6 vấn đề thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao kèm theo cơ chế thoái hóa tự nhiên khiến nhiều chức năng cơ quan suy giảm. Bệnh ở người cao tuổi thường trở thành mạn tính, kéo dài hay tái phát và khó điều trị hơn.
Tuổi già cũng được đặc trưng bởi sự xuất hiện của một số tình trạng sức khỏe phức tạp thường được gọi là hội chứng lão khoa. Hội chứng này là hậu quả của nhiều yếu tố cơ bản và bao gồm yếu đuối, tiểu không tự chủ, té ngã, mê sảng và loét. Dưới đây là những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi.
1. Tình trạng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là căn bệnh thường gặp và có mức độ nguy hiểm đối với người cao tuổi. Có đến 50% người ở độ tuổi 85 mắc suy giảm trí nhớ và tăng dần theo thời gian. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa. Cụ thể, sau tuổi 25, mỗi ngày sẽ có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không thể phục hồi. Hiện tượng này diễn ra nhanh hơn ở tuổi 60. Ở độ tuổi 60 – 65, có một số ít người mắc chứng suy giảm trí nhớ, nhưng con số này có thể lên tới 50% ở độ tuổi 85.
Khi tuổi cao hệ thần kinh lão hóa dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm, đặc biệt là mất trí nhớ, lú lẫn, các bệnh lý như Parkinson…
Ăn không ngon miệng hoặc nhiều lý do khác nhau khiến người cao tuổi không ăn được nhiều dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng có thể xảy ra.
Một số điều có thể ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của người cao tuổi có thể kể đến như: Các vấn đề sức khỏe làm giảm sự thèm ăn hoặc khó khăn hơn khi ăn. Họ có thể đang trong một chế độ ăn điều trị bệnh nên phải hạn chế một số loại thực phẩm hoặc gia vị, khiến cho món ăn trở nên nhạt nhẽo. Họ cũng có thể có những vấn đề về răng miệng khiến khó nhai và nuốt, dẫn đến chán ăn hoặc ăn ít hơn.
Khi bị suy dinh dưỡng khiến cho tình trạng mắc các bệnh lý thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tuổi thọ.
Có khoảng 50% người cao tuổi gặp phải các vấn đề bất thường liên quan đến giấc ngủ.
Video đang HOT
3. Suy giảm thính giác, mất thị lực
Suy giảm thị lực là vấn đề thường gặp gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người cao tuổi. Quá trình lão hóa biểu hiện khá rõ và dễ nhận thấy nhất chính là suy giảm giác quan nhìn. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, trong đó nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực là đục thủy tinh thể.
Đối với suy giảm thính giác, sau 40 tuổi có sự thay đổi về cấu trúc cơ quan thính giác như giảm số lượng các tế bào lông, hạch, giảm máu cung cấp cho vùng ốc tai. Người cao tuổi đa phần thường gặp một vấn đề nào đó về thính giác như lãng tai, điếc… gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với việc tiếp nhận thông tin từ người đối diện.
4. Mất ngủ, khó ngủ
Mất ngủ, khó ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến. Có khoảng 50% người cao tuổi gặp phải các vấn đề bất thường liên quan đến giấc ngủ. Trong đó, phổ biến hơn cả là tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở người cao tuổi. Chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ ở người cao tuổi không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ rút ngắn tuổi thọ.
5. Yếu, mê sảng, nguy cơ té ngã
Ở người cao tuổi, cơ thể với các chức năng đang dần lão hóa, cơ thể yếu hơn so với trước kia, đặc biệt là hệ miễn dịch. Vì vậy, người cao tuổi là đối tượng mắc nhiều loại bệnh.
Hơn nữa do cơ thể sau nhiều năm làm việc, lao động, các bệnh lý tích tụ khiến cơ thể yếu hơn cùng với việc người cao tuổi thường ngại hoạt động tập thể dục khiến cơ thể ngày càng yếu dần đi.
Người cao tuổi cũng dễ bị mê sảng. Đây là một rối loạn tâm thần có tính bất ngờ, không đề phòng trước được. Người cao tuổi mắc chứng mê sảng thường không còn khả năng chú ý, mất phương hướng, nhận thức suy giảm, hành vi, tính cách và cảm xúc thay đổi.
Ở người cao tuổi, khi các cơ quan chậm chạp nhất là vấn đề về xương khớp, mắt kém nên dễ bị té ngã. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người cao tuổi. Những thay đổi về tuổi tác thường làm giảm các hệ thống liên quan đến việc duy trì cân bằng, khiến người cao tuổi dễ bị ngã hơn.
6. Chóng mặt
Chóng mặt là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, có thể biểu hiện ở nhiều tư thế khác nhau nhưng hay gặp nhất là khi đang nằm xuất hiện chóng mặt, đặc biệt là khi thay đối tư thế (đang nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải).
Chóng mặt thường có kèm theo một số triệu chứng khác như quay cuồng, hoa mắt, ù tai gây khó chịu cho người bệnh và rất dễ tái phát.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chóng mặt liên quan đến tiền đình, thiếu máu não là một triệu chứng thường gặp và chóng mặt do nguyên nhân nào cũng đều nguy hiểm với người cao tuổi. Khi bị chóng mặt, người cao tuổi cần tới cơ sở y tế để khám và nên chọn tư thế nằm thoải mái (nằm nghiêng hoặc nằm ngửa), không nên gắng gượng đi tiếp để tránh nguy cơ té ngã, chấn thương. Trong lúc nằm nghỉ, cần tránh thay đổi tư thế, tránh tiếng động, ồn ào và ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn.
Bệnh teo não ở người già có chữa được không?
Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.
Teo não là sự mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất các kết nối giữa tế bào thần kinh trong bộ não, tế bào não chết đi không thể phục hồi, não bộ giảm dần kích thước (teo não). Khi não bị teo thì sự nhận biết và khả năng truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị sai lệch. Do đó sẽ gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng và dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn.
Những biến chứng của bệnh teo não
Ở bệnh nhân teo não là tình trạng mất các tế bào thần kinh trong não hoặc mất số lượng kết nối giữa các tế bào thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân như mất tính độc lập, trầm cảm hoặc chán nản. Thậm chí trong những trường hợp nặng, teo não còn làm mất khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của bệnh nhân teo não có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng co rút não. Những người bị teo não do mắc bệnh Alzheimer sống trung bình từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán.
Các phương pháp chữa teo não
Hiện nay, vẫn chưa có các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh teo não, vì các tế bào não mất đi thì không thể khôi phục lại được. Do đó, các lựa chọn điều trị cho bệnh teo não chỉ đang là phương pháp điều trị triệu chứng, biến chứng của bệnh và sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra.
Bệnh teo não ở người cao tuổi thường chủ yếu bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B12 nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, nhất là các trường hợp teo não do thiếu hụt vitamin B12.
Ngoài ra, nên tìm các giải pháp kích thích nhận thức (tâm lý trị liệu), cho người bệnh tham gia các hoạt động văn hóa (đọc sách, báo, xem vô tuyến...), các hoạt động thể dục thể thao, giúp người bệnh dần dần nhớ lại, để làm giảm tốc độ phát triển của bệnh.
Khi bệnh phát triển thì người bệnh cũng dần xuất hiện các triệu chứng của teo não và dần dần họ sẽ mất khả năng chăm sóc bản thân. Chính vì thế, việc chăm sóc cho bệnh nhân bị teo não cần phải chú ý rất nhiều.
Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt.
Trường hợp bệnh nhân bị teo não mà ảnh hưởng đến khả năng vận động khi đầu óc vẫn rất minh mẫn, tỉnh táo thì cần được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo, bảo đảm lưu thông hô hấp (đỡ bệnh nhân ngồi dậy, vỗ lưng, hút và lau sạch đờm dãi nếu có; phòng chống loét điểm tỳ (nhất là ở các vùng kheo, lưng xương cùng, 2 bên hông, xoa bóp hàng ngày).
Trường hợp bệnh nhân bị teo não ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thì cần kích thích trí não của bệnh nhân bằng cách tăng cường nói chuyện với người bệnh, cho người bệnh xem hình ảnh gia đình, đi tới những nơi nhiều kỷ niệm...
Ngoài ra, đi dạo trong công viên, tập thể dục, chơi với thú cưng, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh... là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả và giúp lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm trí một cách nhanh chóng.
Để phòng chống viêm đường tiết niệu thì nên cho người bệnh bị teo não uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, kết hợp uống thêm nước ép trái cây (nước cam chanh tươi, nước ép dưa hấu...) và nhắc nhở đi tiểu vài giờ một lần (không để người bệnh nhịn tiểu nhiều giờ liền), phải vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh sau khi đi tiểu, đi đại tiện.
Cách phòng ngừa bệnh teo não ở người già
Teo não ở người già rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể chủ động phòng bệnh khi còn khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể làm chậm quá trình teo não. Để phòng ngừa cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp với chế độ sinh hoạt, vận động lành mạnh.
Chế độ ăn uống: Bổ sung các loại vitamin E, C... trong các loại trái cây và rau xanh, nhất là vitamin B12. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Omega-3 để duy trì kích thước và tăng cường hoạt động của não bộ. Hạn chế ăn đồ hộp và các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt, vận động: Tập thể dục thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, yoga... sẽ giúp cho não bộ được hoạt động, giảm nguy cơ mắc bệnh. Luôn duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, làm cho não được thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, lo âu để hạn chế rối loạn chức năng, suy giảm trí nhớ. Tập thể dục cho não dưới một số hình thức như học tập, đọc sách, nghe nhạc, chơi cờ...
Việc phòng ngừa bệnh teo não tuổi già rất quan trọng. Nếu như phòng ngừa từ sớm thì sẽ làm chậm quá trình teo não, từ đó làm giảm các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Vì thế, cần phải có chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học ngay từ khi còn trẻ để não bộ luôn khỏe mạnh. Thăm khám sức khỏe thường xuyên nhằm phát hiện ra dấu hiệu bất thường để có các giải pháp can thiệp phù hợp.
Thời điểm tập luyện tốt cho người cao tuổi Người cao tuổi nên vận động thường xuyên, nếu tập ngoài trời cần chọn thời điểm có ánh nắng dịu nhẹ. Mỗi người cao tuổi có thể lựa chọn thời điểm tập luyện thể thao tùy theo nhịp sinh hoạt của mình. Điều quan trọng là phải có các hoạt động thể chất thường xuyên đi kèm với chế độ ăn uống lành...