60% học sinh không vào đại học sẽ đi đâu?
Đó là bài toán cần giải trong quá trình phân luồng sau THPT.
Thực tế, dù học sinh lựa chọn không vào ĐH, CĐ ngày càng tăng, các trường đào tạo nghề thuộc khối trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) vẫn đang bí đầu vào như đã xảy ra từ nhiều năm nay.
Thí sinh đi đâu?
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học, cao đẳng không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD&ĐT các địa phương có cùng băn khoăn là không hiểu số thí sinh không vào đại học đi đâu khi mà lượng học sinh đăng ký vào học nghề vẫn tiếp tục giảm so với năm trước.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh – ông Ngô Văn Hợi – cho biết Sở này có 23 cơ sở đào tạo TCCN với quy mô hơn 7.000 học viên, giảm mạnh so với năm học trước. Đặc biệt, với mục tiêu đặt ra là từ nay đến năm 2020 phải phân luồng 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào đào tạo nghề nhưng hiện tỉnh này mới đạt trên 15%.
Các trường trung cấp chuyên nghiệp phải tự nâng cao năng lực để thu hút học viên.
Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội – cho biết các trường TCCN của Hà Nội cũng chỉ tuyển được hơn 50% chỉ tiêu được giao, trong đó có tới trên 25% trường không tuyển sinh được.
Tương tự, ông Thái Văn Tài – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk – phản ánh việc tuyển sinh TCCN rất kém, hết năm 2015 chỉ đạt 53,2% chỉ tiêu. Số học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề cũng chỉ đạt 18%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Hải Phòng – băn khoăn đào tạo nghề bậc TCCN chiếm vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục nhưng trong khi chỉ có 40% học sinh tốt nghiệp THPT vào ĐH thì số học sinh còn lại đi đâu khi mà lượng học sinh vào TCCN vẫn giảm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà nhấn mạnh cần có sự đột phá đổi mới cho giáo dục chuyên nghiệp nếu không tình trạng chết yểu với nhiều trường TCCN sẽ đúng như dự đoán.
Cử nhân quay ra học nghề
Trong khi học sinh tốt nghiệp THPT không mặn mà với học nghề thì tình trạng cử nhân tốt nghiệp ĐH, CĐ lại quay ra học nghề càng cho thấy sự yếu kém trong phân luồng.
Điều này được ông Thái Huy Vinh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An – thừa nhận khi phản ánh hiện có tình trạng ùn tắc trong đào tạo, gây lãng phí cho xã hội. Số liệu ông Thái Huy Vinh đưa ra là 24.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ chưa tìm được việc làm. Trong số đó đã có nhiều cử nhân lại quay ra học nghề.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng này, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tham mưu UBND tỉnh tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề. Tỉnh này có trên 40.000 học sinh tốt nghiệp THCS, hơn 30.000 học sinh vào THPT, hơn 10.000 học sinh đã vào nghề.
Để thu hút học sinh vào học nghề, ông Thái Huy Vinh cho biết đã có sự hợp tác giữa các bên, cam kết việc làm sau đào tạo nghề như xuất khẩu lao động, làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm kinh tế hộ gia đình…
Tương tự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh – Phúc Hoàng Văn Bình – cho biết tỉnh này đã thực hiện kiên quyết khâu phân luồng sau THCS với tỷ lệ là 70-30 giữa học tiếp THPT và TCCN.
Sở này tổ chức thường xuyên 4 bên giữa đơn vị đào tạo, doanh nghiệp, các quản lý, các đối tác nước ngoài bàn về đào tạo nghề trong giáo dục chuyên nghiệp, tăng cường ký hợp đồng với doanh nghiệp tạo cơ hội thực hành nghề cho hàng nghìn học sinh.
Về phía nhà trường, ông Phạm Quang Vinh – Hiệu trưởng Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long – cho rằng giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề đang gặp nhiều khó khăn và các trường phải tự chứng minh năng lực với xã hội.
“Trường đã tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường để mở nhiều mã ngành thậm chí chưa có trong danh mục ngành nghề của Bộ, đem lại 1/2 tổng doanh thu cho trường. Trường cũng phát triển đào tạo ngắn hạn từ nhu cầu doanh nghiệp hoặc từ cá nhân học viên” – ông Phạm Quang Vinh cho biết.
“Nếu trường không chứng minh mình đem lại dịch vụ tốt thì không kết nối với doanh nghiệp được. Trường đã phải xây dựng đội ngũ chuyên gia chỉ rõ hạn chế, tồn tại và giải pháp cải thiện với sản phẩm đào tạo phù hợp chi phí và cam kết chất lượng.
Trường cũng đã thành công trong việc lôi kéo doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp chuyên gia, hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo ngành nghề mới… để thu hút được học viên vào trường”.
Ông Phạm Đức Khánh – Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ Cộng đồng: Mô hình Cao đẳng cộng đồng sẽ giải quyết nhiều tồn tại.
Hiện nay, mô hình CĐ cộng đồng rất phát triển ở các nước tiên tiến. Trong khi đó, xu hướng của quốc tế và khu vực hiện không tồn tại trường trung cấp chuyên nghiệp để dạy nghề như nước ta hiện nay.
Tôi cho rằng đã đến lúc Nhà nước cần quan tâm, chuyển đổi hệ TCCN sang hệ đào tạo cao đẳng 2 năm. Bản thân chương trình, cách dạy và học của các trường TCCN khá tương xứng với cao đẳng cộng đồng.
Hơn nữa, việc tốt nghiệp THPT sau 2 năm học tiếp chỉ có bằng tốt nghiệp TCCN là không phù hợp và khiến cho hệ đào tạo này kém sức hút với học sinh. Để thu hút học sinh quan tâm tới học nghề nhưng vẫn có đủ bằng cấp để xin việc sau này thì việc chuyển đổi sang mô hình CĐ cộng đồng sẽ giải quyết được những tồn tại lâu nay.
CĐ cộng đồng là mô hình rất hay, vừa phù hợp với dạy nghề, dạy chữ, dạy ngắn hạn… cần nghiên cứu để phát huy, giúp học sinh định hướng nghề từ sớm mà không phải băn khoăn đến bằng cấp.
Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT: Sớm tiếp cận để thuyết phục học sinh học nghề.
Thách thức lớn nhất mà hiện các trường trung cấp chuyên nghiệp phải đối mặt chính là sự thiếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bởi thực tế, các trường vẫn còn rất nhiều nguồn tuyển với khoảng 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT, không đi học nghề và THPT không học ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn này, không còn cách nào khác các trường phải tìm đến các trường THCS, THPT để “làm quen” với học sinh. Bởi các trường phổ thông không thể đủ giáo viên để làm giúp khâu hướng nghiệp.
Các trường cũng cần thay đổi cấu trúc chương trình. Các môn chung như giáo dục quốc phòng để sau và dạy trước các môn thực hành, kỹ năng để học sinh có hứng thú học, qua đó giữ chân các em…
Theo Duy Anh / An Ninh Thủ Đô
Cuộc sống của sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới
Tại Oxford, đại học hàng đầu thế giới, sinh viên phải học tập vất vả để cạnh tranh với những cá nhân ưu tú, đồng thời dành thời gian giải trí nhằm cân bằng cuộc sống.
Erin Lorelie Young hiện là sinh viên năm nhất khóa nghiên cứu sinh tiến sĩ về Giáo dục tại Đại học Oxford. Cô từng theo học trường Downing thuộc Đại học Cambridge trước khi chuyển sang học thạc sĩ và tiến sĩ ở Oxford.
Young sống cùng 4 người bạn trong khu ký túc gần Brasenose, một trong 35 trường thuộc Oxford.
Cô thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi học, thường bắt đầu lúc 9h30. Học kỳ này, Young phải làm 4 tiểu luận nên thường xuyên thảo luận với các giáo sư hướng dẫn. Để hoàn thành mỗi tiểu luận trong hai tuần theo đúng kế hoạch, cô dành thời gian nghiên cứu từ 9h đến 17h.
Mỗi tuần, Young có hai buổi hội thảo kéo dài 3 tiếng với các sinh viên khoa Giáo dục để thảo luận về tiến trình và phương pháp nghiên cứu. Cô cho biết, mặc dù mỗi người tập trung chủ đề khác nhau, buổi hội thảo tương tự như một nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau.
Là nghiên cứu sinh tiến sĩ, Erin Lorelie Young hầu như không phải tham gia buổi học nào nhưng cô thường xuyên tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng được tổ chức cho sinh viên toàn trường.
Bên cạnh việc học, Young còn làm thêm công việc trợ lý nghiên cứu tại Viện Internet Oxford. Thông thường, cô chỉ làm từ 1,5 đến 2 ngày mỗi tuần, thời gian làm việc linh hoạt nhưng cô vẫn có văn phòng riêng. Ngoài ra, nữ nghiên cứu sinh có thể tham dự các hội thảo, diễn thuyết do Viện tổ chức.
Ngoài giờ làm việc và nghiên cứu, Young dành thời gian đọc sách tại Bodleian - thư viện lớn thứ hai ở Anh. Đây cũng là một trong những địa điểm yêu thích của cô ở Oxford. Nó cũng khá quen thuộc với người hâm mộ phim Harry Potter khi xuất hiện trong loạt phim với cảnh thư viện của trường Hogwarts.
Sau thời gian nghiên cứu vất vả, Young ăn trưa và tối ở nhà ăn Brasenose. Đại học Oxford hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên sau đại học. Young chỉ phải trả 5 bảng tiền ăn cho 3 khóa học. Thỉnh thoảng, vào những ngày đẹp trời, nữ tiến sĩ tương lai cùng bạn bè tụ tập, ăn đồ nướng thay vì đến nhà ăn của trường.
Mặc dù lịch trình học tập, nghiên cứu khá bận rộn, Young vẫn cố thu xếp thời gian để theo đuổi công việc người mẫu. Cô cũng cùng các người mẫu chuyên nghiệp và nghiệp dư biểu diễn tại Tuần lễ Thời trang Oxford. Công việc này là đam mê, đồng thời giúp nữ nghiên cứu sinh kiếm thêm thu nhập.
Thỉnh thoảng, cô cùng bạn bè chơi thuyền trên sông Cherwell. Đại học Oxford có thuyền riêng nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của sinh viên. Đương nhiên, họ phải tự chèo.
Ngoài ra, Erin Lorelie Young còn tham gia các nhóm, hoạt động ngoại khóa. Và như một phần của Đại học Oxford, cô cũng cùng các sinh viên khác thức xuyên đêm để kỷ niệm ngày lễ được gọi là May Day. Mặc dù một đêm không ngủ, họ vẫn rất tươi tắn.
Theo Zing
Từ sinh viên đại học đến chuyên gia gỡ bom hàng đầu Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm công việc bình thường như các bạn, anh chàng 9X này lại theo đuổi đam mê, gia nhập quân đội, tham gia huấn luyện để trở thành chuyên gia gỡ bom. Yu Yang , 24 tuổi, là chuyên gia gỡ bom giàu kinh nghiệm người Trung Quốc. Hai năm trước, anh được tuyển vào tiểu đoàn...