61 HS đảo Lý Sơn trượt lớp 10 công lập: Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Ngãi nói gì?
Căn cứ chỉ tiêu và quy định về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thì việc 61 học sinh ở Lý Sơn không trúng tuyển lớp 10 là bình thường.
Lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”
Những ngày qua, nhiều phụ huynh, học sinh đã bày tỏ bức xúc khi 61 học sinh ở huyện đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi)
Năm học 2022-2023, số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường trung học phổ thông Lý Sơn cao hơn so với chỉ tiêu được giao. Ảnh: Website nhà trường.
Số học sinh này sẽ không biết “đi đâu, về đâu” khi trên đảo này chỉ có một trường trung học phổ thông công lập duy nhất, không có cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng như không có trung tâm giáo dục thường xuyên.
“Muốn học tiếp trung học phổ thông, các em này chỉ có một con đường là vào đất liền học tại các trường ngoài công lập hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên. Nhưng như vậy thì quá khó khăn cho bản thân các học sinh này và gia đình các em khi phải trọ học xa nhà”, cô N. (một giáo viên trung học cơ sở ở Lý Sơn) cho hay.
Theo tìm hiểu thì nếu như các năm về trước, không tổ chức thi tuyển sinh mà tiến hành xét tuyển dựa trên số chỉ tiêu được giao. Theo đó, hầu hết học sinh ở trên đảo này đều được tuyển vào lớp 10.
Tuy nhiên, đến năm học 2022-2023, nhà trường được giao chỉ tiêu 249 học sinh vào lớp 10. Trong khi tổng số học sinh đăng ký dự thi là 310 em. Kết quả tuyển sinh thì có 61 em trượt lớp 10 công lập.
“Ở đảo thì không có trường ngoài công lập, không có trung tâm giáo dục thường xuyên, không có trường dạy nghề thì con em chúng tôi học ở đâu? Các cháu còn nhỏ, nếu vào đất liền để học thì điều kiện gia đình không kham nổi.
Vậy tại sao phải tổ chức thi tuyển mà không xét tuyển như mọi năm để các em được vào học trung học phổ thông”, một phụ huynh cho hay.
Phương án nào cho 61 học sinh “rớt” lớp 10
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/8, ông Nguyễn Ngọc Thái – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong vấn đề này, Sở Giáo dục phải căn cứ trên cũng như các văn bản, chỉ đạo của tỉnh để thực hiện.
“Dư luận đặt vấn đề là vì sao những năm trước không thi vào lớp 10 mà năm nay lại tổ chức thi? Bở vì nó có yếu tố khách quan là năm nay tỷ lệ học sinh đăng ký vào lớp 10 cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được giao.
Ví dụ, những năm trước, trường trung học phổ thông Lý Sơn được giao chỉ tiêu 100 em thì khi đăng ký chỉ dôi ra tầm 105-110 em thôi.
Cho nên không nhất thiết phải tổ chức thi mà chỉ tổ chức xét tuyển. Tuy nhiên, việc xét tuyển không có nghĩa là không có thí sinh không được vào công lập. Một số em trượt xuống thì vẫn đi học giáo dục thường xuyên hoặc đi học nghề là điều bình thường”.
Ông Thái lý giải tiếp, (cao hơn so với chỉ tiêu được giao) nên để đảm bảo công bằng, khách quan thì phải thi tuyển.
Video đang HOT
Còn nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ trượt lớp 10 công lập ở Lý Sơn cao hơn so với đất liền là điều không bình thường, ông Thái cho rằng, phải căn cứ vào chỉ tiêu để tính toán.
Trong đó, căn cứ vào Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị cũng như kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh là phải phân luồng học sinh từ bậc trung học cơ sở theo tỷ lệ 7-3 (tức là 70% học tiếp và 30% học nghề).
“Chúng ta căn cứ trên nhu cầu, số liệu như vậy để tính toán ngân sách dành cho giáo dục (từ biên chế giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp…). Mục đích phân luồng để tạo điều kiện cho các em đi học nghề”, ông Thái nói.
Có nhiều ý kiến cho rằng, ở Trường trung học phổ thông Lý Sơn “dư sức” nhận thêm 61 trường hợp thí sinh này vào học tại trường. Ông Thái nói rằng, điều này không đúng bởi có hai lý do chính.
“Thứ nhất, trong trường phổ thông không có hệ giáo dục thường xuyên. Về mặt chuyên môn thì giáo dục thường xuyên sẽ có ít môn hơn, số tiết học cũng giảm rất nhiều so với giáo dục phổ thông.
Thứ hai, tư cách pháp nhân để sau này các em ký học bạ, rồi thi tốt nghiệp, xét học bạ vào các trường cao đẳng, đại học… sẽ như thế nào?
Không có chuyện các em học hệ thường xuyên mà học bạ lại do một ông Hiệu trưởng trường trung học phổ thông ký, đóng dấu vào đó được. Như vậy là sai quy định.
thì trường này đang xuống cấp, dù được tỉnh phê duyệt vốn đầu tư nhưng đến nay chưa triển khai. Lộ trình xây dựng phải từ năm học 2023-2024 trở đi.
Điển hình là trong 2 năm nay, chúng tôi không thể sử dụng nhà trường để tổ chức thi trung học phổ thông mà phải mượn trường trung học cơ sở để làm địa điểm thi”.
Ông Thái nói tiếp, về đội ngũ giáo viên theo điều lệ trường phổ thông thì tỷ lệ 1,725 giáo viên/lớp mới đáp ứng yêu cầu trong khi ở Lý Sơn mới chỉ đạt hơn 1,01 giáo viên/lớp. Đội ngũ giáo viên đang thiếu mà nếu đưa vào thêm 61 em này vào thì phải bố trí 2 lớp. Lúc đó, thứ nhất là phải tăng giáo viên. Nếu không thì phải tăng giờ dạy, giảm số tiết, trả thù lao cho những giáo viên này. .
“Chúng tôi đã rà soát tất cả các quy định thì không có quy định đặc thù nào ưu tiên cho các huyện đảo hay khu vực miền núi về tỷ lệ % học sinh học nghề hay tiếp tục học lên trung học phổ thông (khi phân luồng). Nên Sở cũng không thể tự ý thay đổi được.
Nếu Ủy ban nhân dân tỉnh hay Tỉnh ủy có ý kiến chỉ đạo có cơ chế đặc thù thì Sở giáo dục mới dám tuyển 80-90% hay thậm chí 100% học sinh huyện đảo vào học trung học phổ thông.
Còn nếu chưa có ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào các quy định hiện hành để thực hiện việc phân luồng này”, ông Thái khẳng định.
Về phương án học tập của 61 học sinh này thì ông Thái cho biết, hiện Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã có văn bản gửi Sở thống nhất giao cho huyện phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh để
“Về trung tâm giáo dục thường xuyên ở trên đảo Lý Sơn thì đã giải thể rồi nhưng cơ sở vật chất còn khá tốt. Địa điểm học do Ủy ban nhân dân huyện quyết định. Còn phối hợp giáo viên như thế nào thì có một số cách.
Có thể huy động giáo viên từ Trung tâm giáo dục thường xuyên ra dạy hoặc hợp đồng với giáo viên trường trung học phổ thông Lý Sơn đến dạy có trả chi phí.
Giáo viên sẽ cân đối để vừa hoàn thành ở trường trung học phổ thông Lý Sơn vừa hỗ trợ thêm cho trung tâm giáo dục thường xuyên”, ông Thái nói thêm.
Thầy giáo dành cả thanh xuân 'gieo chữ' ngoài đảo xa
Dù có nhiều cơ hội để dạy học ở đất liền, nhưng thầy Nguyễn Điển đã xung phong ra đảo Lý Sơn để dạy học.
