng lứa để nâng cao hơn sự phát triển tình cảm và trí tuệ.
Lời khuyên: Hãy nhớ rằng không cần ép con chơi với các bạn nếu con không thích. Nhưng bố mẹ có thể khuyến khích bé chơi cùng các bạn để phát triển kỹ năng xã hội khác.
5. Vô cùng tò mò
Trẻ thường hay tò mò. Nhưng một trong những dấu hiệu của một em bé thông minh bẩm sinh là câu hỏi của chúng thường vượt quá khả năng trả lời của bố mẹ. Các câu hỏi của bé có thể rất phức tạp, bố mẹ không trả lời được và cần hỏi người khác hoặc Google để tìm câu trả lời.
Lời khuyên: Nhiều câu hỏi của bé có thể gây phiền nhiễu, nhưng bố mẹ nên cố gắng cung cấp cho bé câu trả lời đúng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể gợi ý bé tự khám phá câu trả lời qua việc đọc nhiều hoặc tìm hiểu quan sát nhiều hơn khi ra ngoài.
6. Cân nặng khi sinh tốt
Nghiên cứu cho thấy có một sự tương quan giữa trọng lượng, chiều cao của trẻ khi sinh và trí thông minh của chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ có chiều cao, cân nặng tốt khi sinh tương đương với chỉ số IQ cao hơn một chút trong suốt cuộc đời. Trong khi đó, bố mẹ có thể tăng cường sự phát triển trí não của bé qua việc bổ sung các loại thực phẩm kích thích trí não phát triển như cho ăn quả bơ và cá khi chúng bắt đầu ăn dặm.
Lời khuyên: Nếu bạn đang mang thai, cách tốt nhất để đảm bảo cân nặng của em bé khi chào đời là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh ngay từ đầu thai kỳ.
7. Nhạy cảm, tỉnh táo
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của một em bé thông minh là bé có sự tỉnh táo cao. Em bé như vậy cũng rất ý thức về môi trường của chúng và những người thân yêu, nhanh chóng nhận ra những thay đổi và liên kết với các thành viên gia đình. Trong đám đông, những em bé này sẽ phát hiện ra bố mẹ trước khi bố mẹ thấy chúng và nở nụ cười hay vẫy tay chào gọi bố mẹ.
Lời khuyên: Em bé có độ tỉnh táo cao cũng có nghĩa là khó ngủ hơn vì môi trường kích thích. Với những bé này bố mẹ hãy tạo cho bé không gian yên tĩnh, tối và có cảm giác an toàn. Hãy thử tạo một số thói quen trước khi đi ngủ (ăn chút gì đó, tắm, nghe kể chuyện…) để giúp bé ngủ sâu hơn và ngon giấc hơn.
Nguồn: Mensa, LiveStrong
Con tuổi teen muốn 'biến khỏi thế giới' vì áp lực học tập
Con quá mệt mỏi, con không biết ngày mai có tồn tại nữa hay không, con chỉ muốn chết đi, con chỉ muốn biến khỏi thế giới này..., là tâm sự của không ít đứa trẻ tuổi teen gửi tới bố mẹ khi chúng đang phải chịu áp lực học tập quá lớn.
Nhiều đứa trẻ tuổi teen "kêu cứu" vì phải chịu áp lực học tập nặng nề, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ - Ảnh minh họa
Trên một diễn đàn của những đứa trẻ tuổi teen, nhiều tâm sự gửi đến cha mẹ về áp lực học tập, về những kỳ vọng mà bố mẹ đặt vào con cái khiến chúng vô cùng mệt mỏi. "Con biết là ba mẹ đặt nhiều kì vọng vào con, cái gì cũng dồn hết cho con nhưng ba mẹ đâu biết điều đó càng làm con cảm thấy áp lực hơn. Con không giỏi, không thông minh bằng người khác nhưng không có nghĩa là con ngừng cố gắng. Ba nói là chuyện gì của con ba đều nắm giữ trong lòng bàn tay, con làm gì ba cũng biết, nhưng ba có biết những áp lực mà con phải chịu đựng không?
Ngày nào con cũng nghĩ phải làm sao để mình giỏi như người khác, thông minh, học hành điểm cao, không thua kém người khác để một ngày nào đó ba mẹ có thể tự hào về con. Con đã cố gắng lắm rồi nhưng con thấy bất lực rồi! Nhiều lúc con nghĩ rằng, cuộc sống sao mà mệt mỏi quá, phải chi mình không được sinh ra thì tốt hơn! Con muốn ngay bây giờ biến khỏi thế giới này!".
Có em muốn "biến khỏi thế giới" vì áp lực vượt quá sự chịu đựng của bản thân - Ảnh minh họa
10X khác năm nay thi vào 10 nên áp lực học tập không nhỏ. Đặc biệt, em cảm thấy vô cùng mỏi mệt khi bị bố quản lý từng li từng tí, mắng chửi khi em bị điểm kém, chì chiết khi em quên đi học thêm và đặc biệt cấm em chơi với bạn. Bị kiểm soát gần như tuyệt đối khiến em cảm thấy áp lực vượt quá giới hạn của mình. Học nhiều, không được gặp gỡ bạn bè để xả stress, không được giải trí, em rơi vào trầm cảm. Em gửi tâm sự đến bố mẹ: "Áp lực từ gia đình, bạn bè, nhà trường khiến con không thể chịu đựng thêm nữa! Con không biết bố mẹ có thể đọc được những dòng này hay ngày mai con còn tồn tại hay không nhưng điều quan trọng nhất con muốn nói với bố mẹ là "Con quá mệt mỏi rồi!".
Gần đây, viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: Trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,... Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.
Bị trầm cảm, lo âu trong thời gian dài, có đứa trẻ đã làm điều dại dột - Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh (Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội), nhiều trẻ đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Mặc dù, Bộ GD&ĐT nỗ lực giảm áp lực học tập cho học sinh nhưng thực tế việc học vẫn là gánh nặng với các em. Bố mẹ kỳ vọng vào con, mong muốn con đạt được thành tích cao hơn. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Các con không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.
"Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng. Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có đứa không bước qua được và đã làm điều dại dột", PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.
Theo phunuvietnam
Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan: Bộ GD-ĐT phải xóa bỏ bệnh thành tích, hình thức Chủ trì hội thảo "Vai trò của trường ĐH với việc học tập suốt đời của người lớn" được tổ chức ngày 30/10 tại Trường ĐH Mở TPHCM, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đề nghị Bộ GD-ĐT phải xóa bỏ bệnh thành tích, hình thức trong giáo dục đào tạo, đi học chỉ để...