6 vấn đề sinh viên thường phải đối mặt trong trường đại học
Đôi khi việc tìm cho mình một chỗ ở thích hợp thật sự không dễ dàng. Bạn phải xem xét các yếu tố như: khoảng cách, mức giá thuê, cơ sở vật chất, bạn cùng phòng… Và không hiếm trường hợp được điểm này lại mất điểm kia.
Bước chân vào đại học, sinh viên sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới với cuộc sống tự lập và tự khám phá bản thân, chuẩn bị những nền tảng cho tương lai. Tuy nhiên, đa phần sinh viên lại không chuẩn bị tinh thần cho những thách thức tại trường đại học dẫn đến bị choáng ngợp và phải dành thêm một khoảng thời gian để thích ứng với cuộc sống mới.
Tất nhiên, sinh viên nào cũng sẽ trải qua những điều này, đều cần có thời gian thích nghi miễn là sau cùng chúng ta có cuộc sống thoải mái tại trường đại học. Nhưng, hành trình này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu sinh viên chuẩn bị tốt cả về tinh thần và kĩ năng để đối mặt với những vấn đề thường xuyên gặp phải ở trường đại học.
Dưới đây là một số vấn đề sinh viên nên sẵn sàng đối phó:
1. Điều chỉnh cuộc sống mới
Năm đầu tiên tại trường đại học luôn luôn khó khăn với mỗi sinh viên bởi sẽ có một vài thay đổi trong cuộc sống cũng như học tập. Thậm chí đôi khi bạn sẽ cảm thấy những “cú sốc văn hóa” vì sự khác nhau giữa trung học và đại học. Tuy nhiên, đừng nên quá lo lắng về điều này. Chỉ một thời gian ngắn bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi này.
Quan trọng là chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu cuộc sống mới từ đó bạn sẽ “cởi mở” với những thay đổi và có sự điều chỉnh tích cực về bản thân cũng như cách thức học tập phù hợp. Như vậy bạn sẽ thấy khoảng thời gian đại học có rất nhiều điều hay ho, thú vị và bản thân cũng phát triển được nhiều kiến thức cũng như kĩ năng.
2. Nỗi nhớ nhà
Với hầu hết sinh viên, đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Bởi vậy nỗi nhớ nhà có thể là chướng ngại vật sinh viên cần vượt qua. Tuy nhiên, hiện nay với các phương tiện truyền thông hiện đại như facebook, face time… các sinh viên có thể liên lạc, gặp mặt các thành viên trong gia đình khi có mạng internet. Bởi thế, đây cũng không phải khó khăn quá lớn với sinh viên.
3. Tìm bạn mới
Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước, bạn cảm thấy rất khó để có thể kết bạn? Sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn mới thông qua các lớp học, các CLB… Và đừng bao giờ giữ suy nghĩ “tình bạn đại học không bền như thời trung học”. Thực tế tình bạn không phân cấp trung học, đại học, quan trọng là thái độ và mức độ chân thành của mỗi người với tình bạn như thế nào!
4. Chịu trách nhiệm với sự tự lập
Sống tự lập có rất nhiều thứ bạn cần phải cân nhắc và tự giải quyết như làm thêm, trả hóa đơn, chi tiêu hàng tháng, mua sắm, nấu ăn, làm công việc vặt nhà bếp… hay thích nghi với việc sẽ sống chung với một người bạn xa lạ. Tất cả những điều này, để hoàn thiện bạn cần bỏ ra thời gian và công sức, nhưng càng sớm bắt đầu, bạn càng có nhiều thành công trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Hãy tạo cho mình thói quen làm việc kỉ luật và tự giác bởi vì ở bậc đại học, cha mẹ sẽ không ở đó để giám sát, đốc thúc bạn. Và giảng viên cũng sẽ không sát sao được việc bạn có đến lớp hay không? Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất để phát triển bất cứ điều gì khi bạn lên đại học.
Video đang HOT
5. Vấn đề nhà ở
Bạn có thể ở trong ký túc xá hoặc thuê trọ bên ngoài, tuy nhiên, đôi khi việc tìm cho mình một nơi ở thích hợp thật sự không dễ dàng. Bạn phải xem xét các yếu tố như: khoảng cách, mức giá thuê, cơ sở vật chất, bạn cùng phòng… Và không hiếm trường hợp được điểm này lại mất điểm kia.