Hiện thầy là giáo viên của Trường THPT Lý Sơn.
Thầy Điển dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm.
Dạy hay trong từng tiết học
Thầy Điển quê huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1984, thầy tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Quy Nhơn. Nhiều người cho rằng, thầy đã lựa chọn sai lầm, bởi vì còn nhiều trường ở đất liền, gần nhà, thuận lợi đang cần giáo viên dạy ngữ văn. Thế nhưng đảo Lý Sơn hoang sơ, người dân mộc mạc, chân chất thiếu thốn đủ bề đã cuốn hút thầy cho đến ngày nay.
Thầy Điển được học trò yêu quý và ngợi khen dạy hay trong từng tiết học. Thầy dẫn dắt học sinh vào bài học mới đầy ấn tượng, khởi động mâu thuẩn, tạo cho học sinh sự thắc mắc, tìm tòi và từng bước khám phá.
Trong bài giảng, thầy luôn mở ra những không gian đa chiều, nhiều cung bậc, từng ý rõ ràng, cô đọng, súc tích. Học sinh ghi ít mà hiểu nhiều. Thầy tổ chức cho học sinh đóng vai, phản biện và thuyết trình, sau đó phân tích, giảng giải thêm.
Từ đó, học sinh không cảm thấy áp lực, bớt rụt rè, nhút nhát và mạnh dạn sôi nổi hơn trong giờ học. Đồng thời, qua tổ chức bài học hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản của môn Ngữ văn. Qua đó, phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng thêm.
Thầy Điển tận tình trong sinh hoạt chuyên môn và hoạt động Công đoàn
Học sinh ở đảo hiếm khi đặt chân vào đất liền để "đi đây, đi đó". Vì thế, thầy Điển mở rộng hiểu biết văn hóa, lịch sử và con người về nhiều vùng miền của đất nước qua bài giảng sinh động, hấp dẫn, dí dỏm của mình.
Những nét văn hóa hay, di sản biển đảo được thầy tích hợp vào nhiều bài học, vừa giúp học sinh khám phá, hiểu hơn những giá trị biển đảo Việt Nam, vừa gắn bài dạy với thực tiễn sinh động như: liên hệ di sản Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn, để giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Từ đó,biết giữ gìn, nâng niu giá trị di sản biển đảo quê hương.
Thầy cũng là giáo viên sớm áp dụng phương pháp dạy học tích cực như: thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức cho học sinh làm dự án nhỏ về văn hóa, di sản đảo Lý Sơn để làm rõ hơn nội dung bài học.
Thầy giao nhiệm vụ phù hợp cho học sinh trong từng câu hỏi, từng nhóm, từng dự án nhỏ; đồng thời khuyến khích học sinh cùng trao đổi, hợp tác, tìm tòi và sáng tạo trong cách ghi chép, trình bày sản phẩm.
Thầy Nguyễn Điển được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường
Mỗi tiết học không giống nhau
Ngoài ra, thầy Điển còn có nhiều sáng kiến trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, như: "Đêm thơ trăng rằm". Theo đó, nhiều bài thơ của học sinh sáng tác được đọc cho mọi người nghe, bình luận; tổ chức tìm hiểu văn học dân gian tìm các bài hát ru con, ca dao, tục ngữ địa phương, so sánh cách phát âm, dùng từ của người dân trên đảo với tiếng Việt chuẩn.
Những hoạt động ngoại khóa vừa giúp cho học sinh gắn lý thuyết với thực tiễn, vừa phát triển các kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, cách thu thập tư liệu, viết báo cáo.
Khi thấy nhiều người dân dùng thuốc nổ đánh cá ven bờ đảo hay đổ rác vô tội vạ xuống biển, thầy hay nhắc nhở học sinh quan tâm đến môi trường biển, đảo, chỉ ra cho học sinh thấy những cái hại lớn khi dùng thuốc nổ để đánh cá, đổ rác thải xuống biển, từ đó học sinh về tác động lại gia đình, bà con, ngay bản thân các em cũng ý thức hơn về bảo vệ môi trường biển, đảo.
