6 thời điểm dễ chết vì đau tim
Các cơn đau tim có nguy cơ xảy ra vào những thời điểm dễ chủ quan như khi ngủ dậy, khi đi làm sáng thứ 2 hoặc khi đi đại tiện…
1. Khi ngủ dậy
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ đau tim tăng 40% vào buổi sáng.
Khi tỉnh giấc, cơ thể sản sinh adrenaline và các loại hormone stress khác, làm tăng huyết áp và đòi hỏi lượng oxy cao hơn. Máu trong cơ thể lúc này đặc hơn, quá trình bơm máu cũng khó khăn hơn bởi cơ thể đang mất nước cục bộ. Tất cả những yếu tố này khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn.
Nguy cơ đau tim tăng 40% vào buổi sáng.
Trong trường hợp này, nên thức dậy từ từ. Nếu có thói quen tập thể dục buổi sáng, nên khởi động để làm nóng cơ thể, tránh tăng thêm stress cho trái tim. Nếu sử dụng thuốc chẹn beta, nên uống trước khi đi ngủ để công dụng được phát huy mạnh vào buổi sáng.
2. Sáng thứ 2
Thống kê từ một số nghiên cứu cho thấy vào thời điểm này, nguy cơ đau tim tăng thêm 20% so với bình thường, bởi chủ thể cảm thấy căng thẳng và chán nản khi phải đi làm trở lại.
Để tránh tình trạng này, nên thư giãn vào Chủ nhật nhưng tránh ngủ nướng. Ngủ dậy muộn vào sáng thứ 7, Chủ nhật và thức dậy sớm vào sáng thứ 2 có thể làm tăng huyết áp bởi cơ thể bị suy nhược và nhịp sinh học bị nhiễu. Tốt nhất là nên duy trì thời gian ngủ – thức ổn định cho cả tuần.
Video đang HOT
3. Sau bữa ăn no nê
Một bữa tối gồm các món ăn với hàm lượng calorie cao sẽ ngay lập tức có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy những bữa ăn giàu chất béo hoặc carbohydrate làm co mạch máu, dễ dẫn tới tình trạng huyết khối.
Những bữa ăn giàu chất béo làm co mạch máu, dễ dẫn tới tình trạng huyết khối.
Nếu rất muốn thưởng thức các món ăn này, hãy cố gắng điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý. Một viên aspirin mỗi ngày sẽ giúp tránh tình trạng kết dính tiểu cầu.
4. Khi đại tiện
Chắc chắn không ai muốn có bất cứ sự cố nào vào lúc này nhưng đáng tiếc là các cơn đau tim vẫn có thể xảy ra bởi quá trình rặn khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên ngực và làm chậm quá trình chuyển máu ngược trở lại tim.
Quá trình rặn khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên ngực
Để hạn chế nguy cơ đau tim, nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tránh rặn quá mức.
Cơn đau tim xảy ra khi chủ thể không quen thuộc với loại hình vận động này. Cơ thể tiết ra nhiều hormone stress, làm tăng huyết áp và nhịp tim.
Vận động mạnh cơ thể tiết ra nhiều hormone stress, làm tăng huyết áp và nhịp tim.
Nên luyện tập thường xuyên để bảo vệ tim mạch và tốt nhất là nên tăng cường độ vận động một cách từ từ.
6. Khi diễn thuyết trước đám đông
Tác động của việc diễn thuyết trước đám đông lên sức khỏe tim mạch cũng giống như tác động của những hình thức vận động không quen thuộc.
Sự lo lắng từ bên ngoài có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và hàm lượng adrenaline. Để hạn chế tác động xấu, nên uống thuốc chẹn beta trước khi diễn thuyết, đi máy bay hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào khiến bản thân lo lắng quá mức.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Tỷ lệ tử vong cao do bị đau tim buổi sáng
Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu tim Quốc gia Tây Ban Nha vừa kết thúc một nghiên cứu dài kỳ ở 811 người mắc bệnh từ năm 2003, điều trị tại Bệnh viện Clinico San Carlos, phát hiện thấy, cơn đau tim ở con người thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và có mức độ nguy hiểm hơn tới trên 20% so với xảy ra vào các thời điểm khác trong ngày, đặc biệt có mức độ tổn thương mô tim cao dễ dẫn đến tử vong.
Các bệnh nhân mà mô tim bị cơn đau tim làm tổn thương nhiều được lượng định xấu hơn về tình trạng bệnh tật, và có một rủi ro tử vong cao hơn.
Những người tham gia nghiên cứu phần lớn mắc bệnh nhồi máu cơ tim phân khúc cao, một dạng bệnh đau tim hay gặp, trong đó máu cung cấp cho tim bị tắc nghẽn trong thời gian dài. Những người này được phân thành 4 nhóm phụ thuộc vào thời gian cơn đau tim xảy ra, trong đó 269 người có cơn đau tim xuất hiện từ lúc 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 240 người từ trưa đến 18 giờ chiều, 161 người từ 18 giờ chiều đến 24 giờ đêm và 141 người từ 24 giờ đêm đến sáng hôm sau.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành kiểm chứng hàm lượng một số enzyme do cơ thể bài tiết trong khi đau tim để xác định mức độ tổn thương mô hoặc lượng mô bị chết hay còn gọi là mức độ nhồi máu. Kết quả, những người có cơn đau tim từ 6 giờ sáng đến trưa có mức độ nhồi máu cao nhất, có mức enzyme cao hơn tới 21% so với nhóm còn lại. Theo nhóm nghiên cứu, thì mỗi tế bào trong cơ thể có đồng hồ riêng (gọi là đồng hồ sinh học) để báo cho tế bào biết về thời gian cụ thể trong ngày và những gì sẽ xảy ra tiếp đó, nhưng nếu cơ chế trên bị sự cố sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tế bào.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do stress cao, mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch. Vì lý do trên mà những người làm ca đêm thường có tỷ lệ rủi ro mắc bệnh lớn, bởi đồng hồ sinh học của cơ thể không đồng bộ với quy trình tự nhiên. Ngoài yếu tố về đồng hồ sinh học còn phải kể đến vai trò các protein có trong cơ tim, nó làm việc theo nhịp sinh học nói trên và một khi đồng hồ sinh học bị sự cố cũng có thể làm cho peotein làm sai chức năng. Hiện nay các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để nhận dạng cụ thể các protein nói trên để có liệu pháp bảo vệ tim.
Với nghiên cứu vừa thực hiện, các nhà khoa học khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh tim cần đề phòng, còn các bệnh viện cũng phải có kế hoạch quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân đau tim trong giai đoạn buổi sáng.
Có thể phòng tránh bệnh tim bằng cách :
Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, lipid máu và cân nặng. Có chế độ ăn uống thích hợp kèm với tập thể dục đều đặn. Không hút thuốc lá, hạn chế việc dùng rượu bia.Theo SKDS
5 không để giữ tim khỏe sau kỳ nghỉ dài Sau kỳ nghỉ dài với nhiều hoạt động vui chơi cũng như ăn uống triền miên, nhiều người sẽ rất dễ bị cơn đau tim hoành hành. Dưới đây là 5 bí-kíp nhỏ giúp phòng tránh các cơn đau tim nguy hiểm. Không uống rượu quá nhiều Bạn có thể biết uống rượu với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe...