7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp
Nếu bạn đã cắt giảm mọi thứ có thể mà bạn vẫn chật vật với cuộc sống, bạn đang có một vấn đề nghiêm trọng về thu nhập.
Bạn cảm thấy khó chịu khi bế tắc tài chính không có lối thoát. Bạn nghĩ rằng mình kiếm được một khoản tiền kha khá nhưng vẫn luôn gặp khó khăn. Bạn có thể bị bội chi hoặc không kiếm đủ tiền hoặc có thể là cả hai vấn đề.
Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với cuộc sống, bạn có thể đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Bạn cảm thấy khó chịu khi bế tắc tài chính không có lối thoát. Bạn nghĩ rằng mình kiếm được một khoản tiền kha khá nhưng vẫn luôn gặp khó khăn. Bạn có thể bị bội chi hoặc không kiếm đủ tiền hoặc có thể là cả hai vấn đề.
Điều này có thể dẫn đến rắc rối thực sự. Nếu bạn không kiếm đủ để trang trải các hóa đơn của mình, bạn sẽ cần thực hiện các bước ngay bây giờ để tăng thu nhập của mình. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình thu nhập quá khiêm tốn để lập kế hoạch, ngân sách có thể giúp bạn trở lại đúng hướng. Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp giúp bạn đối phó.
Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng hàng tháng
Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy bạn có vấn đề về thu nhập là bạn luôn sử dụng thẻ tín dụng vào cuối tháng để trang trải cho mọi chi phí của mình. Nếu bạn sắp hết tiền trong tháng hoặc bạn đang sử dụng thẻ tín dụng để xoay sở giữa các lần trả lương, rất có thể bạn đang phải đối mặt với vấn đề thu nhập.
Ban đầu, điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn, nhưng khi bạn cạn kiệt số dư của và khoản thanh toán thẻ tín dụng ngày một tăng lên, vấn đề sẽ ngày càng trở nên tồi tệ.
Giải pháp: Ngừng sử dụng thẻ tín dụng
Việc ngừng sử dụng thẻ tín dụng có vẻ khó khăn khi bạn dường như không có đủ tiền để trang trải những nhu cầu cơ bản của mình. Tuy nhiên việc chuyển sang tiền mặt để mua hàng có thể giúp bạn hạn chế chi tiêu, tránh mua sắm bốc đồng.
Bạn không thể thanh toán các hóa đơn của mình
Nếu bạn đang phân vân nên thanh toán hoá đơn nào trước, chắc chắn rằng bạn đang gặp phải khủng hoảng thu nhập. Điều quan trọng là phải giải quyết tình huống này càng nhanh càng tốt.
Hãy tìm cách để giảm các hóa đơn như chuyển đến một khu vực có giá thuê thấp hơn, học các mẹo tiết kiệm điện nước. Các bước này trong ngắn hạn và dài hạn đều nhằm khắc phục tình trạng này.
Giải pháp: Cắt giảm lối sống
Cắt giảm lối sống của bạn có nghĩa là cắt giảm những thứ không thực sự cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chuyển sang gói cước di động và truyền hình cáp thấp hơn, nấu ăn ở nhà thay vì luôn ăn bữa trưa ở ngoài, tổ chức xem phim tại nhà thay vì đến rạp.
Nhớ rằng, bạn vẫn có thể tận hưởng cuộc sống của mình với ngân sách eo hẹp. Quan trọng là bạn cần phải cẩn thận về cách tiêu tiền của mình.
Bạn hết tiền vào ngay đầu tháng
Thỉnh thoảng, bạn có thể có một tháng mà dường như tiền của mình “bốc hơi” ngay khi cầm chưa nóng tay. Tuy nhiên nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, chỉ 1 tuần sau khi lấy lương bạn đã thấy chật vật, rất có thể bạn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thu nhập.
Nếu bạn không đủ khả năng thanh toán các hóa đơn chính của mình, bạn đang không kiếm đủ tiền. Bạn luôn trong tình trạng cảm thấy như tiền lương của mình đã được chi tiêu trước khi nhận được.
Video đang HOT
Tìm một công việc mới có thể là cách tốt nhất để giúp bạn tăng thu nhập. Tuy nhiên, bạn có thể giữ nguyên công việc hiện tại nếu yêu thích và nhận thêm những việc phụ để có thể trả bớt nợ và tích lũy cho quỹ khẩn cấp. Nếu đây là một vấn đề mang tính lâu dài, bạn cần nâng cao nghiệp vụ để có được một công việc có lương cao hơn.
Bạn không thể cắt giảm thêm khoản nào
Sau khi xem xét ngân sách của mình, bạn nhận ra không có bất cứ khoản nào có thể cắt giảm. Bạn đã tự tập thể dục thay vì đến phòng tập, nấu nướng ở nhà thay vì ăn hàng… Nếu bạn đã cắt giảm mọi thứ có thể mà bạn vẫn chật vật với cuộc sống, bạn đang có một vấn đề nghiêm trọng về thu nhập.
Giải pháp: Thiết lập ngân sách hạn hẹp
Ngân sách hạn hẹp có nghĩa là bạn chỉ chi tiêu cho những thứ cần thiết và hoàn toàn nói không với những thứ khác. Điều này có nghĩa là thay vì mua bánh mì thịt ở ngoài hàng, bạn hãy mua bánh mì và thịt rồi tự chế biến ở nhà. Bạn cũng sẽ nói không với việc ăn hàng và chỉ mua các sản phẩm cần thiết khi nó thực sự hết ngay cả khi được khuyến mại. Nhìn chung, đây là ngân sách ngắn hạn có thể giúp bạn chi tiêu cho đến khi bạn làm được điều gì đó để cải thiện tình hình của mình.
Bạn không thể xử lý tình huống khẩn cấp
Khi bạn bị căng thẳng hàng tháng, rất khó để có thể bỏ tiền sang quỹ khẩn cấp. Và rồi điều này lại tạo ra hiệu ứng domino. Nếu bạn không thể xử lý tình huống khẩn cấp, bạn có thể phải sử dụng thẻ tín dụng của mình. Cuối cùng thì các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn sẽ dần lớn hơn và khiến bạn tê liệt. Nếu bạn không có tiền để tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp mỗi tháng dù đã nỗ lực cắt giảm các khoản, bạn đang không kiếm đủ tiền.
Giải pháp: Lập quỹ khẩn cấp
Nghe có vẻ điên rồ khi ai đó bảo bạn dành tiền mỗi tháng khi bạn còn đang khó khăn song việc có tiền để trang trải những trường hợp khẩn cấp sẽ mang lại sự yên tâm và cho phép bạn tập trung vào các mục tiêu, vấn đề khác.
Đừng quá áp lực bởi bạn có thể bắt đầu với 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng và tích luỹ dần từ đó. Hãy tích luỹ để từng bước đạt được 1 tháng sinh hoạt phí rồi nâng cao dần.
Bạn thường xuyên lo lắng về tiền bạc
Nhớ rằng có một sự khác biệt giữa lo lắng về việc làm sao có tiền nếu không may nhà bị hỏng hóc và lo lắng mỗi khi nghĩ đến tiền mua thức ăn, trang trải tiền thuê nhà. Nếu nỗi lo về tiền bạc luôn thường trực mỗi đêm, có khả năng bạn đang không kiếm đủ tiền. Hãy loại bỏ những lo lắng và dùng khoảng thời gian đó để bắt đầu lập một kế hoạch để xoay chuyển tình thế của bạn.
Giải pháp: Ngừng hoảng sợ khi xử lý các vấn đề tiền bạc
Ngân sách sẽ giúp bạn phép bạn lên kế hoạch trước cho việc mua hàng. Quỹ khẩn cấp cho phép bạn trang trải các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Việc tăng thu nhập sẽ giúp bạn có nhiều hơn để phân bổ trong ngân sách của mình.
Nếu bạn luôn khủng hoảng, lo lắng khi xử lý các vấn đề tiền bạc, bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình. Bằng cách lấy lại bình tĩnh và sử dụng những công cụ này, bạn có thể thay đổi và đi đúng hướng.