Hơn 10 năm nay, người dân trên đảo không còn dùng thuốc nổ để đánh cá. Bờ biển ven đảo đã sạch đẹp hơn trước rất nhiều. Chính vì thế, ngày nay Lý Sơn đã trở thành địa chỉ đỏ về du lịch của cả nước, vừa du lịch sinh thái vừa du lịch tìm hiểu di sản biển, đảo.
Thay Điển thường xuyên thay đổi cho phù hợp từng đối tượng, từng bài, từng thời điểm mà vẫn đảm bảo chương trình, mục đích yêu cầu. Do vậy, bài giảng của thầy đối tượng nào cũng nắm được bài, thích được nghe anh giảng và học tập có kết quả cao.
Trong sinh hoạt chuyên môn thầy góp ý thẳng thắn, chân tình với đồng nghiệp từ việc soạn giáo án, cho đến cách khai thác nội dung bài học; đặc biệt thầy nhắc nhở đồng nghiệp phải đổi mới phương pháp dạy học.
Hiệu ứng sáng kiến của thầy Điển đã tác động lớn đến các thầy, cô giáo trẻ, đến cả các thầy, cô lớn tuổi ngại đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó, nhà trường đã sớm có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thầy là người đầu tiên đi thi cấp tỉnh đạt giải và trường có nhiều học sinh giỏi.Trường càng vững vàng phát triển mọi mặt.
Trồng rau, bắt cá là hoạt động ngày chủ nhật của thầy Điển
Thầy là thế hệ giáo viên kỳ cựu, trải qua những năm tháng thăng trầm và phát triển của nhà trường, có nhiều sáng kiến, góp ý. Đầu tiên là khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt trong những năm 1988 đến 1991. Thầy tham gia vận động học sinh đến trường; vận động phụ huynh xóa bỏ định kiến "trọng nam khinh nữ".
Sáng kiến của thầy góp phần làm học sinh trở lại trường, số lớp mỗi năm tăng lên, từ vài lớp lên đến trên 20 lớp, số lượng nữ sinh nhiều hơn nam. Nhiều năm liền các lớp mà thầy chủ nhiệm không có học sinh nào bỏ học.
Thầy Điển được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhiều nhiệm kỳ, được đoàn viên tín nhiệm cao và tin yêu. Thầy cùng với Ban giám hiệu nhà trường phát động các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học và được giáo viên hưởng ứng.
Luôn chăm lo đời sống tinh thần, động viên các thầy, cô xa quê, nơi thị thành ra đảo yên tâm công tác, quan tâm kịp thời đoàn viên khi đau, ốm, hiếu, hỷ. Có con cá tươi hay bó rau xanh, thầy đều san sẻ cho đồng nghiệp ở khu tập thể.
Thầy Điển luôn đau đáu xây dựng tập thể yêu thương, đùm bọc nhau. Tổ chức giao lưu bóng chuyền với đơn vị Biên phòng, các trường THCS, tiểu học trên đảo, tạo ra sân chơi giao lưu vui vẻ, lành mạnh.
Mỗi khi bình bầu thi đua khen thưởng thầy luôn đề xuất khen thầy, cô giáo khác, để động viên, kích thích phong trào thi đua. Hơn nữa là đảng viên có trách nhiệm cao, thầy cũng đã dìu dắt nhiều nhân tố trẻ tài năng, có tâm lên làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của trường.
Lưu học sinh Lào: Những trải nghiệm khó quên Trong thời gian học tập tại Quảng Ngãi, các lưu học sinh Lào luôn nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, nhà trường và các bạn sinh viên Quảng Ngãi. Điều đó không chỉ giúp các em lưu học sinh Lào yên tâm hoàn thành tốt việc học, mà còn góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu...