6 sự kiện học đường ‘nóng’ nhất năm 2012
Suốt một năm qua, học đường có rất nhiều sự kiện nổi bật.
Đổi giờ học
Ngày 1/2/2012 là ngày chính thức thực hiện đổi giờ học, giờ làm trên địa bàn 12 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội nhằm giảm mật độ giao thông giờ cao điểm. Theo đó, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS có thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Học sinh, sinh viên các trường THPT, đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày.
Đổi giờ học giờ làm khiến cho HS -SV gặp nhiều bất tiện trong học tập, sinh hoạt
Tuy nhiên, đổi giờ học, dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học từ rất sớm nhưng lại tan học quá muộn. Kéo theo đó, có không ít những tình huống bi hài, khó xử của học sinh, phụ huynh và giáo viên khi thực hiện quy định mới về thay đổi giờ học giờ làm.
Sau 2 tuần thí điểm không thành công (từ ngày 1/2 cho đến ngày 13/2), Hà Nội lại một lần nữa thực hiện đổi giờ học quay về gần như cũ. Các trường THPT kết thúc ca học chiều sau 18h, khối mầm non, tiểu học, mẫu giáo, THCS thực hiện điều chỉnh giờ linh hoạt.
Học sinh tự tử vì lý do ‘lãng xẹt’
Thật đáng buồn khi điểm lại diện mạo học đường trong năm qua thì tình trạng học sinh tự tử diễn ra khiến dư luận bàng hoàng.
Hồi tháng 1, trong quá trình dạy, khi giáo viên đã lời qua tiếng lại, đặc biệt là dùng những ngôn từ thiếu tính sư phạm, mắng mỏ vì tội không chép phạt, một nữ sinh đã nhảy từ tầng 2 xuống. Sự việc xảy ra tại huyện Đông Hưng (Thái Bình). Sang tháng 2, một nữ sinh lớp 12 trường Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá vì bị nghi là lấy đồ của bạn cùng phòng.
Nữ sinh Nguyễn Thị C.T tự tử vì mất quỹ lớp
Một trường hợp khác, vào sáng 16/10, ngay trong giờ học, một học sinh lớp 11B của Trường THPT Trần Kỳ Phong (Bình Sơn, Quảng Ngãi) bất ngờ dùng dao lam rạch cổ tay làm gân tay bị đứt… vì không được phát biểu ý kiến.
Video đang HOT
2 ngày sau, khoảng 13g chiều 8/10, nhiều học sinh trường THCS Trung Lập (xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM) như chết lặng khi nhận được tin nhắn của nữ sinh Nguyễn Thị C.T. (SN 1998, học sinh lớp 9/6 trường THCS Trung Lập) với nội dung: “Các bạn ơi, các bạn ở lại học giỏi nha. C.T. đi trước đây. C.T. giờ đã ngấm thuốc độc vào người rồi, không sống lâu được nữa đâu. Các bạn nhớ cố gắng học tập cho giỏi, nhớ nghe lời cô giáo nghen”. Tới khi mọi người tìm được C.T thì đã quá muộn.
Chỉ sau đó vài ngày thì bạn Nguyễn Thị L, lớp trưởng lớp 10A10, trường THPT Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) cũng chọn cách uống thuốc diệt cỏ tương tự để chứng minh cho sự trong sạch của mình vì lỡ làm mất 500.000 đồng.
Sự việc thương tâm gần đây nhất là một em học sinh chỉ đang học lớp 3 tại trường Tiểu học Bình Nhì 1, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang. Vào ngày 4/12, em đã lấy chai thuốc diệt cỏ uống tự tử vì lấy trộm tiền của giáo viên nhưng bị phát hiện và mẹ mắng.
Clip gian lận thi cử ở trường Đồi Ngô
Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 kết thúc, hồi tháng 6/2012, cư dân mạng cũng như các cấp lãnh đạo ngành giáo dục liên tục nhận được các clip ghi lại hình ảnh tiêu cực trong phòng thi tại hội thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô. Tổng cộng có 12 clip đã được tải lên mạng Youtube.
Hàng loạt giáo viên bị kỷ luật sau vụ việc gian lận tại THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang)
Những hình ảnh tiêu cực, gian lận trong thi cử như việc giáo viên quẳng phao vào trong phòng thi, các thí sinh liên tục quay sang chép bài nhau, có những giám thị bỏ vị trí ra ngoài “buôn chuyện” để thí sinh thoải mái quay cóp… đã được ghi lại. Những clip liên tục được đưa lên trong nhiều ngày khiến dư luận bàng hoàng. Ngay lập tức các cơ quan chức năng phải vào cuộc để điều tra làm rõ sự việc.
Kết quả, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bắc Giang đã quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên do dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô. Các thí sinh không bị hủy bài thi.
Nhiều đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh
Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng là một sự kiện được quan tâm hàng đầu của tất cả các học sinh, sinh viên. Nhưng năm 2012 vừa qua, với rất nhiều đổi mới trong quy chế và thi tuyển, kỳ thi này đã diễn ra hết sức đặc biệt.
Những điểm mới đáng lưu ý nhất là: Bộ GD-ĐT bỏ quy định cứng về thi cụm, bỏ chấm chéo tỉnh. Các trường ĐH, CĐ sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển trên cơ sở điểm sàn và chỉ tiêu đã xác định. Tiếp đó là việc thêm khối A1 gồm ba môn Toán, Lý, Ngoại ngữ. Nhờ đó, thí sinh vẫn có thể thi theo khối thi truyền thống nhưng đồng thời có thêm cơ hội đăng ký thi theo khối thi mới là khối A1.
Cũng trong kỳ thi đại học vừa qua, có rất nhiều học sinh giỏi được tuyển thẳng. Đó là những bạn học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. Cụ thể là, học sinh đoạt từ giải Ba trở lên được tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng theo đúng ngành và nhóm ngành được quy định. Học sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi này được tuyển thẳng vào cao đẳng.
Đề thi Văn “Thảm họa fan cuồng” làm cộng đồng mạng dậy sóng
Đề thi môn Văn khối D đại học năm nay với câu hỏi 3 điểm: “Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa” được nhiều thí sinh thích thú và trở thành một hiện tượng.
Đa phần các sĩ tử đều cho rằng đề Văn càng ngày càng gần gũi với thực tế cuộc sống của chính teen. Không còn những vấn đề vĩ mô, cao siêu, teen thỏa sức thể hiện với những chủ đề xung quanh cuộc sống của chính mình. Đánh trúng tâm lý của teen, đề Văn năm nay một lần nữa khẳng định triết lí “Học Văn là để học làm người và Văn học phải luôn gắn với cuộc sống”!
Không chỉ các sĩ tử mà rất nhiều cư dân mạng khen ngợi đề Văn năm nay. Theo đa số các bạn, người ra đề phải thực sự sâu sát, gần gũi và quan tâm tới giới trẻ mới có thể có một đề Văn “chất” đến vậy.
Tuy nhiên, cũng có không ít bạn trẻ tự nhận là fan của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc ngay sau đó đã đăng status khắp các diễn đàn với lời lẽ khiếm nhã, thô tục vì cho rằng đề thi đã xúc phạm thần tượng của họ.
Thậm chí, trên Facebook, một trang của những người hâm mộ K-pop ( nhạc Hàn Quốc) mang tên Hội những thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục cũng ngay lập tức được thành lập ngay sau môn thi Văn.
Cách hành xử của các fan này khiến dư luận và cộng đồng mạng phẫn nộ. Nhiều người lúc đó mới “thấm thía” được thế nào là “fan cuồng” khi đọc những phát ngôn thực sự “thiếu văn hóa” và “không thể chấp nhận được”. Sự việc này cũng là cảnh báo cho những ai đang đưa việc thần tượng đi quá xa, đúng như đề Văn đã nêu đó là “mê muội” và “thảm họa”.
Món “ Canh gà Thọ Xương”
Ngày 4/10, phụ huynh lớp 7A10, Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) liên lạc với ban giám hiệu nhà trường thắc mắc khi phát hiện trong bài tập môn văn của con có sự nhầm lẫn. Học sinh cho rằng “canh gà Thọ Xương” trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà món “canh gà” của Hà Nội nhưng giáo viên vẫn cho điểm 8 mà không sửa lỗi sai trên. Người giáo viên đó là cô giáo Hà Thị Thu Thủy (giáo viên dạy Văn).
Không dừng lại ở đó, nhiều tờ báo và phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về sự nhầm lẫn của người giáo viên trên, khiến cho câu chuyện ngày càng đi xa và được toàn xã hội biết tới. Có người bàn luận về trình độ sư phạm của cô Thủy, có người ngược dòng lịch sử điều tra xem có thật là món “canh gà” hay không, những học sinh thì đứng lên bênh vực, bảo vệ cho cô giáo của mình…
Trước sức ép của dư luận cô Thủy đã viết đơn xin nghỉ dạy vào ngày 8/10.
Theo Đất việt
Thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM chia sẻ bí quyết
Đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, cậu học trò Phạm Văn Tiên, Trường THPT Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi quyết định dự thi vào khoa Báo chí - Truyền thông và tiếp tục đỗ thủ khoa khối C trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM với tổng điểm 26.
Bí quyết nào đã giúp Tiên làm cú đúp thủ khoa của mình?
Xác định thiên hướng - Bước đầu tiên đến thành công
Ngay từ nhỏ, cậu học trò có tâm hồn nhạy cảm và tư duy sâu sắc Phạm Văn Tiên đã rất yêu thích văn chương. Ngoài giờ học, Tiên dành thời gian đọc rất nhiều tác phẩm văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phải nhờ trải nghiệm tình cờ trong một lần viết bài cho tờ báo của tỉnh khi còn học cấp 2, Tiên mới xác định thiên hướng về viết lách của mình và sớm đặt ra mục tiêu nghề nghiệp sẽ trở thành nhà báo.
Cậu học trò Phạm Văn Tiên , HS Trường THPT Lê Khiết (tỉnh Quảng Ngãi) 2 lần đỗ thủ khoa nhờ phương pháp học tập và cách xác định thiên hướng đúng đắn ngay từ đầu
Không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, Tiên mồ côi mẹ từ lúc chào đời và sống trong sự đùm bọc của người dì và ông bà ngoại. Tuy vậy, suốt 12 năm liền Tiên luôn là học sinh giỏi, gương mẫu và giành nhiều thành tích, đặc biệt là Huy chương Vàng môn Sử trong kỳ thi Olympic 30/4 năm lớp 10. Tiên được bạn bè và thầy cô nể phục không chỉ bởi tinh thần ham học mà còn bởi quyết tâm theo đuổi đến cùng bất kỳ mục tiêu nào đã đặt ra.
Tiếp cận phương pháp hiện đại giúp xác định thiên hướng
Chia sẻ về bí quyết 2 lần đỗ thủ khoa, cậu học trò Phạm Văn Tiên bộc bạch: "Nếu mình học tập bằng tất cả sự yêu thích, đam mê và có mục tiêu rõ ràng, điểm số sẽ không còn là vấn đề nữa. Em nghĩ việc xác định đúng môn học phù hợp với năng lực, lựa chọn đúng ngành mình thích, cố gắng hết khả năng để thi đậu đại học mà mình theo đuổi có lẽ chính là chiếc chìa khóa vàng giúp em đạt được danh hiệu thủ khoa mơ ước" . Không chỉ vậy, để chinh phục cánh cửa bước vào khoa Báo chí - Truyền thông ĐH KHXH & NV mơ ước, bí quyết của Tiên là luôn nỗ lực không ngừng nhưng vẫn phải cân bằng sức khỏe, thoải mái đầu óc để "tổng tấn công" trong kì thi quyết định.
Có thể thấy, nhờ yếu tố mấu chốt - xác định đúng thiên hướng, thủ khoa Phạm Văn Tiên đã tạo được cho mình một tiền đề vững chắc để chinh phục cánh cửa đại học. Tuy nhiên, điều này còn khá xa lạ với phần lớn học sinh Việt Nam. Trao đổi về tầm quan trọng của việc xác định thiên hướng, chuyên gia Trần Hữu Đức - Tổng giám đốc Công ty Giải pháp Nguồn nhân lực BCC cho biết: "Tại các nước tiên tiến, học sinh được thực hiện các bài kiểm tra, trắc nghiệm đánh giá năng lực, động lực, sở thích bản thân từ rất sớm để được định hướng nghề nghiệp hiệu quả. Đây cũng là một chiến lược đào tạo và phát triển nhân tài ở các quốc gia phát triển.". Chính vì thế, một trong những cách giáo dục cần được khuyến khích và áp dụng sớm với mỗi học sinh và các bậc cha mẹ chính là xác định và phát huy năng lực, đam mê từ sớm để "vượt vũ môn" thành công!
Theo dân trí
Báo chí phản ánh hay "đánh" thầy cô? Không còn mang tính chất phản ánh, nhiều bài báo được viết ra theo hướng "đánh" thầy cô giáo. Đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là các em học sinh. Nhân ngày 20/11, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS. Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban VHGD Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội) và PGS.TS...