63 % sinh viên thất nghiệp, giáo dục có vấn đề?
GS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Hiện nay, chất lượng đào tạo đại học đang có vấn đề. Số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10%”.
Đó là lời chia sẻ của GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT khi bàn về những “thất vọng và kỳ vọng” vào nền giáo dục Việt Nam. GS Phạm Minh Hạc thẳng thắn chỉ ra rằng, sinh viên đang thiếu nhiều kỹ năng và sống thực dụng. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, năm 2011, cả nước có đến 63 % sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng.
Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Giáo dục đại học đang có nhiều vấn đề? Và định hướng, lý tưởng của sinh viên hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng giáo dục đại học đang có nhiều vấn đề.
- Theo giáo sư, nguyên nhân nào dẫn đến việc nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp đã bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối và kêu “yếu” về năng lực chuyên môn?
- Tại hội chợ việc làm ở Đà Nẵng, Hà Nội thì 1.000 em cũng chỉ tuyển được 5-7 người vào làm việc. Có hai vấn đề ở đây là:
Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: Có 26,2 % cử nhân ĐH ra trường không có việc làm 70,8 % cử nhân có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo.
Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm khá nhiều. Hiện nay có hơn 500 trường cao đẳng, đại học, chưa kể đến tư thục mà chỉ có ít trường đạt chuẩn. Theo đánh giá, ở tư thục thì 10 em mới có một em đạt chất lượng đại học thực sự.
Ví dụ một số trường không có người vào học, tuyển sinh ồ ạt nhưng chỉ vài chục thí sinh dự thi… sống leo lắt mà không xóa bỏ hẳn đăng ký ở một nơi, dạy ở một nơi không có thầy, cơ sở vật chất không đạt chất lượng. Hoặc hiện tượng mượn danh để mở trường, lớp đã bị lên án nhiều.
Thứ hai, thực tế thị trường lao động của nước ta khá khó khăn, ngặt nghèo và tỷ lệ người thất nghiệp nhiều (khoảng 7-8 %, thậm chí là cao hơn). Nên người có bằng cấp cũng gặp khó khăn.
Thứ ba, bản thân sinh viên khi ra trường thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống.
Theo số liệu điều tra của Bộ GD&ĐT năm 2011, 63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng. (ảnh minh họa internet).
- Đi sâu hơn về nguồn nhân lực của đất nước, giáo sư đánh giá như thế nào về sinh viên hiện nay? GS đã từng nói rằng, 15 năm trước có 75% sinh viênsống thực dụng, vậy còn bây giờ thì sao thưa ông?
- Tôi đã có nhiều chương trình nghiên cứu về con người và nguồn nhân lực, trong đó có sinh viên. Tình hình hiện nay là việc học, tu dưỡng ở các trường đại học đang có vấn đề. Sinh viên mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu, chỉ lo lắng về đời sống.
Hiện nay, số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10 %. Ở Việt Nam, ai cũng nói học phổ thông, nhất là lớp 12 thì quá căng thẳng, còn học đại học là “nghỉ ngơi”. Nhưng ở trên thế giới thì ngược lại. Đơn giản như thư viện của trường đại học ở nhiều nước là mở suốt ngày đêm, kể cả ngày lễ. Còn ở Việt Nam thư viện ít hoặc rất sơ sài, ít đầu sách và ít người đọc. Cụ thể như sau:
Video đang HOT
Tôi thấy, không ít sinh viên có nhiều thú vui hơn là trau dồi học tập, chuyên môn… Trong cuốn sách mà tôi đã nghiên cứu, chỉ có 20 – 30% sinh viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đoàn, công tác thanh niên và sinh viên. Tự hỏi là có bao nhiêu phần trăm sinh viên tham gia công tác hè. Có nhiều trường trả lời, sinh viên của họ chỉ tối đa 30% tham gia trong khi con số này ở các nước tư bản là 80% – 90%.
Thứ hai là khi tốt nghiệp ra trường, họ không muốn đi công tác ở nơi khác, nơi xa… Có hàng mấy trăm người cầm tấm bằng đại học, nhưng lại làm mấy nghề thủ công, đơn giản hay lao động nặng nhọc ở thành phố, trong khi các miền khác thì thiếu trầm trọng…
Thứ ba là 50 % lao động ở tất cả các cấp bậc, bằng cấp không yên tâm, thỏa mãn với những việc mình đang làm, đều muốn “nhấp nhổm”. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu rằng, 50 % giáo viên ân hận là đã chọn nghề này và nếu có điều kiện lựa chọn nghề khác thì họ không bao giờ quay lại.
- GS có thể lý giải tại sao nhiều sinh viên làm trái ngành, trái nghề, thậm chí là làm những công việc thủ công đơn giản hoặc nặng nhọc trong khi có bằng cấp đại học?
- Đó là vấn đề định hướng. Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay là vấn đề rất lớn. Một là, không có định hướng, nghĩa là “nước chảy chỗ trũng”. Hai là lạc hướng, không có phấn đấu để trở thành một người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, mà nghĩ đơn giản chỉ là đủ lo toan đời sống.
Đa số đều định hướng nghề nghiệp theo xu thế không phù hợp với sự phát triển của đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế, nước ta là nước nông nghiệp, nhưng số lượng người học về ngành nông nghiệp lại rất thấp. Trước tôi đưa vào là 8%, nhưng giờ Bộ GD chỉ đưa hơn 2%. Và xu thế là không ai thích học nghề nông, lâm, ngư nghiệp, mà đều đổ xô vào kinh tế, quản trị kinh doanh chứ không vào sản xuất.
- Để sinh viên có định hướng đúng, giáo dục đại học đóng góp phần không nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục là điều đáng bàn, không phải đổi mới “một sớm một chiều”. Theo giáo sư thì điều gì quyết định chất lượng của giáo dục trong trường đại học?
- Giáo dục đại học rất quan trọng. Bởi nếu không tốt thì sẽ không ra được nguồn nhân lực như chúng ta mong muốn, không ra con người trí thức trẻ. Mình cứ nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhưng nếu không có người nối tiếp thì cũng không có nguyên khí. Một điều đáng lo lắng, thuộc về căn nguyên là không chỉ người dân mà ngay nhà nước vẫn có chính sách khuyến khích “chạy theo bằng cấp”.
Đại học khác phổ thông ở chỗ là tinh thần tự học và tự rèn luyện quyết định hơn hẳn so với ở phổ thông. Tuy vậy, việc giảng dạy giữ vai trò hướng dẫn hết sức quan trọng. Để làm được thì trường đại học phải có không khí học tập và rèn luyện, có môi trường khuyến khích những cố gắng của người học.
Phải tăng cường điều kiện để cho sinh viên tự học, tự rèn luyện như trang bị phòng thí nghiệm, xưởng, thư viện để tham gia nghiên cứu, thực hành…
- Hiện nay, phong trào sinh viên Việt Nam du học diễn ra rầm rộ. Giáo sư có nghĩ rằng giáo dục Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của người Việt không?
- Xu thế đó là tất yếu, du học hay trao đổi học sinh, sinh viên là xu thế cả thế giới, đã có từ lâu đời. Đó là tâm lý quần chúng người này theo người kia, lây lan. Đó là tham vọng ham muốn của con người. Nhưng quan trọng là học gì, có tích cực đóng góp cho đất nước không… Theo tôi, khoa học, giáo dục đều mang tính thế giới. Mình phải không ngừng cập nhật, phải đi học nước ngoài để trau dồi, phục vụ đất nước.
Giáo sư Phạm Minh Hạc được cấp bằng tiến sĩ năm 1971, bằng TSKH năm 1977, được công nhận Giáo sư Giáo dục học năm 1984, chuyên ngành tâm lý học. Ông đã từng nghiên cứu về con người, văn hóa và nguồn nhân lực. Ông từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo Phó ban Thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương.
Theo Giáo Dục Việt Nam
"Điểm tên" ba vấn đề của ngành giáo dục
Có những người dạy Toán cả một đời người nói với tôi, chương trình Toán phổ thông thừa đến 50 - 60 %. Vậy học sinh có học được, nhớ được hết không?
Dù đã qua tuổi 75 nhưng GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT vẫn đang miệt mài theo đuổi những nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp "trồng người" của đất nước.
Trong chuyên đề bàn về những "thất vọng và kỳ vọng vào nền giáo dục, trước thềm Hội nghị TƯ 6, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ những trăn trở, tìm sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, và bản thân ông luôn kỳ vọng sẽ có sự biến đổi trong ngành giáo dục nước nhà.
- Là một người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, từng là người chèo lái "con thuyền giáo dục" Việt Nam qua khó khăn trong thời kỳ đổi mới, GS có những kỳ vọng và kế sách gì về nền giáo dục nước nhà hiện nay?
