6 vấn đề sức khỏe đe dọa người ngủ kém
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine cảnh báo giấc ngủ kém có thể thúc đẩy tới 6 vấn đề sức khỏe mạn tính khác nhau.
Nhóm tác giả từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Trường Y khoa Đại học Yale và Google (Mỹ) đã phân tích mô hình giấc ngủ của 6.785 người trưởng thành, được đeo thiết bị FIbit. Thiết bị này có thể phát hiện các kiểu ngủ bằng cách đồng thời theo dõi nhịp tim và các kiểu chuyển động trong khi một người đang ngủ và xác định chính xác khi nào một người đang ở trong giai đoạn giấc ngủ REM, ngủ sâu và ngủ mơ màng, cùng với thời gian ngủ và thời gian trôi qua của giấc ngủ không yên. Trong đó, giấc ngủ REM tức “giai đoạn chuyển động mắt nhanh” là thời gian từng được chứng minh là quan trọng để não bộ phục hồi, hay đi kèm những giấc mơ.
Chất lượng giấc ngủ có thể quyết định nguy cơ 6 vấn đề sức khỏe đáng ngại Minh họa AI: ANH THƯ
Mô hình giấc ngủ sau đó được đối chiếu với hồ sơ sức khỏe chi tiết của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy những người ngủ kém – nhất là phần giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM kém – bị tăng rõ rệt nguy cơ phát triển chứng rung nhĩ, mắc rối loạn trầm cảm nặng, béo phì, rối loạn lo âu, tăng lipid máu ( mỡ máu cao) và tăng huyết áp.
Để có giấc ngủ tốt nhất, bao gồm giấc ngủ sâu và REM được chất lượng, mọi người được khuyến nghị nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày, thời điểm và không gian phù hợp, thời gian bắt đầu ngủ và thức dậy cố định hằng ngày.
4 rối loạn nhịp tim thường gặp tiềm ẩn nguy cơ gây đột tử
Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về nhịp tim, thay đổi dòng máu lên não và các cơ quan, gây hậu quả nặng nề thậm chí tử vong.
TS.BS Ngô Chí Hiếu, Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường trong quá trình tạo nhịp và dẫn truyền điện học, khi đó nhịp tim quá nhanh (tần số hơn 100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số dưới 60 lần/phút), nhịp tim cũng có thể không đều lúc nhanh lúc chậm.
Video đang HOT
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính với nhiều hình thái khác nhau. Có thể kể đến 4 rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, tiềm ẩn nguy cơ cao gây đột tử.
Ngoại tâm thu - rối loạn nhịp tim phổ biến nhất
Đây là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Ngoại tâm thu là tình trạng xuất hiện các ổ phát nhịp ngoại lai ở tâm thất hoặc tâm nhĩ. Các ổ phát nhịp này phát ra xung nhịp cạnh tranh với với ổ chủ nhịp, do vậy tạo ra các nhịp tim ngoại lai.
Người bị ngoại tâm thu thường xuất hiện cảm giác hồi hộp, đánh trống ngưc, khó thở, mệt mỏi. Ảnh minh họa
Người bị ngoại tâm thu thường xuất hiện cảm giác hồi hộp, đánh trống ngưc, khó thở, mệt mỏi. Bệnh tiến triển nặng làm tim co bóp không đều, giảm dòng chảy tưới máu mạch vành dẫn đến suy tim, tăng nguy cơ đột tử. Do đó ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa để kịp thời điều trị.
Rung nhĩ - rối loạn nhịp nhanh khá phổ biến
Rung nhĩ, còn gọi là rung tâm nhĩ, là rối loạn nhịp nhanh khá phổ biến. Đây là tình trạng xuất hiện nhiều ổ phát nhịp liên tục ở tầng nhĩ. Tâm nhĩ co bóp nhanh hơn, hỗn loạn hơn, do đó dòng máu xuống tâm thất và đại tuần hoàn không ổn định. Tần số tim phát không đều, gây các rối loạn về huyết động, tụt huyết áp và suy tim.
Người bị rung nhĩ thường có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, choáng váng. Tuy nhiên, người bệnh rung nhĩ mãn tính có thể không cảm thấy triệu chứng rõ ràng.
TS.BS Ngô Chí Hiếu, Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
Người bị rung nhĩ nếu không được được điều trị kịp thời, tim thường xuyên phải đập nhanh khiến tim bị giãn ra, ảnh hưởng đến quá trình bơm máu tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới suy tim. Rung nhĩ, cùng với cuồng nhĩ, là hai tình trạng có thể dẫn đến việc hình thành cục máu đông trong nhĩ trái, khi cục máu di chuyển lên não sẽ gây ra đột quỵ, nhồi máu não. Theo thống kê, khoảng 5% trường hợp đột quỵ hàng năm là do rung nhĩ.
Block nhĩ thất - nguy cơ đột tử cao
Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ đến tâm thất.
Nhịp tim trung bình của người khỏe mạnh dao động từ 60 - 100 lần/phút, được điều khiển bằng hệ thống thần kinh tự động, truyền dẫn từ tâm nhĩ đến tâm thất. Nếu con đường này bị tắc nghẽn sẽ tạo thành block nhĩ thất. Tùy vào mức độ tắc nghẽn mà block nhĩ thất được chia ra thành các mức độ khác nhau: block nhĩ thất độ 1, block nhĩ thất độ 2, block nhĩ thất độ 3.
Nếu không điều trị kịp thời, block nhĩ thất có thể dẫn đến tình trạng tim đập chậm, ngừng đập, suy tuần hoàn, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong... Ảnh minh họa
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của block nhĩ thất khá giống các bệnh lý khác nên dễ dàng bị bỏ qua. Nhiều bệnh nhân chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng mới được phát hiện. Nếu không điều trị kịp thời, block nhĩ thất có thể dẫn đến tình trạng tim đập chậm, ngừng đập, suy tuần hoàn, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn sau khi khởi phát bệnh.
Nhịp nhanh thất - một trong những rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhất
Nhịp nhanh thất là một trong những rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhất. Đây là tình trạng cơ tâm thất co bóp với tần số rất nhanh 140-160 nhịp/phút. Tâm thất không đủ thời gian làm đầy thất, tim bóp rỗng, dẫn đến thiếu máu nuôi toàn bộ cơ thể.
Người bị nhịp nhanh thất có thể ngất xỉu, choáng váng, cần phải được xử lý cấp cứu ngay nếu không có thể dẫn tới các di chứng không thể hồi phục.
Người bị nhịp nhanh thất có thể ngất xỉu, choáng váng, cần phải được xử lý cấp cứu ngay nếu không có thể dẫn tới các di chứng không thể hồi phục. Ảnh minh họa
Bác sĩ Ngô Chí Hiếu cho biết người bệnh bị nhịp nhanh thất thường do hậu quả của thiếu máu cơ tim hoặc do các rối loạn nhịp khác không được phát hiện và điều trị hiệu quả. Để phát hiện sớm và phòng ngừa nhịp nhanh thất, mọi người cần kiểm tra tim mạch định kỳ, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao như người cao tuổi, béo phì, hút thuốc lá....
Trên đây là 4 loạn rối loạn nhịp tim nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ đột tử cao. Ngay khi có các biểu hiện, triệu chứng bất thường như khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, ngất xỉu, chóng mắt... bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn nên xây dựng thói quen thăm khám tổng quát, định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để đánh giá và theo dõi tình trạng sức khỏe.
Làm sao để thức dậy mỗi sáng mà không cần cả loạt chuông báo thức? Theo chuyên gia, nếu bạn phải thức dậy lúc 7h sáng và chuông báo thức reo lúc 6h sáng, bạn sẽ ngủ không ngon trong vòng một giờ. Thay vào đó, bạn có thể ngủ 'một mạch' đến 7h sáng. (Nguồn: DMARGE) Giả sử bạn cần thức dậy lúc 7h sáng để đi làm đúng giờ. Bạn đặt loạt chuông báo thức đầu...