Bạn không đạt được mục tiêu tài chính của mình
Nếu bạn hầu như không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc trả nợ hoặc tiết kiệm tiền, khả năng cao là bạn đang không kiếm đủ tiền. Tình trạng này có thể không nghiêm trọng như các dấu hiệu khác được liệt kê ở trên nhưng vẫn đủ để bạn thấy mình cần thực hiện các bước nhằm thay đổi tình trạng hiện tại của mình. Hãy giải quyết vấn đề này trước khi nó trở thành một vấn đề lâu dài hơn.
Giải pháp: Đảm bảo mục tiêu của bạn là khả thi
Việc đặt ra mục tiêu thoát khỏi hoàn toàn nợ trong một năm có thể là một điều tuyệt vời nhưng nếu bạn nợ 60 triệu đồng và chỉ kiếm được 80 triệu đồng/năm thì điều này gần như không thể.
Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu bạn đang đặt ra là có thể đạt được và cụ thể thay vì mơ hồ. Bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay những bước thay đổi nhỏ trong cách chi tiêu, lên kế hoạch tài chính của mình.
7 cách để tiết kiệm nhiều hơn, tiết kiệm nhanh hơn và đầu tư tốt hơn
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn, nhanh hơn và đầu tư tốt hơn.
Lên kế hoạch tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư khôn ngoan hơn thường là điều chúng ta nghĩ đến vào những ngày cuối tháng, khi chúng ta thấy tiền trong tài khoản của mình đang ngày một cạn kiệt.
Sẽ không có phép màu nào giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng chỉ sau 1 đêm nhưng có được phương pháp lập kế hoạch tốt và quản lý hiệu quả chắc chắn sẽ hữu ích với tiền của bạn. Dưới đây là một số mẹo khác để giúp bạn cải thiện cách tiết kiệm và đầu tư.
1. Đặt mục tiêu
Nếu bạn thiết lập được số tiền bạn cần để sinh lời, bạn có thể bắt đầu lập một kế hoạch đầu tư. Shutterstock
Theo Giám đốc tài chính Paula Satrústegui, việc bạn muốn tiết kiệm 2.000 đô la không giống như muốn tiết kiệm 10.000 đô la. Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt mục tiêu và biết chính xác những gì mình muốn đạt được với những đồng tiền tiết kiệm thay vì luôn mơ hồ.
Khi đặt ra mục tiêu, bạn sẽ biết chính xác lợi nhuận cần thiết để thực hiện được những mục tiêu đó và chắc chắn xem liệu đó có phải là những mục tiêu hợp lý hay không. Một khi đã xác định được chắc chắn lợi nhuận mình cần, bạn có thể bắt tay vào lập kế hoạch đầu tư với các con số cụ thể.
2. Biết bản thân có thể tiết kiệm được bao nhiêu
Bạn sẽ dễ dự đoán được số tiền mình sẽ tiết kiệm hàng năm khi theo dõi các khoản chi tiêu của mình.
Điều quan trọng là bạn phải biết thực tế mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu hàng tháng. Không phải chỉ là tiết kiệm một ít chỗ này, một ít chỗ kia mà bạn cần nhận thức được mức độ tiết kiệm của mình.
Giáo sư Javier Niederleytner, Thạc sĩ Tài chính và Chứng khoán cho biết: "Ban đầu, bạn sẽ phải lập ngân sách hàng năm, nhớ tính cả các chi phí hàng năm như thuế, bảo hiểm... Bằng cách này, bạn sẽ dự đoán dễ hơn số tiền mình có thể tiết kiệm được".
3. Kiểm soát chi phí của bạn
Hãy theo dõi chi tiêu để đảm bảo không để lọt những khoản chi không cần thiết.
Satrústegui nói: "Chúng ta thường không thực sự biết tiền của mình đi đâu khi thực hiện những giao dịch lần đầu".
Ví dụ: Nếu bạn đăng ký thẻ khách hàng thân thiết ban đầu miễn phí, bạn có thể bị tính phí sau đó mà thậm chí không nhận ra.
Với các khoản chi nhỏ, chúng ta sẽ dễ bỏ qua, tặc lưỡi vì cho rằng chúng không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên xét trong thời gian 1 tháng hay 1 năm, tổng cộng những khoản chi đó sẽ ngốn ví tiền của bạn khoản không nhỏ. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện các sao kê ngân hàng cũng như ghi lại chi tiêu bằng tiền mặt để biết tiền của mình đang đi đâu.
4. Tính toán lợi nhuận bạn cần
Việc xác định lợi nhuận bạn muốn sẽ giúp bạn xác định liệu các mục tiêu mình đã đặt ra có thực tế hay không.
Nếu bạn có mục tiêu và biết mình có thể thường xuyên tiết kiệm được bao nhiêu, bạn có thể tính toán lợi nhuận cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nếu bạn chỉ đơn giản là cất gọn tiền một chỗ, lạm phát sẽ "ăn" tiền của bạn và trong vài năm, những gì bạn có có thể giá trị thấp hơn bây giờ.
Đó là lý do vì sao việc lập kế hoạch lại quan trọng đến vậy. Lập kế hoạch chính xác sẽ giúp bạn dễ đạt được lợi nhuận và mục tiêu mà mình đã đặt ra trong khung thời gian mong muốn hoặc sẽ cảnh báo cho chúng ta biết rằng các mục tiêu mình đã đặt ra ban đầu là không thể đạt được.
5. Biết lược đồ rủi ro của bạn
Việc thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn xác định sản phẩm nào là phù hợp nhất với mình.
"Lược đồ rủi ro của bạn về cơ bản dựa trên tâm lý của bạn, tương tự như trò nhảy bungee vậy, một số người dám nhảy bungee trong khi số khác thì không. Có những người chấp nhận rủi ro trong cuộc sống và có những người khác lại không", chiến lược gia đầu tư Victor Alvargonzález giải thích.
Lược đồ rủi ro là mô hình dùng để phân tích thái độ đối với rủi ro của người ra quyết định. Thiết lập lược đồ rủi ro sẽ giúp bạn chắc chắn rằng mình có thể đầu tư vào sản phẩm nào và sản phẩm nào là phù hợp nhất với bản thân. Ví dụ: Một số người có thể rất thận trọng khi tiếp xúc với thị trường chứng khoán trong khi những người khác không ngại chấp nhận rủi ro.
Theo Giáo sư Niederleytner: "Bạn không nên mãi sống một cuộc sống bên lề. Thực tế là chúng ta không thể chuẩn bị cho tất cả mọi thứ và không nên bị ru ngủ trong cảm giác an toàn giả tạo". Nếu bạn cần khoản tiền đó trong ngắn hạn, tốt hơn là không nên đầu tư và thay vào đó chỉ đầu tư những gì bạn không cần trong ngắn hạn.
6. Chọn đúng thời điểm để đầu tư vào các sản phẩm phù hợp
Một nhà đầu tư xem thông tin chứng khoán trên điện thoại di động.
Điều quan trọng là chúng ta cần tiến hành đầu tư vào đúng sản phẩm và đúng thời điểm. Theo các chuyên gia, một số sản phẩm nhất định sẽ hấp dẫn trong một thời gian ngắn và nếu bạn chần chừ, cơ hội tốt sẽ nhanh chóng tuột khỏi tầm tay.
7. Đa dạng hóa các khoản đầu tư
Quỹ đầu tư có thể là một cách hữu ích để bạn tránh dồn tất cả hy vọng của mình vào một khoản đầu tư.
Về cơ bản, đừng bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Các khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thì thường đi kèm với rủi ro cao và ngược lại, những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp đi kèm với rủi ro thấp. Đa dạng hoá danh mục đầu tư sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ rủi ro.
Một cách giúp bạn tránh rơi vào bẫy này là thông qua các quỹ đầu tư. Bằng cách này, bạn có thể kết hợp nhiều loại đầu tư vào một sản phẩm duy nhất. Cùng với việc thực hiện các bước này, bạn cũng cần lưu ý xem liệu mình có hiểu biết đủ về tài chính khi quản lý các khoản đầu tư của mình hay không.
Thay đổi 6 thói quen xấu này sẽ giúp bạn ngày càng giàu có Dù bạn là ai, nếu bạn cẩn thận và bám sát ngân sách, bạn có thể xây dựng sự giàu có thực sự. (*) Tác giả Miriam Caldwell là giảng viên trực tuyến tại Đại học Brigham Young-Idaho, được biết đến với nhiều bài viết chia sẻ kiến thức về ngân sách, tài chính cá nhân từ năm 2005. Cách bạn xử lý...