60.000 đồng đổi cả tương lai
Cuối học kỳ I, cô Phiến – giáo viên chủ nhiệm của tôi – phải chuyển công tác về xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, Phú Yên). Thầy thay cô chủ nhiệm.
Thầy Đặng Quang Hiên – nhân vật trong bài – hiện đang công tác tại Trường THCS & THPT Sơn Giang (huyện Sông Hinh, Phú Yên) – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cũng đúng lúc ấy, gia đình tôi gặp khó khăn. Mẹ tôi nằm viện liên miên. Anh trai thì bước vào giảng đường đại học. Ba phải nuôi cả gia đình tới bảy tám miệng ăn. Tiền thuốc men, tiền học hành, nợ nần cùng túng khiến gia đình rơi vào cảnh bế tắc. Là con gái lớn trong gia đình, tôi phải gánh vác rất nhiều. Mệt mỏi, thiếu thốn khiến tôi nản chí và có ý định bỏ học. Biết được lý do, thầy vận động lớp giúp đỡ tôi phần nào.
Tôi còn nhớ rất rõ tiết chủ nhiệm thứ hai sau khi thầy đảm nhiệm lớp. Thầy hỏi một câu rất ấn tượng: Em có biết trên cơ thể chúng ta bộ phận nào quan trọng không?
Chúng tôi người thì bảo đôi mắt, đôi tay, kẻ thì bảo chân… Thầy đều cho là không đúng.
- Đó là bờ vai các em ạ. Bờ vai cho một người đau khổ, buồn bã. Là điểm tựa vững chắc cho những người bị chênh vênh trong cuộc sống. Thầy thấy lớp chúng mình có một bạn gia đình rất khó khăn. Vì thế các em hãy nghiêng bờ vai mình để bạn khỏi bị chênh vênh. Việc làm thiết thực ngay bây giờ là các em hãy cùng nhau giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn trước mắt.
Cả lớp hầu như hiểu được ý thầy. Các bạn cùng nhau ủng hộ một hai ngàn tiền tiêu vặt trong ngày của mình.
Video đang HOT
Thế là ngày hôm sau, thầy gọi tôi đến gặp riêng, trao cho tôi 30.000 đồng của lớp quyên góp và bảo:
- Đừng nản chí em nhé. Thầy và các bạn luôn ở bên cạnh em.
Rồi những năm tháng cấp II lặng lẽ trôi qua, tôi bước vào cấp III. Cái nghèo vẫn bám riết và ám lấy gia đình tôi. Thầy vẫn luôn ngầm giúp đỡ tôi, vẫn dõi theo tôi như người cha dõi theo bước chân con mỗi lúc đến trường.
Con đường học hành trước mắt tôi ngày một gập ghềnh. Tôi chỉ biết học để mà học, chả biết tương lai sau này làm gì vì tôi chả mơ là mình sẽ bước vào giảng đường. Phía trước tương lai quá mù mịt như mảng mây xám trĩu nặng phủ kín cả bầu trời khi vẫn đang còn trong xanh.
Năm cuối cấp, tôi cũng nhắm mắt đăng ký dự thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Phú Yên. Trước ngày đi thi có nhiều lời bàn ra tán vào về việc học hành vì không có tiền trang trải. Lại một lần nữa chán nản, tôi quyết định không thi vào cao đẳng mà dự tính ở nhà bám ruộng bám vườn.
Chả hiểu ai nói cho thầy tin này. Chiều hôm trước ngày thi, thầy đến khuyên tôi hết lời và đưa cho tôi 60.000 đồng, bảo:
- Em cầm lấy số tiền này lo tiền xe cộ và ăn uống trong mấy ngày thi. Chuyện đâu còn có đó. Đến bước nào thì tính bước nấy. Mất một năm thì lỡ mất một cơ hội.
Ban đầu còn do dự nhưng sau đó tôi nhận lấy 60.000 đồng từ tay thầy. Nhận 60.000 đồng của thầy như nhận lấy cả tấm lòng của người thầy, người cha đáng kính.
Sáng hôm sau tôi quyết định đi thi và rất may đỗ vào trường. Nghe lời thầy, tôi cố gắng bám trụ việc học hành trong cảnh thiếu thốn.
Giờ đây tôi đã trở thành cô giáo. Nghĩ lại thấy thương thầy nhiều hơn và hình ảnh 60.000 đồng ngày ấy vẫn sáng mãi trong ký ức tôi. Thiết nghĩ ngày ấy tôi nhận 60.000 đồng của thầy chính là nhận cả tương lai xán lạn của mình. Và hình ảnh thầy vẫn dõi theo tôi trong sự nghiệp trồng người.
Theo Tuoitre
Thi công chức Hà Nội: Cạnh tranh quyết liệt
Trở thành công chức của Thủ đô Hà Nội không hề đơn giản. Các thí sinh sẽ phải trải qua kỳ thi tuyển với tỷ lệ "chọi" rất cao. Không ít thủ khoa, người từng tốt nghiệp đại học nước ngoài không vượt qua nổi các kỳ sát hạch.
Thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ đảm bảo khách quan hơn (Ảnh minh họa)
Thi trắc nghiệm 3 môn
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa phê duyệt danh sách 3.837 người đủ điều kiện thi công chức vào 45 cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội (năm 2013). Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, bà Nguyễn Thị Vinh, tại kỳ thi công chức năm nay, các thí sinh sẽ thi tuyển 5 môn gồm Ngoại ngữ; Tin học; Trắc nghiệm chuyên ngành; Viết chuyên ngành; Viết kiến thức chung.
Đáng chú ý, theo yêu cầu mới, các thí sinh dự thi tuyển công chức Thủ đô sẽ phải thi 3 môn trắc nghiệm trên máy tính gồm Tiếng Anh; Tin học; Trắc nghiệm chuyên ngành. Dự kiến, sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 23-10 tại Trung tâm Đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Sở Thông tin & Truyền thông. Nội dung thi trắc nghiệm sẽ chia làm 2 ca (sáng - chiều). Mỗi ca thi là 200 thí sinh. Với các thí sinh thi ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Pháp, sẽ thi viết trên giấy (ngày 13-10). Kết quả các môn thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ được công bố trên máy tính và giải quyết thắc mắc ngay khi thí sinh thi xong mỗi ca thi. Chỉ những thí sinh đạt 50 điểm trở lên với môn ngoại ngữ và tin học mới được tiếp tục thi viết 2 môn (Kiến thức chung và Kiến thức chuyên ngành) vào ngày 10-11. Kết quả thi sẽ được công bố vào cuối tháng 11 và thông báo kết quả trúng tuyển vào cuối tháng 12-2013.
8 người lấy 1
Năm 2013, trong khi số thí sinh đủ điều kiện thi công chức lên tới 3.837 người thì chỉ tiêu tuyển dụng chỉ có 512 "suất", gồm 231 chỉ tiêu công chức khối sở, ban, ngành và 281 công chức khối quận, huyện, thị xã. Tính bình quân, tỷ lệ "chọi" trung bình khoảng 1/8. Trong đó, có những đơn vị có tỷ lệ "chọi" rất cao (khoảng 1/20). Song, cá biệt, có đơn vị tuyển dụng 1 chỉ tiêu và cũng chỉ có 1 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển. Sở Công Thương Hà Nội là một trong các đơn vị tuyển dụng công chức nhiều nhất (41 chỉ tiêu) và cũng là đơn vị có số thí sinh đăng ký dự tuyển đông nhất (526 thí sinh). Một số đơn vị có tỷ lệ "chọi" cao như huyện Hoài Đức (tuyển dụng 2 nhưng có tới 46 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển), huyện Quốc Oai (tuyển dụng 4 nhưng có 68 thí sinh dự tuyển). Trong khi đó, tình hình ở huyện Đan Phượng lại không có gì căng thẳng khi chỉ tuyển dụng 1 chỉ tiêu cho vị trí cán bộ Phòng Tư pháp và cũng chỉ có 1 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vị trí này.
Thủ khoa cũng trượt
Trước khi kỳ thi diễn ra, Sở Nội vụ TP Hà Nội đã thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch tuyển công chức không thông qua thi trong kỳ tuyển dụng công chức TP Hà Nội năm 2013. Kết quả kỳ kiểm tra, sát hạch cho 43 thí sinh diện xét tuyển đặc cách (không qua thi) cho thấy, có đến 14 thí sinh "không đạt yêu cầu" (trong đó 9 thí sinh có điểm không đạt và 5 thí sinh bỏ sát hạch).
Cụ thể, 9 thí sinh không đạt điểm, gồm 5 thủ khoa các trường đại học trong nước (dự tuyển vào các Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở TT-TT; Sở LĐ-TB&XH) và 4 thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi nước ngoài. Đáng chú ý, cả 4 thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi nước ngoài không đỗ, đều có số điểm kiểm tra, sát hạch khá thấp (35 điểm; 30 điểm; 34,3 điểm; 36,7 điểm/thang điểm 100). Trước thực tế này, một số ý kiến cho rằng, không phải thủ khoa nào cũng giỏi và không phải có bằng giỏi đại học nước ngoài là trình độ cao. Trước đó, trao đổi với báo chí về một vài trường hợp thủ khoa về Hà Nội làm nhưng cuối cùng lại ra đi vì không đạt hiệu quả, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, ông Trần Huy Sáng chia sẻ: "Cuộc sống rất phong phú. Có những người học rất tốt, nghiên cứu tốt nhưng vào việc cụ thể thì không thích ứng. Đó là sở trường, sở đoản của mỗi người. Nhưng đó là cá biệt, đa số người học tốt, thông minh, tài giỏi, về cơ bản ra thực tiễn sẽ làm việc tốt. Quá trình quản lý, sử dụng sau tuyển dụng là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Cơ quan tuyển dụng phải tạo điều kiện cho họ cống hiến nhưng bản thân con người đó phải hoàn thiện mình để phù hợp với những công việc cụ thể mà trong trường không đào tạo".
Thành Nam
Theo ANTD
Phong trào luyện chữ đẹp: Lại bệnh thành tích? Thời gian gần đây, không ít phụ huynh đổ xô cho con đi luyện viết chữ đẹp. Chưa biết tác dụng của việc làm này đến đâu nhưng nhiều trẻ đã phải nhập viện do không chịu được áp lực tâm lý. Điều quan trọng nhất với trẻ khi tập viết là cầm bút và ngồi viết đúng tư thế Người bảo cần,...