Thậm chí khi bạn tìm thấy một nơi mình ưng ý, nhưng sau khi ở một thời gian lại phải rời đi bởi nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Nói chung, sinh viên sẽ phải đối mặt với vấn đề nhà ở bất cứ lúc nào, vậy nên nếu có thể, hãy huy động sự giúp đỡ của những người xung quanh để tìm cho mình một chỗ ở phù hợp và cố định.
6. Quản lý thời gian
Khoảng thời gian đầu đại học, hầu như các sinh viên đều tốn quá nhiều thời gian vào việc tìm hiểu những thứ mới mẻ hay tham gia vào một vài CLB nào đó. Điều này nếu diễn ra lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bạn. Vậy nên, hãy sắp xếp thời gian phù hợp cho những hoạt động tại trường.
Quản lý thời gian một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng được giữa việc học và những sinh hoạt cá nhân, hoạt động ngoại khóa. Khi bạn có một kế hoạch vui chơi nào đó chẳng hạn, hãy dành thời gian cụ thể để hoàn thành việc học trước, tránh ôm đồm quá nhiều thứ một lúc. Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và làm chủ được những công việc của mình!
Theo Trí Thức Trẻ
Tự chủ đại học đương nhiên sẽ xóa vai trò của bộ chủ quản
Theo ông Hoàng Văn Cường: "Việc xóa bộ chủ quản không phải là một quyết định hành chính mà đây là quá trình tất yêu của việc thực hiện tự chủ đại học".
Ngày 25/10, bên hành lang kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội (Phó Giáo sư, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) xung quanh đề xuất xóa bỏ bộ chủ quản, xóa biên chế đối với các trường Đại học.
Theo ông Hoàng Văn Cường, việc xóa cơ quan chủ quản, bộ chủ quản đối với các trường đại học không phải là một quyết định hành chính mà đây là quá trình tất yêu của việc thực hiện tự chủ đại học.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (ảnh Trinh Phúc).
Giải thích về nhận định trên, đại biểu Quốc hội của đoàn Hà Nội cho biết: "Khi quyền tự quyết đã chuyển cho các trường rồi khi đó quyền của bộ quản lý chủ quản không còn nữa.
Mà khi quyền của bộ quản lý chủ quản không còn nữa thì tự nó sẽ mất đi chứ không phải chúng ta ra quyết định hành chính đơn thuần.
Vì vậy, việc để hay là xóa bộ chủ quản phụ thuộc vào việc thực hiện tự chủ đại học được đến đâu.
Nếu như các trường đại học được giao các quyền tự chủ đầy đủ, toàn điện chắc chắn vai trò của bộ chủ quản sẽ không còn nữa.
Do đó, việc có xóa hay không xóa bộ chủ quản không có khác gì nhau vì thực chất quyền đó không còn tồn tại".
Vấn đề đặt ra sau khi quyền của các bộ chủ quản tự mất đi trong quá trình tự chủ hóa các trường đại học thì cơ quan nào sẽ giám sát hoạt động của các trường.
Trước những thắc mắc trên, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng: "Việc không tồn tại bộ chủ quản nữa, khi đó quản lý nhà nước chỉ có quyền duy nhất là kiểm tra, kiểm soát những tuyên bố của các trường.
Việc kiểm tra, kiểm soát phải do một cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát về mặt chuyên môn và tuyên bố chứ không phải là quản lý".
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giải thích thêm: "Chúng ta đừng quan niệm người chủ của các trường đại học công phải là bộ chủ quản.
Mặc dù, các trường đại học được giao quyền tự chủ nhưng mọi hoạt động phải tuân theo quy định pháp luật và tuân thủ theo các tuyên bố về mặt tự chủ của các trường đại học đó.
Các cơ quan quản lý pháp luật của nhà nước người ta sẽ theo dõi hoạt động của nhà trường có tôn trọng pháp luật hay không.
Nếu không tuân thủ pháp luật, nhà trường vi phạm thì sẽ bị xử lý theo các pháp luật liên quan.
Trường đại học không tuân thủ những tuyên bố về mặt chất lượng sẽ bị xử lý theo các khoản mà nhà trường tuyên bố, cam kết.
