6 thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư tuyền liệt tuyến
Cà chua, bông cải xanh, trà xanh… chứa chất lycopene, chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm tổn thương tế bào nguồn và làm chậm quá trình sản xuất tế bào ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt phổ biến nhất ở nam giới, ảnh hưởng đến 1 trên 7 nam giới ở Mỹ. Các bác sĩ ở Italy thường khuyên bệnh nhân hạn chế dùng quá nhiều chất béo, đường vì có thể làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt. Để tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, nam giới có thể bổ sung sáu loại thực phẩm sau đây:
Cà chua
Cà chua chứa chất lycopene, chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm tổn thương tế bào nguồn và làm chậm quá trình sản xuất tế bào ung thư. Từ đó, giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như giảm sự phát triển khối u ở tuyến tiền liệt. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, những người đàn ông ăn nhiều cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua, cả sống và nấu chín có thể ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, vì lycopene liên kết chặt chẽ với thành tế bào, cơ thể chúng ta gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất này từ cà chua sống. Các sản phẩm cà chua nấu chín hoặc xay nhuyễn sẽ giúp cơ thể hấp thụ lycopene tốt hơn.
Cà chua chứa chất lycopene, chống oxy hóa mạnh. Ảnh: The Guardian.
Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa sulforaphane, góp phần hạn chế các tế bào ung thư và giúp các tế bào tuyến tiền liệt bình thường khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng. Bạn có thể cho bông cải xanh vào xào, nấu súp, làm sa lát, hoặc luộc tái để ăn kèm cơm, mì.
Trà xanh
Trà xanh là thức uống bảo vệ sức khỏe được con người dùng trong hàng ngàn năm. Ở các nước châu Á, trà xanh được đưa vào thực đơn ăn kiêng dành cho cả phụ nữ và đàn ông mà không gây tác động tiêu cực đến cơ thể.
Một số nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy các hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Tại Trung tâm Y học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khả năng giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở những người đàn ông dùng hơn năm tách trà xanh mỗi ngày.
Bạn có thể uống một tách mỗi buổi sáng thay cho cà phê. Bạn cũng có thể dùng trà ấm, trà lạnh pha loãng trong ngày. Nếu bị mất ngủ, bạn không nên uống trà sau 18h.
Bạn có thể uống trà nóng, trà lạnh để hỗ trợ giảm ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh: BBC UK.
Các loại đậu và đậu nành
Video đang HOT
Các loại đậu, đậu phộng và đậu lăng, có chứa các hợp chất thực vật phytoestrogen, hỗ trợ phòng chống ung thư, ngăn chặn sự phát triển khối u trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu sơ bộ được báo cáo bởi Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy ăn hoặc uống sữa đậu nành giúp giảm ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu này cũng chỉ ra đậu nành có hiệu quả hơn khi nó được ăn kết hợp với các thực phẩm chống ung thư khác.
Để thêm nhiều đậu và đậu nành vào chế độ ăn, bạn có thể ăn chay trong một ngày mỗi tuần, thay thế thịt bằng protein từ đậu. Bạn cũng có thể uống sữa đậu nành mỗi ngày.
Giống như rượu vang đỏ hoặc trà xanh, lựu là loại quả giàu chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học cho rằng chất chống oxy hóa được tìm thấy trong quả lựu có thể làm suy yếu các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, góp phần cản trở việc sản xuất các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mới. Bạn có thể ăn trực tiếp, làm nước ép lựu, trộn salad trộn để dùng hàng ngày.
Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Health.
Cá
Trong các loại cá có chất béo không bão hòa như omega-3 và omega-6 có lợi cho cơ thể. Chế độ ăn uống truyền thống của phương Tây có rất nhiều axit béo omega-6 nhưng không có nhiều omega-3. Sự cân bằng lành mạnh của axit béo omega-3 và omega-6 có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển và tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.
Trong một đánh giá được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra người ăn cá thường xuyên có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt. Các loại cá giàu omega-3 gồm: Cá hồi, trích, thu, mòi… Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc uống bổ sung dầu cá, viên omega-3 và omega6 mỗi ngày.
Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!
Sau khi được "khai sáng" thông tin về nó, chắc chắn chính bạn cũng sẽ thấy rất ngạc nhiên đấy.
Chủ đề dạo gần đây đang gây tranh cãi trên mạng xã hội đó là: "Phần màu vàng" bên trong con cua biển thật sự là gì?
Đây là một phần khá đặc trưng của con cua biển, nhiều người thích ăn nó vì hương vị béo ngậy hấp dẫn, nhưng một số khác lại cho rằng chúng bẩn, không tốt và không thể ăn được. Vậy thực hư của "phần màu vàng" này là gì, liệu có ăn được không và ăn như thế nào là đúng nhất?
"Phần màu vàng" của cua biển liệu có ăn được và tốt không vẫn là câu hỏi chưa có giải đáp với nhiều người.
"Phần màu vàng" của cua biển thực sự là gì?
Dân gian vẫn gọi "lớp nhầy màu vàng" này là gạch cua biển, bộ phận thường được thấy sau khi gỡ mai cua biển ra.
Còn giải thích theo mặt khoa học, phần "gạch" này chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của loài cua biển. Đối với cua đực thì đó là hệ thống các tế bào sinh tinh, còn ở cua cái thì đó là buồng trứng của nó. Gạch cua biển thường thấy sẽ là một lớp nhầy màu vàng hoặc phần màu đỏ cam được gọi là gạch son.
Thật không ngờ, phần ngon nhất của loài cua lại chính là... tế bào sinh dục của chúng.
Cua biển có gạch đa phần là những con cái, thường không có nhiều thịt nhưng đổi lại phần gạch lại rất nhiều, chiếm gần 2/3 yếm. Cách dễ dàng để nhận biết gạch cua là khi mua cua biển về, bóc phần mai ra và nhìn vào lưng cua, bạn sẽ thấy một "phần màu vàng" mềm mềm - đó chính là phần gạch cua quý giá.
Gạch cua biển không những ăn được mà còn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng
Khi đã vỡ lẽ thực tế phần gạch mà mọi người hay gọi là gì thì nhiều người thắc mắc phần màu vàng đó trong cua biển có ăn được không? Và câu trả lời là CÓ, thậm chí còn rất ngon bổ là đằng khác.
Trong gạch cua biển chứa một nguồn protein cực lớn giúp tái tạo các tế bào, hỗ trợ sự chuyển hóa chất trong cơ thể dễ dàng hơn. Chưa kể gạch cua còn giúp nam giới bổ khí, sinh tinh và trợ dương rất tốt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gạch cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm. Hầu như các chất dinh dưỡng trong gạch cua đều cao hơn hẳn một vài loại thịt, cá khác.
Gạch cua không những ngon mà còn chứa nhiều protein có lợi cho cơ thể.
Nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên gạch cua biển thường xuyên được chọn để đưa vào nhiều món ăn khác nhau.
Tuy gạch cua có chứa cholesterol nhưng nó ở một mức độ rất thấp và tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, ăn cholesterol vừa phải rất tốt cho những bệnh nhân bị cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch khác.
Nếu ăn gạch cua biển ngay đầu bữa ăn, nó sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
Ăn cua biển quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn nhiều gạch cua cũng vậy. Mới đây, Bộ Y tế Mỹ đã phân loại gạch cua thuộc nhóm không an toàn cho sức khỏe con người. Họ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều phần "mềm" màu vàng của cua hay tôm hùm vì tất cả cadmium, biphenyls polychlorin (PCB) cùng các chất ô nhiễm khác đều tập trung ở đó.
Hơn nữa, dù là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng hiện nay cua đã và đang phải chịu tác động của ô nhiễm môi trường, khiến chúng trở thành "ổ chứa" của nhiều loại độc chất nguy hiểm. Thế nên nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ vô tình dung nạp độc tố trong thịt và gạch của chúng, để rồi phát bệnh lúc nào không hay.
Tốt thì có tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cua đâu nhé.
Ngoài ra, cua là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu nên cần thận trọng khi ăn, đặc biệt không nên ăn cua quá nhiều để tránh dị ứng. Đối với người có tiền sử bị dị ứng, chỉ ăn một lượng nhỏ cua thôi cũng gây nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí là hôn mê sâu nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh gan hoặc bệnh thận cũng không nên ăn quá nhiều cua vì lượng natri của chúng sẽ làm bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, cua còn là loài có tính hàn rất mạnh nên nếu ăn nhiều cua và gạch sẽ gây lạnh bụng, đau bụng hay nặng hơn là tiêu chảy cấp.
Vậy ăn cua thế nào mới đúng cách?
Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) đã chứng minh ăn gạch cua ở mức độ vừa phải sẽ hoàn toàn không gây hại gì mà còn tốt cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi lần ăn cua bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 con là đủ.
Ngoài ra SFA cũng lên tiếng cảnh báo rằng, dù thèm thế nào thì cũng nên hạn chế ăn cua lông vì chúng chứa nhiều dioxin trong cơ thể. Nhưng cần hiểu rõ là chỉ có cua lông và gạch của chúng mới bị nhiễm độc dioxin, còn hầu như các loại cua khác vẫn an toàn. Khi mua cần lựa chọn những nguồn cung uy tín để đảm bảo cua được bắt ở môi trường không bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi chế biến và ăn cua để giúp cơ thể tránh được những sự cố không mong muốn:
- Ăn cua có chừng mực, tránh tiêu thụ quá mức.
- Sơ chế cua thật sạch bằng cách dùng bàn chải để chà sạch bùn trên vỏ, chân và càng.
- Nấu chín kỹ, bởi trong cơ thể cua chứa nhiều vi khuẩn và bùn đất nên nếu ăn không chín sẽ dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Nên ăn cua tươi sống, bởi cua chết thường có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi xâm nhập vào phần thịt cua. Nếu ăn không hết, hãy bảo quản ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn cần phải đun lại.
- Không được uống trà và ăn quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua bởi chúng gây kết tũa và lên men trong ruột làm cơ thể buồn nôn, đau bụng và đi ngoài.
- Những đối tượng cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật... cần hạn chế ăn cua để tránh cho bệnh trầm trọng thêm.
7 đồ uống được mệnh danh là "thần dược" giảm huyết áp, đẹp da, giải nhiệt trong mùa hè Nếu dùng thuốc hạ huyết áp hay bị tác dụng phụ, chị em hãy thử ngay 7 loại đồ uống vừa ngon lại còn đại bổ cho sức khỏe lẫn da dẻ ai cũng thích này. Càng lớn tuổi, mọi người đều có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp - một tình trạng sức khỏe phổ biến khi lượng máu gây áp...