7 bí mật trong cuộc sống hoàng gia thời Trung Cổ phương Tây khiến hậu thế phải bất ngờ
Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của vua chúa, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử… cách đây vài trăm năm cũng có nhiều điều không lãng mạn giống trong phim.
Phim ảnh, những câu chuyện cổ tích và tiểu thuyết lấy bối cảnh thời xưa đã tạo nên nhiều hình dung màu hồng của chúng về cuộc sống chốn cung đình châu Âu thời Trung cổ. Thế nhưng trong thực tế lịch sử, cuộc sống của các nhân vật hoàng tộc phương Tây vài thế kỷ trước như thế nào? Dưới đây là một số sự thật thú vị không hề “màu hồng” mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến:
Vua và hoàng hậu không bao giờ được ở một mình
Các vị vua, nữ hoàng hoặc hoàng hậu – chủ nhân của cung điện không bao giờ ở một mình ngay cả trong phòng ngủ riêng của họ. Lúc nào cũng sẽ có các cận thần khác ngủ trong phòng và theo dõi mọi nhất cử nhất động của chủ nhân. Cửa phòng ngủ hầu như không bao giờ đóng lại. Nữ hoàng đầu tiên đã đòi quyền riêng tư cho mình là Victoria của Anh. Với việc lúc nào cũng có người ở bên cạnh như vậy, các quốc vương khó có thể che giấu tuyệt đối bí mật nào với những người xung quanh.
Hoàng hậu bị nhốt trong phòng ngủ của mình trước khi sinh con
Quá trình sinh con của những người quý tộc ngày xưa gắn liền với nhiều nghi lễ. Nhiệm vụ chính của Hoàng hậu là sinh ra người kế vị cho chồng và đất nước. Chính vì vậy mà sức khỏe của cả hai vợ chồng, các cuộc gặp gỡ và mối quan hệ của họ đều được các triều thần nắm rõ, thậm chí có cả vị quan riêng ghi lại cặn kẽ từng chi tiết.
Trong thời kỳ Tudors (Anh), Hoàng hậu phải bị “nhốt” trong phòng ngủ một thời gian dài trước khi sinh con và ở đó cho đến khi đứa trẻ ra đời. Tất cả các cửa sổ trong phòng đều được đóng lại bằng rèm và không một người đàn ông nào có thể vào căn phòng này cho đến khi em bé được sinh ra.
Triều đình Pháp có những truyền thống khác. Khi Hoàng hậu Marie Antoinette sinh con đầu lòng, sách sử miêu tả phòng sinh như “một buổi biểu diễn lớn”. Ngoài nhà vua, trong phòng sinh còn hàng chục người khác, bao gồm đàn ông chứng kiến Hoàng hậu lâm bồn.
Hoàng gia liên tục đi lại giữa các cung điện
Triều đình có thể có vài trăm người, và đôi khi là hàng nghìn. Đoàn tùy tùng khổng lồ này sẽ luôn ở cạnh nhà vua mọi lúc mọi nơi. Thông thường, các vị vua và hoàng hậu sẽ sở hữu nhiều cung điện, lâu đài và họ liên tục di chuyển giữa các nơi ở chứ không sống cố định. Nữ hoàng Anh Elizabeth I thường “đổi nhà” vài tuần một lần.
Nhưng lý do cho sự cồng kềnh này không phải là vì các vị hoàng tộc thích thay đổi hay vì nguyên nhân an ninh. Vua chúa phải chuyển nhà liên tục vì họ không thể chịu được mùi khó chịu. Vào thời xưa, hệ thống thoát nước thải còn rất sơ khai. Sau vài tuần sử dụng, mùi hôi thối sẽ xuất hiện. Vậy nên vua, hoàng hậu, hoàng tử công chúa không có cách nào khác là phải sang cung điện khác ở và chờ cho lâu đài của mình được dọn sạch.
Giặt quần áo hoàng gia là một công việc khó khăn và phức tạp
Trước khi có sự xuất hiện của máy giặt và bột giặt, việc làm sạch quần áo thời Trung cổ rất khó khăn. Tuy nhiên, người hoàng gia vẫn luôn đòi hỏi sự sạch sẽ và gọn gàng. Mỗi quốc vương có một thợ giặt phụ trách tình trạng khăn trải giường của họ.
Quần áo của vua chúa thường được làm sạch bằng bàn chải, chà bằng bánh mì trắng và vết bẩn được làm sạch với sự trợ giúp của các nguyên liệu tự nhiên. Hầu hết tất cả các trang phục đều có lớp đệm bằng vải lanh để dễ giặt hơn. Để khử mùi hôi, trang phục được phơi khô trên các bụi cây hương thảo và hoa oải hương. Thợ giặt cá nhân là một vị trí khá quyền lực và thường biết nhiều bí mật của các bậc quân vương.