GS Phạm Minh Hạc: Thời điểm này, giáo dục Việt Nam phải làm được 3 việc tối thiểu sau:
Thứ nhất, đủ trường lớp với tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục về sỹ số. Kiên cố ở tất cả mọi vùng miền, học 2 buổi/ngày, 35 học sinh/lớp ở tiểu học, 45 học sinh/lớp trung học. Theo quy định của Bộ là mỗi lớp chỉ 35 em, nhưng thực tế một cô giáo phải quản lý từ 40 - 60 học sinh/lớp. Quá vất vả và rất khó quản lý.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bàn về giáo dục hiện nay
Thứ hai, Bộ GD& ĐT cần có một bộ sách giáo khoa (SGK) tốt, đạt chuẩn quốc tế, không quá tải, đủ đảm bảo chất lượng. Mau chóng có bộ sách giáo khoa mới (về khoa học tự nhiên như các nước có nền giáo dục tiên tiến, về khoa học xã hội thiết thực, vừa sức, không ôm đồm, tạo cơ sở hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn đầu hình thành nhân cách - thành người, làm người). Đủ thiết bị và phương tiện dạy học tối thiểu.
Thứ ba, chấn chỉnh, củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ tư cách và năng lực, đảm bảo số lượng, cơ cấu. Xem xét các chính sách đối với đội ngũ này, đảm bảo cho giáo viên đủ sống bằng nghề. Ví dụ, một giáo viên phổ thông cơ sở chỉ có 2,1 triệu/tháng, như thế là không đủ.
"Không có người cho thì không có người xin"
- Thưa nguyên Bộ trưởng, đa số người Việt Nam đều có tâm lý: "Hư văn, khoa cử, quan trường" (coi trọng tấm bằng, bảng điểm). Hiện tượng học giả thi giả, mua bằng không còn xa lạ đối với giáo dục hiện nay. Vậy, quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?
GS Phạm Minh Hạc: Vấn đề này có hai khía cạnh:
Một là, nói một cách trực tiếp nhất là những người có trách nhiệm phải làm một cách công tâm, không tiêu cực, không tham nhũng thì làm sao có chuyện chạy điểm, đi thầy... Ví dụ vụ gian lận thi cử ở Đồi Ngô (Bắc Giang), nếu những giám thị nghiêm túc thì không có học sinh nào dám quay cóp được.
Hai là, cái nền dẫn đến hiện tượng đó là do tâm lý người dân. Tâm lý "chạy chọt", con em học kém nhưng vẫn muốn vào trường này trường khác, lên lớp, tốt nghiệp hay điểm cao... Đó là cái gốc tạo ra tiêu cực. Người ta không hiểu thực chất của việc học là thành con người, thành nghề. Nếu hiểu thì không bao giờ họ làm như thế.
Và người trực tiếp quản lý là cái ngọn dẫn đến hiện tượng tiêu cực giáo dục. Thử ngẫm xem, nếu không có người cho thì sẽ không có người xin và nếu không xin thì ai dám cho.
- Hệ thống trường chuyên được mở ra và nhân rộng là một trong những chủ trương có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay phong trào "chạy đua" vào trường chuyên, lớp chọn không còn lạ. Đó có phải "cớ" để dẫn đến tiêu cực, gian lận không thưa GS?
GS Phạm Minh Hạc: Trường chuyên có từ năm 1965. Từ năm 1965 đến thời kỳ đổi mới, cả nước có 6 cơ sở trường chuyên. Là người đóng góp vào chủ trương mỗi tỉnh có một trường phổ thông trung học chuyên với khẩu hiệu phát triển đại trà và mũi nhọn, tôi nhận thấy đây là một bước đổi mới giáo dục.
Theo tôi, hiện tượng tiêu cực xảy ra ở đây là rất hãn hữu và không chạy theo thành tích. Vì ở đó học sinh phải học giỏi thực sự, các em phải học với tốc độ và "nồng độ" đậm đặc. Học kém cho vào cũng phải bị đào thải, không thể theo được.
- Vậy GS lý giải sao về hiện tượng phụ huynh học sinh thức đêm, chờ đợi hàng giờ, đạp đổ cổng trường để nộp đơn xin cho con vào lớp 1?
GS Phạm Minh Hạc: Việc phụ huynh mong muốn chọn cho con em mình theo học trường tốt là không có gì phê phán cả. Cái điều đáng lên án, kêu ca là Bộ GD không thể tổ chức được nhiều trường như thế, hiện nay tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp! Nếu có nhiều, thì người dân không phải chen nhau đạp đổ cổng.
Sách giáo khoa vẫn... hết sức nặng nề
- Theo GS thì sách giáo khoa hiện nay bất cập như thế nào?
GS Phạm Minh Hạc: Chương trình SGK, đặc biệt là Toán, Văn vẫn còn nhiều bất cập và hết sức nặng nề. Khi tôi làm Bộ trưởng, tôi ra quyết định là bỏ hết các bài toán sao (toán khó - PV) và các cháu chỉ học rất cơ bản. Còn ngày nay thì những bài toán khó lại được in tràn lan. Ai đời sách tham khảo môn Toán có đến hơn 100 cuốn.