Như vậy, trường đại học muốn tồn tại phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các tuyên bố đề ra. Nếu không tuân thủ thì chắc chắn trường ấy sẽ không tồn tại".
Bàn sâu thêm về vấn đề tự chủ của các trường đại học công lập hiện nay, đại biểu Hoàng Văn Cường giải thích thêm: "Một trường đại học muốn khách quan tồn tại không phải có bộ chủ quản hay không có bộ chủ quản mà trường đại học đó hoạt động và quản trị như thế nào?
Về phía nhà nước phải kiểm soát được quá trình quản trị của từng nhà trường chứ không phải có bộ hay không có bộ thì trường đại học công lập mới tồn tại.
Ngay cả các trường đại học tư thục nó thuộc về ai, sở hữu nó thuộc về ai cũng khác biệt so với doanh nghiệp tư nhân.
Xét về mặt phát lý đại học tư thục thuộc sở hữu của người sáng lập ra các trường đó. Nó là trường của tư nhân.
Nhưng về mặt phát triển xã hội thì bản thân các trường đại học tư thục không còn của riêng người sáng lập ra mà trở thành tài sản chung của xã hội.
Trường đại học trở thành tài sản của người học, của những doanh nghiệp sử dụng lao động do trường đó đào tạo ra.
Một trường đại học hoạt động không theo tôn chỉ mục đích, theo tiêu chuẩn, chất lượng, bản thân người học trường đó họ sẽ phản đối, giám sát.
Trên thế giới, người ta có bảng đánh giá của các cựu học viên, người ta sẽ đánh giá ngay.
Thậm chí, có việc các cựu sinh viên đứng ra cho phép trường đại học làm thế này, không cho phép làm thế kia.
Bởi, hoạt động của nhà trường sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các cựu sinh viên.
Rồi những doanh nghiệp sử dụng lao động của nhà trường sẽ coi trường đó là nguồn cung cấp lao động của họ.
Nếu trường không hoạt động tốt doanh nghiệp họ sẽ tự đưa ra ý kiến phản đối buộc nhà trường phải tuân thủ theo.
Do đó, chủ sở hữu của các trường không đơn thuần là của cá nhân nào nữa mà trở thành tổ chức, sản phẩm của toàn xã hội".
Qua phân tích về xu hướng phát triển của tự chủ đại học hiện nay, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, ông rất ủng hộ việc tự chủ đại học.
Trước thắc mắc sau khi không còn bộ chủ quản nữa các trường sẽ hoạt động theo mô hình như thế nào? Vị đại biểu của đoàn Hà Nội cho rằng:
"Sau khi vai trò của bộ chủ quản bị tước bỏ, các trường sẽ tự chủ về quản trị. Mỗi trường có mỗi mô hình khác nhau. Trường đơn ngành, trường đa ngành thì mô hình quản trị có khác biệt.
Những trường phát triển theo nghiên cứu, những trường phát triển theo ứng dụng mô hình quản trị có khác nhau. Không nên quy định một mô hình quản trị như các tập đoàn nhà nước hiện nay".
Qua trao đổi với ông Hoàng Văn Cường có thể thấy, tự chủ đại học là tất yếu của sự phát triển các trường đại học.
Khi quá trình tự chủ đại học được phát triển đến mức độ nhất định thì đương nhiên vai trò của bộ chủ quản sẽ không tồn tại.
Khi đó, quyền của các trường sẽ rất lớn và họ hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật, theo tuyên bố của các trường.
Khi tự chủ các trường đại học sẽ có quyền nhiều hơn. Trong vấn đề tuyển dụng, các trường có quyền tuyển dụng lâu dài hay tuyển dụng ngắn hạn nên khái niệm biên chế trong các trường đại học sẽ không còn tồn tại.
Theo GDVN
Đại học Thái Lan cho sinh viên trả học phí bằng gạo Trước tình cảnh nông dân khốn khó do lượng cung ứng gạo vượt quá nhu cầu, một đại học tư thục ở Thái Lan cho phép sinh viên trả học phí bằng gạo. Worachat Churdchomjan, Hiệu trưởng Đại học Rangsit ở ngoại ô Bankok, Thái Lan, cho biết từ học kỳ tới, sinh viên trường này có thể trả một phần hoặc toàn...