6 thói quen xấu của cha mẹ khiến việc nuôi dạy con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết
Nuôi dạy con trẻ là một trong những hành trình khó khăn và vất vả nhất đối với mỗi người làm bố mẹ. Thế nên các bậc phụ huynh, nếu muốn con mình được lớn lên theo cách tốt nhất thì cần phải bỏ ngay 6 thói quen xấu dưới đây.
Ông bà có câu “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ” để nói về sự vất vả của bố mẹ khi nuôi được một đứa trẻ từ lúc còn đỏ hỏn đến lúc trưởng thành. Đó không chỉ đơn thuần là cho ăn, cho mặc mà quan trọng hơn là phải làm sao để trẻ lớn lên và trở thành một người tốt, một nhân cách tốt và một công dân có ích cho xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, có vô vàn phương pháp nuôi dạy con được các ông bố bà mẹ truyền tay nhau. Thế nhưng, bất kể là phương pháp gì, hiện đại hay mới mẻ như thế nào, các bậc phụ huynh cũng cần phải bỏ ngay 6 thói quen xấu dưới đây nếu muốn nuôi dạy con tốt.
1. Không ngừng chỉ trích trẻ
Chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với những câu nói như: “ Con nhà người ta thế này, con nhà người ta thế kia, sao mày không bằng một góc?”, “Mày mà không lo học hành thì sau này cũng chỉ là đồ bỏ đi!”, “Biết đẻ ra một đứa như mày, tao thà đẻ ra quả trứng còn hơn”,… Việc thường xuyên phải đối mặt với những chỉ trích này sẽ tạo áp lực tâm lý cho trẻ khiến các em phải cố gắng để đáp ứng đúng mong đợi của bố mẹ chứ không phải vì sở thích hay mong muốn của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Nhận thức của trẻ về bản thân là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ được bố mẹ yêu thương và chấp nhận thì trẻ sẽ tin và được củng cố niềm tin rằng bản thân mình có giá trị. Ngược lại, nếu thường xuyên bị chỉ trích và phán xét, trẻ sẽ cảm thấy sợ sệt, lo lắng khi làm bất cứ việc gì và cảm thấy mình không có giá trị, thua kém các bạn khác.
Sự tổn thương tâm lý này không chỉ dừng lại ở đó mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ đến tận lúc trưởng thành. Vì vậy, khi con làm những việc chưa tốt, thay vì chỉ trích, bố mẹ hãy bình tĩnh chỉ cho con thấy sai lầm con mắc phải và cùng con khắc phục.
2. Dè bỉu người khác và chính mình
Thói quen này với ai cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích một người mẹ quát mắng con cái ầm ĩ ở quầy thanh toán siêu thị hay bĩu môi trước một ông bố cho con thức khuya quá 11h mà quên mất rằng con mình đang chứng kiến hành động đó. Nhiều lần như thế, trẻ con cũng sẽ nhanh chóng học theo hành động này, cho rằng mình luôn đúng và được quyền phán xét người khác. Vì vậy thay vì tập trung năng lượng vào việc mắng mỏ cái sai của người khác, hãy chỉ cho con mình thấy những điều đáng học hỏi ngay xung quanh trẻ.
Không chỉ chỉ trích người khác, nhiều bố mẹ còn có thói quen tự khiển trách bản thân mình bằng những ngôn từ không lấy gì làm dễ nghe. “Trời ơi, mình ngu quá!” là một thí dụ. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng hãy cân nhắc khi bạn tự mắng mỏ, trách móc mình quá tiêu cực, nhất là khi bọn trẻ đang ở gần đó và có thể nghe được.
Trẻ con luôn tin rằng bố mẹ chúng là những người tuyệt vời nhất và tìm kiếm sự an toàn, thoải mái từ bố mẹ. Vì vậy, chúng sẽ cảm thấy ra sao nếu biết bố hoặc mẹ chúng cảm thấy tự ti về mình dù chỉ là trong một tích tắc? Và nếu như chúng phải nghe những lời tự ti đó một cách thường xuyên, đừng bất ngờ nếu bạn thấy chúng cũng bắt đầu nói những lời tương tự về bản thân. Vì vậy các ông bố bà mẹ hãy trân trọng bản thân mình và bỏ thói quen này ngay nhé!
3. Bị cuốn vào vòng xoáy công việc, không có thời gian cho gia đình
Ngày nay, nếp sống nhanh và hiện đại đã cuốn nhiều bố mẹ vào vòng xoáy công việc và các mối quan hệ. Kể cả khi đã rời khỏi cơ quan và về nhà thì bố mẹ vẫn không rời khỏi màn hình điện thoại hoặc cắm mặt vào chiếc máy tính bảng. Nhưng những cái chạm, vuốt, quệt đó có giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn và chính đứa con của mình hay không? Chắc chắn là không rồi.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Vô hình chung thói quen bận rộn hay tỏ ra bận rộn của bạn đang dần “chiếm đoạt” không gian gia đình mà đáng lẽ trẻ cần được có. Hơn thế nữa khi bố mẹ mải mê với công việc thì những đứa trẻ cũng tìm đến các thiết bị công nghệ như một cách bù đắp vào khoảng trống thời gian và tình cảm đáng lẽ là dành cho gia đình. Điều này chắc chắn là không tốt cho sự phát triển của bất cứ đứa trẻ nào.
Việc của bố mẹ là hãy thử cách ly các thiết bị công nghệ một lúc lâu. Có thể đặt ra những quy tắc như không dùng điện thoại hoặc tablet sau 7h tối. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn, chơi các trò chơi cùng con, đi dạo cả nhà. Tâm trạng tốt hơn, kết nối với lũ trẻ nhiều hơn chính là kết quả mà bạn có thể nhận được.
4. Kiểm soát quá đà mọi chuyện
Chắc hẳn không một ông bố bà mẹ nào không đau lòng khi thấy con vấp ngã, tổn thương hay thất vọng. Thế nhưng đó chính là cuộc sống. Chỉ có trải qua những thử thách thì trẻ mới tích lũy được kinh nghiệm và có cơ hội trưởng thành.
Bạn cũng có cuộc sống riêng, có những vấn đề khác cần phải giải quyết chứ không thể kiểm soát từng hành động nhỏ của trẻ. Hơn thế nữa, việc kiểm soát quá đà cũng khiến cho trẻ có xu hướng nổi loạn nhiều hơn, đặc biệt là khi trẻ ở các giai đoạn khủng hoảng lên 3 hay khủng hoảng tuổi dậy thì. Vì vậy hãy để cho trẻ có không gian để phạm sai lầm, hãy cho chúng cơ hội rút ra bài học từ chính trải nghiệm sống. Đó chính là cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ.
5. Chụp ảnh mọi thứ và giả vờ như đang có những khoảnh khắc tuyệt vời với con
Chụp ảnh là một cách để lưu lại những khoảnh khắc hay kỉ niệm của con và cả gia đình. Thế nhưng, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã quá lạm dụng hình thức này và chụp ảnh mọi lúc mọi nơi. Không ai cấm bạn làm việc đó nhưng đôi khi hãy cất điện thoại hay máy ảnh đi bởi cái mà con bạn muốn chính là được cùng bạn trải qua những giây phút thực sự hạnh phúc cùng bố mẹ chứ không phải là những bức ảnh.
(Ảnh minh họa)
Cũng là những bức ảnh, nhiều ông bố bà mẹ chụp lại những đứa con của mình, đăng tải lên mạng xã hội và tỏ ra đang có những khoảnh khắc tuyệt vời với con. Bạn làm điều đó như một thói quen, như là một cách để cho cả thế giới biết bạn gắn bó với con và bạn làm điều đó chỉ vì bản thân bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, trẻ con trong sáng nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Trẻ cảm nhận được bạn đang không cùng mối quan tâm với chúng. Dần dà điều này sẽ khiến trẻ không còn có nhu cầu chia sẻ với bạn các vấn đề của chúng nữa.
6. Không có thói quen nói “Mẹ/Bố yêu con”
(Ảnh minh họa)
“Mẹ/Bố yêu con”, một câu nói đơn giản chỉ gồm 3 từ nhưng lại bị các bậc phụ huynh tiết kiệm đến khó tin. Điều này lại càng phổ biến ở các ông bố bà mẹ Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, những người thường không có thói quen bày tỏ tình cảm. Họ không biết rằng, với con trẻ, cảm giác biết mình được yêu thương là một món quà vô giá. Bạn có thể cho chúng biết điều đó thông qua cả hành động lẫn ngôn từ. Hãy nói với chúng rằng bạn yêu chúng. Hãy để chúng nghe được những từ ngữ kỳ diệu đó. Điều này cũng đúng với cả những đứa trẻ đã lớn – không bao giờ là quá muộn để nói bạn yêu con cả.
Theo Helino
6 hành động cực đơn giản sẽ giúp con thông minh hơn mà các ông bố bà mẹ nên thực hiện mỗi ngày
Con cái khỏe mạnh và thông minh là ước muốn của bất cứ ông bố bà mẹ nào trên thế giới. Thế nhưng ít người ngờ được rằng chỉ với 6 hành động đơn giản này, con bạn sẽ thông minh hơn mà không cần phương pháp nuôi dạy cao siêu nào.
Những thói quen hàng ngày của bố mẹ có tác động rất lớn tới sự phát triển sức khỏe, nhân cách và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, nếu muốn con thông minh vượt trội và có trí tuệ hơn người, bố mẹ hãy thực hiện 6 hành động vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.
1. Tương tác tích cực với con
Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, bố mẹ đã cần phải tương tác với trẻ. Đó đơn giản chỉ là lúc bố mẹ nhẹ nhàng xoa tay lên bụng, thì thầm những lời âu yếm, dịu dàng, kể cho trẻ nghe tất cả những gì khiến mẹ cảm thấy vui vẻ, phấn chấn.
(Ảnh minh họa)
Không chỉ thế, bố mẹ trò chuyện tình cảm với nhau cũng là một thói quen giúp thai nhi thông minh hơn. Khi bố mẹ trò chuyện cùng nhau bằng tình cảm ấm áp, chân thành; người mẹ giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, sống yêu thương và khoan dung với mọi người; là đã truyền cho trẻ một năng lượng cảm xúc mạnh mẽ. Điều này sẽ khiến cho não bộ của trẻ được phát triển mạnh mẽ.
Khi đứa trẻ được sinh ra, việc tương tác tích cực giữa bố mẹ và con cái lại càng có vai trò quan trọng. Các nhà khoa học đã quan sát những đứa trẻ không được ôm ấp, yêu thương và chơi cùng với bố mẹ hầu như không phát triển não bộ. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi với con có ảnh hưởng mạnh mẽ và giúp phát triển trí tuệ của trẻ.
2. Đọc sách cho con nghe
Nhiều người cho rằng việc đọc sách cho trẻ chỉ nên bắt đầu khi trẻ học đọc và học viết. Thực ra, bố mẹ nên đọc sách từ khi mang bầu. Trong quá trình đọc, nếu mẹ bầu tưởng tượng trong đầu theo đúng nội dung trong sách thì những hình ảnh đó sẽ được chuyển tiếp một cách sống động cho em bé trong bụng giống như một đoạn phim ngắn vậy.
(Ảnh minh họa)
Khi trẻ chào đời, hãy tiếp tục duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Bây giờ trẻ không còn được tiếp nhận hình ảnh từ tưởng tượng của mẹ mà đích thân trẻ sẽ lắng nghe âm thanh, ngôn ngữ từ bố mẹ. Điều này đặt nền móng cho sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Những đứa trẻ được bố mẹ đọc sách cho nghe từ nhỏ có khả năng phát triển niềm đam mê đọc sách, có thành tích học tốt ở trường và thành đạt trong cuộc sống khi trưởng thành. Vì vậy đọc sách cho trẻ là một trong những hoạt động quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh.
3. Khuyến khích con tập thể dục và hoạt động ngoài trời
Những bài rèn luyện thể chất không chỉ khiến trẻ khỏe mạnh thể chất mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ. Các bài tập sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não và tái tạo các tế bào não. Đặc biệt hơn đối với trẻ nhỏ, tập thể dục và hoạt động ngoài trời còn có tác dụng lâu dài đối với sự phát triển của não.
(Ảnh minh họa)
Hơn thế nữa khi bố mẹ cùng tham gia các vận động thể chất với trẻ, các tương tác giữa bố mẹ và con cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra khi được chơi cùng những trẻ khác trong các hoạt động cũng là lúc trẻ phát triển và học hỏi các kĩ năng phối hợp, kết hợp ý tưởng, sự chú ý và cảm nhận của người khác.
4. Mang âm nhạc đến với cuộc sống của con
Người ta tin rằng nghe nhạc cổ điển nhẹ nhàng như của Mozart giúp phát triển trí thông minh của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã triển khai theo hướng này và chứng minh được hiệu quả của việc nghe nhạc cổ điển. Nghe nhạc có tác dụng tốt với người mẹ và nâng cao tâm trạng của mẹ là tốt cho em bé.
(Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc nghe nhạc có thể giúp trẻ phát triển trí nhớ, sự tập trung, động lực và việc học tập. Âm nhạc cũng giúp giảm thiểu căng thẳng - nguyên nhân phá hoại não bộ của trẻ. Cho trẻ học chơi một số nhạc cụ cũng là một cách để âm nhạc tác động đến khả năng suy nghĩ của não và cách đưa ra những lập luận - việc này đặt nền tảng tốt cho việc phát triển môn toán học trừu tượng sau này.
5. Cho con ăn uống đúng cách, đủ chất
Một chế độ thực phẩm phù hợp đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ thông minh. Chế độ ăn giàu protein như trứng, cá, thịt, đậu, lạc... sẽ giúp cải thiện sư chú ý, mức độ tỉnh táo và tư duy của trẻ. Carbohydrates giúp cung cấp năng lượng để não sử dụng trong quá trình tư duy. Nguồn carbohydrates dồi dào nhất bạn có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây. Vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng.
Trong 3 năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Vì vậy, trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được đảm bảo hơn bao giờ hết.
6. Cho con quan sát những hoạt động, việc làm sáng tạo
(Ảnh minh họa)
Trẻ con học thông qua việc bắt chước những hành động của người lớn. Nếu trẻ nhìn thấy bạn gắn bó với những cuốn sách, viết lách hoặc làm những công việc sáng tạo chúng sẽ bắt chước và thông qua đó, dần dần theo quá trình chúng sẽ tìm tòi, khám phá và thông minh hơn. Không chỉ từ hoạt động thực tế, bố mẹ có thể cho con quan sát các hoạt động khám phá hay sáng tạo trên tivi.
Theo Helino
Cứ ngỡ làm 10 điều này là "độc ác" với con, nhưng khi trưởng thành con cái sẽ phải cảm ơn bố mẹ Không cho bọn trẻ thứ mà chúng muốn có thể bị cho là bố mẹ "độc ác", nhưng về sau, khi con cái trưởng thành sẽ phải nói lời cảm ơn bố mẹ vì điều đó. Nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đại đa số các ông bố bà mẹ đều không được học qua một trường lớp...