Có những người dạy Toán cả một đời người nói với tôi, chương trình Toán phổ thông thừa đến 50 - 60 %. Vậy học sinh có học được, nhớ được hết không?
Còn môn Văn thì dạy quá nhiều định nghĩa, văn phạm, nhưng ngữ văn thực hành thì rất kém. Năm 2015 mới có bộ SGK mới, vậy chúng ta, con em chúng ta phải đợi lâu quá! Mà chưa chắc năm 2016 có bộ sách mới bởi còn phải tập huấn, thí điểm...!
Năm học 2011 - 2012, Bộ tiến hành giảm tải chương trình sách giáo khoa. Nhưng thực tế, giảm tải mang tính hình thức, vụn vặn, không đến nơi đến chốn.
Cấm giao bài tập về nhà: "Ném đá ao bèo"
- GS đánh giá như thế nào về chủ trương của Bộ GD là không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học? Điều đó có thực sự hiệu quả, sát sao?
GS Phạm Minh Hạc: Theo tôi nếu học sinh tiểu học học ở trường 2 buổi/ngày thì không cần giao bài tập về nhà, nhưng nếu học 1 buổi thì nên. Hiện nay, có những tỉnh chỉ được 50% học 2 buổi. Và Bộ GD tuyên bố đến năm 2025 mới thực hiện 100% học sinh học 2 buổi/ngày.
Trong tình hình hiện nay, quản lý thời gian học ở nhà của các em, nhà nước chưa với tới được. Văn bản ra cũng có tác dụng nhất định, nhưng phần lớn chưa đi vào thực tế, chưa xuống hết đại bộ phận gia đình. Như ở Liên Xô trước đây quy định trẻ học lớp 1 học ở nhà 15 phút, lớp 2 chỉ 30 phút, lớp 3 là 45 phút... và người dân tuân theo vì họ coi đó là căn cứ khoa học. Còn ở Việt Nam thì chỉ là "ném đá ao bèo"!
- Thưa GS, ngay cả việc dạy thêm, học thêm cũng khiến nhiều người rất bức xúc. Bức xúc bởi vì nhiều khi học thêm không xuất phát từ nhu cầu thực, mà vì phụ huynh e sợ điều gì đó nên cứ cho con đến nhà cô học thêm. Xin thưa thật với GS, ngay ở thời điểm này, tại Hà Nội, có những giáo viên dạy thêm cho học sinh ngay từ lớp 1, lớp 2. Theo GS thì đâu là căn nguyên dẫn đến hiện tượng này?
GS Phạm Minh Hạc: Khía cạnh thứ nhất, người Việt Nam phần nhiều vẫn ưa chuộng hình thức danh tiếng. Người Việt có câu: "Con gà tức nhau tiếng gáy". Nhiều trường hợp quá kỳ vọng hoặc kỳ vọng quá sớm vào khả năng của con mình. Tất nhiên, tâm lý mong cho con mình tốt đẹp, nói rộng là tinh thần hiếu học của dân tộc là đáng khuyến khích. Nhưng vì quá kỳ vọng, nên hễ có điều kiện, họ đổ xô đưa con đi học thêm.
Khía cạnh thứ 2 là đời sống thiếu thốn, nhiều giáo viên tranh thủ lợi dụng tâm lý của phụ huynh để mở lớp. Không có gì chê trách khi họ sống bằng lao động nghề nghiệp của họ. Nhưng việc tổ chức này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và hoạt động của nhà trường thì không ai ủng hộ mà cần lên án. Sau năm 1996 đã đưa khẩu hiệu "chống dạy thêm, học thêm tràn lan", nhưng suốt 16 năm nay tình hình chưa ổn và làm cực kỳ vất vả.
Khía cạnh 3, quản lý nhà nước về giáo dục chưa là cuộc vận động rộng rãi trong quần chúng và cần phải dựa vào đoàn thể. Như thế mới có thể chấn chỉnh, củng cố và đổi mới được nền giáo dục nước nhà.
Trân trọng cảm ơn GS!
Theo GDVN
20 tuổi tốt nghiệp đại học Vừa qua, TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT đưa ra đề xuất nhằm giảm tải, cấu trúc lại cơ cấu giáo dục Việt Nam và rút ngắn thời gian học tập của học sinh. Theo đó, sinh viên 20 tuổi có thể nhận bằng ĐH. Mô hình "1-1-1-1" thay cho "1 - 4 - 2 - 1" Bản tham luận...