620 triệu tài khoản người dùng bị hacker đánh cắp và đang được rao bán trên dark web
Số dữ liệu này hiện đang được rao bán trên một trang dark web với giá trị khoảng 20.000 USD bằng Bitcoin.
Theo phát hiện của The Register, một hacker đã tấn công vào 16 website lớn và đánh cắp gần 620 triệu tài khoản người dùng. Số dữ liệu này hiện đang được rao bán trên một trang dark web với giá trị khoảng 20.000 USD bằng Bitcoin.
Hacker ra bán số dữ liệu này cũng tiết lộ một tập tin mẫu, trong đó có chứa các thông tin bao gồm tên tài khoản, địa chỉ email đăng ký và mật khẩu. Theo xác nhận ban đầu của một số chuyên gia bảo mật, các dữ liệu này có vẻ chính xác. Tuy nhiên trong số dữ liệu này không có thông tin thẻ thanh toán của người dùng.
Một hacker đã tấn công vào 16 website lớn và đánh cắp gần 620 triệu tài khoản người dùng.
The Register cho biết những tài khoản này được bán cho những người muốn gửi email rác, hoặc muốn tấn công vào những tài khoản khác có bảo mật kém. Kẻ tấn công có thể sử dụng tên tài khoản và mật khẩu để thử đăng nhập vào các dịch vụ internet khác, có thể là cả Facebook và Gmail nếu như người dùng có thói quen sử dụng chung một mật khẩu.
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao mà số lượng tài khoản bị hack lớn như vậy, nhưng theo The Register thì số tiền hacker yêu cầu khá thấp. Bên cạnh đó thì không có thông tin về tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng, do đó những kẻ tấn công không thể gây hại trực tiếp đối với các nạn nhân.
Đại diện của MyHeritage – một trong những trang web bị hacker tấn công và đánh cắp 92 triệu tài khoản người dùng – xác nhận họ đã bị hack vào năm ngoái. 500px và EyeEm cũng xác nhận những dữ liệu bị đánh cắp là thật, đưa ra cảnh báo với người dùng nên thay đổi mật khẩu của những tài khoản khác trên internet nếu họ sử dụng chung một mật khẩu.
MyHeritage là công ty sản xuất bộ thử nghiệm DNA, lưu trữ nhiều dữ liệu cá nhân quan trọng của khách hàng.
Tổng cộng có 16 trang web đã bị hacker tấn công, trong đó nghiêm trọng nhất là Dubsmash (162 triệu tài khoản), MyFitnessPal (151 triệu tài khoản) và MyHeritage (92 triệu tài khoản). Hacker tiết lộ đã đánh cắp gần 1 tỷ tài khoản người dùng từ năm 2012 cho đến nay.
Mục đích của hacker là “làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn” đối với các hacker khác, bằng cách bán dữ liệu tài khoản và mật khẩu để tấn công vào những dịch vụ internet khác. Trong khi người dùng hiện nay có thói quen sử dụng chung một tên tài khoản và mật khẩu cho nhiều dịch vụ khác nhau, ngay cả những tài khoản quan trọng như ngân hàng, gmail hay Facebook.
“Tôi không nghĩ mình là kẻ xấu xa, tôi chỉ cần tiền và muốn giúp những người khác. Bảo mật chỉ là ảo ảnh. Tôi đã bắt đầu công việc hacker từ lâu, tôi cũng chỉ là một công cụ trong toàn bộ hệ thống này. Chúng ta đều biết những biện pháp được sử dụng để chống lại những cuộc tấn công mạng, nhưng với những bãi rác vẫn còn tồn tại tôi có thể giúp việc hack trở nên dễ dàng hơn”, kẻ rao bán những dữ liệu trên chia sẻ với The Register.
Tham khảo: theregister
Xe scooter Xiaomi M365 có thể bị hack và kiểm soát từ xa
Mẫu xe scooter đầy tiện dụng M365 của Xiaomi được phát hiện có thể bị tấn công chiếm quyền điều khiển từ xa, cho phép hacker tăng tốc hay dừng đột ngột một cách dễ dàng.
Theo cảnh báo mới nhất từ các chuyên gia tại công ty bảo mật Zimperium, mẫu xe scooter chạy điện Xiaomi M365 tồn tại một lỗ hổng đáng lo sợ. Các chuyên gia cho biết, lỗ hổng bảo mật này có thể cho phép kẻ xấu tấn công từ xa, thực hiện tăng tốc hoặc dừng đột ngột gây nguy hiểm cho người dùng, nhất là khi họ đang ở nơi công cộng.
Theo phát hiện của các chuyên gia bảo mật Zimperium, mẫu xe scooter đầy tiện dụng Xiaomi M365 có chứa đến 3 phần mềm gồm quản lý pin, firmware để tương tác giữa phần cứng và phần mềm, cùng mô-đun Bluetooth cho phép người dùng kết nối với xe thông qua ứng dụng trên smartphone. Trong "bộ sưu tập" này, Zimperium khẳng định mô-đun Bluetooth chính là phần tồn tại lỗi bảo mật cho phép hacker dễ dàng tấn công chiếm quyền kiểm soát chiếc scooter của Xiaomi.
Các chuyên gia bảo mật phát hiện chiếc scooter Xiaomi M365 có thể bị tấn công điều khiển từ xa dễ dàng.
Một chuyên gia bảo mật của Zimperium khẳng định anh có thể dễ dàng kết nối với chiếc scooter Xiaomi M365 thông qua Bluetooth mà không cần phải điền những thông tin cần thiết như password hay bất kỳ phương thức xác thực nào. Chính từ việc lỏng lẻo trong kết nối Bluetooth, chuyên gia bảo mật tên Rani Idan của Zimperium cho biết anh còn dễ dàng cài đặt firmware cho chiếc scooter nói trên mà không bị bất kỳ hình thức kiểm tra độ tin cậy của bản firmware mới hay không. Điều này theo Rani Idan giải thích có thể mở đường cho hacker dễ dàng cài đặt malware lên Xiaomi M365 và đương nhiên chiếm toàn bộ quyền kiểm soát chiếc scooter.
Được biết, những vấn đề về kết nối Bluetooth trong đó hoàn toàn không có bất kỳ cơ chế xác thực nào hoặc có sử dụng nhưng cơ chế yếu kém không phải là điều mới mẻ trong "thế giới" thiết bị IoT. Hồi năm 2017, các chuyên gia bảo mật từng phát hiện mẫu hoverboard Segway Mini "dính" lỗi tương tự. May mắn là khi đó Ninebot (hãng sản xuất mẫu hoverboard này) đã khắc phục kịp thời.
Trở lại với trường hợp của chiếc scooter do Xiaomi sản xuất, Rani Idan cho biết đã liên hệ với hãng song đáng tiếc là vấn đề về Bluetooth trên chiếc scooter này hiện chưa được Xiaomi tìm ra cách khắc phục. Điều này sở dĩ trở nên đầy quan ngại không chỉ cho người dùng mà cả giới bảo mật là vì những mô-đun Bluetooth mà Xiaomi sử dụng trên chiếc Xiaomi M365 là do một bên thứ 3 cung cấp.
Theo PC World
Thời đại IoT: Tủ lạnh thông minh cũng có thể bị hack Với sự phát triển của IoT (Internet Vạn Vật), hiện nay hầu như bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet đều có thể trở thành 'mồi ngon' của hacker. Trường hợp mới đây là các tủ lạnh. Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Safety Detective vừa tiết lộ các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nhiệt độ được tìm...