Kiểu tóc cồng kềnh không phải chỉ vì đẹp
Vào thế kỷ 18, Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bắt đầu một xu hướng tóc mới có tên gọi là poufs. Kiểu tóc này đòi hỏi phụ nữ phải bới tóc lên cao rất phức tạp, được tô điểm bằng hoa, lông vũ và đồ trang sức. Không chỉ tốn thời gian, công sức mà kiểu tóc này còn tốn nhiều tiền. Nhưng các quý cô, quý bà đã phải làm kiểu tóc này mỗi ngày không phải chỉ vì mục đích làm đẹp. Những kiểu tóc này có một ý nghĩa nhất định và giúp phụ nữ thể hiện quan điểm trước những sự kiện nhất định mà các chuẩn mực xã hội không cho phép họ nói ra.
Marie Antoinette đã tạo ra một kiểu tóc đặc biệt nhân dịp chồng bà là vua Louis XVI tiêm phòng bệnh đậu mùa. Vào thời điểm đó, tiêm chủng được coi là một điều nguy hiểm. Với sự giúp đỡ của kiểu tóc cồng kềnh, Marie Antoinette đã bày tỏ ý kiến cá nhân của mình về thủ thuật y tế này. Kiểu tóc của bà càng trở nên phổ biến, người dân Pháp càng sẵn sàng tiêm vắc xin phòng bệnh “nguy hiểm” này.
Muốn đội mũ đội đầu cũng phải có kỹ năng đặc biệt
Hennin là một trong những loại mũ đội đầu phổ biến nhất châu Âu thời trung cổ. Thậm chí thời bấy giờ, nó là một phần trang phục lễ hội bắt buộc của các công chúa. Những chiếc nón này thường được làm bằng vải lanh và có một lớp phủ bằng lụa. Một vòng đặc biệt được gắn vào phần trước của chiếc mũ nón này giúp cố định hoặc giữ hennin khi có gió mạnh.
Để chiếc mũ này có thể giữ nguyên trên đầu không phải dễ mà người ta phải nhờ tới sự trợ giúp của tóc được cài vào nón hoặc nhờ những chiếc vòng đặc biệt được đeo trên tai. Trong hầu hết trường hợp, người đội sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển khi đội mũ hennin.
Tắm rửa bị coi là một “cực hình”
Nhiều người đã biết rằng các phụ nữ quý tộc ngày xưa thường tắm trong khi vẫn mặc đồ lót trên mình. Nhưng một số người thậm chí còn cầu kỳ hơn nữa. Hoàng hậu Caroline, vợ của Vua Anh George II không chỉ tắm trong khi mặc quần áo đầy đủ mà bản thân bồn tắm còn phải được phủ bằng khăn trải giường vải lanh để tạo hiệu ứng xông hơi và tránh cho Hoàng hậu bị cảm lạnh. Những người hầu gái có nhiệm vụ cẩn thận vệ sinh cho bà bằng khăn vải flannel, sử dụng dung dịch xà phòng và sữa của ngựa cái.
Sau khi tắm xong, Caroline sẽ thay bộ quần áo trên người bằng một chiếc váy ngủ bằng vải nỉ và được đưa vào chiếc giường đã được làm nóng sẵn. Một số quốc vương thậm chí còn đặt giường ngủ ngay trong phòng tắm để không bị lạnh hoặc cảm lạnh sau khi tắm xong.
Bộ tộc Dinka của Nam Sudan: Những người cao nhất ở châu Phi
Người Dinka ở Nam Sudan được cả thế giới biết đến với chiều cao khủng. Quê hương của họ đôi khi được coi là vùng đất của những người khổng lồ.
Người Dinka, còn được gọi là Jieng, là một nhóm dân tộc Nilotic với khoảng 4,5 triệu người sống ở xung quanh các đầm lầy trung tâm của lưu vực sông Nile, chủ yếu phân bố ở Nam Sudan. Ngoài ra, người Dinka còn được biết đến với chiều cao đáng kinh ngạc của họ. Cùng với người Tutsi của Rwanda, họ được coi là những người cao nhất ở Châu Phi và có thể là trên toàn thế giới.
Người Dinka chủ yếu sống dọc theo sông Nile, từ Bor đến Renk, trong khu vực Bahr el Ghazal, Thượng sông Nile (hai trong số ba tỉnh trước đây nằm ở miền nam Sudan) và khu vực Abyei của Ngok Dinka ở Nam Sudan.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1953-1954, chiều cao trung bình của người Dinka là khoảng 182 cm. Đây là một chiều cao khá lớn so với phần còn lại của thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngày nay, tầm vóc của nam giới Dinka có vẻ thấp hơn một chút, điều này có thể do hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và xung đột thường xuyên.
Họ có khoảng 4,5 triệu người, theo điều tra dân số Sudan năm 2008, chiếm khoảng 18% dân số của Sudan và là bộ tộc dân tộc lớn nhất ở Nam Sudan.
Theo đó, trong cộng đồng khoa học đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận về lý do vì sao người Dinka có thể cao được như vậy. Tuy nhiên cho tới nay, những lời giải thích vẫn chưa được thống nhất. Cách giải thích phổ biến nhất là chế độ dinh dưỡng - một chế độ ăn giàu calo, giàu các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và thịt đã khiến cho cơ thể của họ có thể cao lớn được như vậy.
Người Dinka chủ yếu kiếm sống từ nông nghiệp và mục vụ, họ dựa vào chăn nuôi gia súc để lấy sữa và các phụ phẩm tương tự như những người du mục trên toàn thế giới.
Theo những dữ liệu thu tập được, người Dinka có nguồn gốc từ Gezira ở khu vực ngày nay là Sudan. Vào thời trung cổ, khu vực này được cai trị bởi vương quốc Alodia , một đế chế đa sắc tộc theo Cơ đốc giáo do người Nubia thống trị. Từ thế kỷ 13, với sự tan rã của Alodia, người Dinka bắt đầu di cư ra khỏi Gezira, chạy trốn các cuộc tấn công thu thập nô lệ và các cuộc xung đột quân sự khác cũng như hạn hán.
Người Dinka gọi ngôn ngữ của họ là Dinka hoặc "Thuɔŋjŋ" (Thoŋ Muɔnyjŋ), là một trong những ngôn ngữ Nilotic thuộc hệ ngôn ngữ Đông Sudan. Họ viết bằng chữ cái Latinh với một số ký tự bổ sung.
Cũng giống như nhiều bộ lạc tại Châu Phi khác, người Dinka cũng phải trải qua nghi lễ trường thành. Vào một độ tuổi nhất định, các cậu bé sẽ được khắc trên trán một dấu hiệu hình chữ "V" tượng trưng cho quá trình chuyển đổi từ thanh thiếu niên thành nam giới. Đàn ông của bộ tộc Dinka ở Nam Sudan có vết sẹo trên mặt với ba đường thẳng song song trên trán để thể hiện sự dũng cảm với bộ tộc. Việc này thường được thực hiện bởi thầy mo của bộ tộc.
Vào khoảng năm 3000 TCN, ở phía nam Sudan, trên sông Nile, hơn 3 nhóm người chăn nuôi và ngư dân đã định cư tại khu vực đầm lầy lớn nhất này. Bộ lạc Dinka là một trong ba bộ tộc phát triển dần dần từ những người định cư ban đầu.
Về mặt biểu tượng và thực tế, gia súc có tầm quan trọng đối với người Dinka. Những động vật này tạo thành nền tảng của sinh kế, tôn giáo và cấu trúc xã hội của người Dinka. Các bộ lạc Dinka không giết mổ gia súc chỉ để lấy thịt. Họ coi đó là vật hiến tế cho thần linh. Một lý do chính khác khiến gia súc quan trọng đối với các bộ lạc Dinka là sản phẩm mà họ thu được từ gia súc.
Người Dinka có sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng giữa đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Vợ thường lo việc nấu nướng, và nuôi dạy con cái. Còn đàn ông thì làm việc nhà, chăm gia súc. Hiếm khi xảy ra trường hợp một người đàn ông Dinka vắt sữa bò, nhưng nếu anh ta bắt buộc phải làm vậy, thì anh ta không được phép uống sữa đó và tất cả đàn gia súc của anh ta sẽ chết.
Trước khi người Anh đến, người Dinka đã không sống trong những khu làng, thay vào đó họ sống du canh du cư trong các nhóm gia đình, sống trong nhà cửa tạm thời với gia súc của họ. Nhà cửa có thể được tổ chức thành cụm một hoặc hai có khi lên đến 100 gia đình.
Theo truyền thống, bộ tộc Dinka sẽ sống trong những túp lều bằng đất sét tròn với mái tranh hình nón. Những ngôi nhà này thường bao quanh bởi khu vườn, ngăn cách nhau là khu rừng cỏ rộng mở. Thông thường, đất vườn chỉ duy trì độ phì nhiêu trong vòng từ 10 tới 12 năm. Sau đó, khu vực này sẽ bị đốt cháy và những ngôi nhà mới được dựng lên ở gần đó.
Cũng giống như một số bộ tộc trên thế giới, người Dinka coi loài bò bản địa là linh vật thiêng liêng không kém gì nguồn sống của họ. Những con bò cỡ lớn với cặp sừng dài đã gắn bó với một phần linh hồn của mỗi cá nhân trong bộ tộc. Họ còn có phong tục dùng nước tiểu bò để gội đầu và rửa mặt. Trẻ nhỏ có thói quen ngậm trực tiếp vú bò để uống sữa, còn người lớn vắt sữa làm nguồn dinh dưỡng chính.
Phí sinh hoạt mỗi năm của phi tần thời xưa là bao nhiêu? Nghe con số thật mà hậu thế 'há hốc mồm' Vùi lấp cả thanh xuân trong chốn hậu cung, các phi tần nhận được mức "lương" bao nhiêu một năm? Người xưa thường hay bảo, hậu cung hoàng đế có ba ngàn giai lệ. Dĩ nhiên, đây chỉ là cách nói qua bởi trong lịch sử Trung Quốc không có một vị hoàng đế nào sở hữu nhiều phi tần đến vậy. Tuy...