6 thành viên NATO chế tạo trực thăng quân sự dựa trên bài học từ xung đột Ukraine
Một nhóm gồm 6 quốc gia thành viên NATO đã thành lập một dự án phát triển trực thăng đa năng mới vào năm 2035 nhằm nâng cao năng lực quân sự.
Trực thăng thế hệ mới Bell V-280 của Mỹ. Ảnh: Defense News
Theo trang mạng DefenseNews của Mỹ, các nhà sản xuất đang phát triển loại phương tiện mới này từ những bài học trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Trước đó, vào năm 2022, Pháp, Đức, Italy, Hy Lạp, Hà Lan và Vương quốc Anh đã cam kết đầu tư 28 triệu USD để phát triển các mô hình mới cho trực thăng như một phần của chương trình Năng lực trực thăng thế hệ tiếp theo (NGRC). Sắp tới, Canada dự kiến gia nhập dự án trong tháng 6 này. Phương tiện mới sẽ hỗ trợ việc triển khai và rút quân của các lực lượng tác chiến đặc biệt, vận chuyển hàng hóa vừa và nhỏ, binh lính trên chiến trường, cũng như các hoạt động sơ tán và cứu hộ y tế.
Theo báo cáo, các nước tham gia đã thống nhất về kích thước và đặc điểm cơ bản của máy bay trực thăng mới, dự kiến có tầm hoạt động không cần tiếp nhiên liệu trên 1.650 km, thời gian hoạt động 8 giờ và tải trọng từ 10.000 đến 17.000 kg. Các yêu cầu về kết nối và khả năng bảo trì tại hiện trường cũng đang được ưu tiên.
Video đang HOT
Airbus là một trong số các nhà sản xuất máy bay trực thăng châu Âu được các quan chức NATO liên hệ trong giai đoạn đầu thu thập các yêu cầu về phương tiện mới. Stefan Thomé, Giám đốc kỹ thuật của Airbus Helicopters, cho biết, cả Nga và Ukraine đều dùng trực thăng Mil Mi-8 từ những năm 1960 trên chiến trường Ukraine.
Với phương tiện này, quân đội Nga đã triển khai đội hình ban ngày ở độ cao lớn, khiến quân phòng thủ Ukraine trở thành mục tiêu dễ dàng. Trong khi đó, các phi công Ukraine lại dùng trực thăng này phần lớn vào ban đêm hoặc lúc rạng sáng, ở độ cao thấp.
Chuyên gia Thomé giải thích: “Một trong những bài học từ cuộc xung đột Ukraine rút ra cho các bên là cách thức bạn vận hành các hệ thống, vũ khí, phương tiện có thể quyết định thành bại. Với hai phương tiện giống hệt nhau, cách thức vận hành tạo nên sự khác biệt”.
NATO cân nhắc mở rộng trụ sở chính tạo không gian cho các thành viên tương lai
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cân nhắc mở rông trụ sở chính tại Brussels (Bỉ) để tìm không gian cho Phần Lan và các thành viên tiềm năng khác trong tương lai.
Trụ sở của Liên minh NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh:
Theo đài Sputnik (Nga), thông tin trên do trang tin Euractiv dẫn nguồn các nhà ngoại giao NATO đưa tin hôm 6/6.
"Qúa trình Phần Lan chuyển vào trụ sở của NATO sẽ hoàn tất trong thời gian tới", một quan chức NATO cho biết.
Theo hai nhà ngoại giao giấu tên của NATO, giải pháp mà ban lãnh đạo liên minh cân nhắc là xây dựng thêm một tòa nhà trong khuôn viên của NATO, nơi có thể tiếp đón các nhân viên và cơ quan quốc tế của liên minh. Song đây sẽ là một "giải pháp tạm thời".
Các nhà ngoại giao NATO cho biết việc mở rộng trụ sở mới, vốn đã được lên kế hoạch từ đầu, sẽ chỉ là kế hoạch B, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định này rất tốn kém.
Thụy Điển, cùng với Phần Lan, đã nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022, vài tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phần Lan đã trở thành thành viên của liên minh vào tháng 4/2023. Đơn xin gia nhập liên minh của Thụy Điển vẫn đang chờ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận.
Việc kết nạp Phần Lan, quốc gia có hơn 800km đường biên giới với Nga, đã nhận phải sự chỉ trích gay gắt từ Moskva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo Moskva sẽ đáp trả việc Phần Lan trở thành thành viên của NATO bằng cách củng cố hệ thống phòng thủ nếu cần.
"Chúng tôi sẽ tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở phía tây và tây bắc. Trong trường hợp triển khai lực lượng của các thành viên NATO khác trên lãnh thổ Phần Lan, chúng tôi sẽ thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo an ninh quân sự của Nga", ông Grushko cho biết trong một bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đăng tải hồi tháng 4.
Người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cũng lên tiếng cáo buộc NATO đã đe dọa "an ninh và lợi ích quốc gia" của Nga thông qua việc kết nạp Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này.
Theo ông Peskov, việc kết nạp Phần Lan là "bước đi làm căng thẳng tình hình", đồng thời nhắc lại những cảnh báo của Moskva về việc liên minh quân sự NATO đang cố mở rộng tới gần lãnh thổ Nga.
Những thách thức lớn đối với Ukraine khi nhận tiêm kích F-16 Đối với một máy bay chiến đấu hiện đại như F-16, việc đào tạo nhân viên bảo trì có thể mất nhiều thời gian hơn so với đào tạo phi công. Sau nhiều tháng tuyên bố Ukraine không cần F-16, Mỹ cuối cùng cũng thay đổi quan điểm, đồng ý để các nước đồng minh gửi tiêm kích thế hệ 4 cho Kiev....