6 SAI LẦM thường gặp phải khiến con gái càng tiết kiệm càng nghèo, độc lập tài chính quá xa vời
Mắc phải những sai lầm này, con gái dễ rơi vào tình trạng hết tiền dù chưa hết tháng.
Càng ngày, các cô gái càng được khuyến khích theo phong cách 3T, đó là tự lập – tự chủ – tự do. Để đạt được điều này, có một nền tảng kinh tế vững chãi là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể độc lập tài chính thì không phải cô gái nào cũng biết.
Chính vì còn lơ ngơ nên nhiều cô nàng dễ vấp phải những sai lầm cơ bản khiến họ rơi vào cảnh hết tiền và tương lai hạnh phúc dù chỉ có một mình ngày càng xa vời. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 sai lầm phổ biến nhất, con gái mà đọc được thì nhớ rút kinh nghiệm nhé!
Sai lầm #1 – Tầm nhìn ngắn
Con gái thường khá quan tâm đến việc kiểm soát chi tiêu. Họ chi li từng đồng tiền lẻ khi đi siêu thị, ghi chép các khoản thu chi hàng ngày, thậm chí đổ lỗi cho nửa kia nếu đối phương tỏ ra qua loa hơn mình.
Quyết tâm kiểm soát chi tiêu này của con gái là rất đáng khen, nhưng con gái cũng nên suy nghĩ thấu đáo về cách phân phối thu nhập một cách khôn ngoan. Tốt hơn hết là bạn nên để lại tài khoản ngân hàng ít nhất 10% lương của mình và chỉ tiêu phần còn lại theo kế hoạch hàng tháng. Điều này sẽ giúp bạn không phải thắt lưng buộc bụng trong cả tháng dài mà vẫn giữ nguyên được số tiền tiết kiệm của mình.
Sai lầm #2 – Ám ảnh về sự giàu có
Cô gái nào cũng biết 1001 cách để tiết kiệm tiền. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là cắt giảm mọi chi phí đến mức tối thiểu. Khi những thứ rẻ tiền phải thay thế hoặc sửa chữa, bạn sẽ không tránh khỏi những khoản chi mới.
Nói chung, thắt lưng buộc bụng là một cách tốt để sống trong lúc đang ở mức lương này chuyển sang một mức lương khác. Đó chắc chắn không phải là một chiến lược dài hạn để quản lý ngân sách của bạn. Khi bị ép buộc vào những ranh giới nhất định, nhiều người thậm chí còn sụp để và chẳng bao giờ thoát ra khỏi chúng. Chính vì vậy, muốn tránh xa tình trạng thiếu hụt tài chính: tốt hơn hãy nghĩ cách để kiếm được nhiều hơn.
Sai lầm #3 – “Cái gì của anh sẽ là của em”
Video đang HOT
Một tài khoản tiết kiệm dưới danh nghĩa gia đình trong ngân hàng, một người chồng đưa cho bạn tiền để chi tiêu hàng ngày, và hầu như tất cả tài sản đứng tên anh ấy… thoạt nghe thì bình thường như nó thực chất đang báo động tình trạng phụ thuộc của bạn.
Trong trường hợp này, hãy học hỏi từ chính nửa kia của bạn và bắt đầu những bước chân đầu tiên với khoản tiết kiệm cá nhân. Quỹ chung cho gia đình là cần thiết nhưng đừng vì thế mà chấm dứt lợi ích của riêng bạn.
Sai lầm #4 – Không ngừng hy sinh
Các nhà xã hội học Anh đã vô cùng ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu của họ cho thấy con gái độc thân giàu hơn con gái đã có chồng, ngay cả khi họ có cùng mức thu nhập!
Thật đáng buồn, nhưng đó là sự thật. Một khi kết hôn, con gái thường có xu hướng đầu tư hết tiền bạc của mình cho gia đình và không chịu mua sắm thứ gì cho bản thân. Hành vi này không phổ biến ở cánh mày râu. Dù còn độc thân hay đã kết hôn, họ luôn có một khoản tiết kiệm để chi tiêu cá nhân – hay còn gọi là “quỹ đen”. Con gái cũng nên học cách làm điều đó.
Sai lầm #5 – Không biết từ chối
Đồng nghiệp đề nghị bạn bỏ gần triệu đồng cho một buổi party văn phòng, bạn bè mời bạn đi chơi ở những quán bar sang chảnh. Việc chấp nhận liên tục những lời mời như vậy sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của bạn.
Có một số cách để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể đưa ra một lý do chính đáng để bào chữa cho bản thân. Tuy nhiên, đừng lôi lý do tài chính ra một cách trực tiếp, vì như thế hình tượng bạn trong mắt người khác sẽ xấu đi. Dẫu rằng điều này khá khó nhưng vậy vẫn tốt hơn là chi cả đống tiền chỉ để làm người khác vui. Một quy tắc rất nghiêm ngặt được áp dụng ở đây: những chi phí vượt quá khả năng sẽ tạo thành con đường ngắn dẫn đến nghèo đói.
Sai lầm #6 – Sắm sanh một cách vô tội vạ
Nhiều cô nàng công sở thích vượt qua những cảm xúc khó chịu bằng việc mua sắm. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì trải nghiệm shopping này hoàn toàn có thể biến thành cơn nghiện.
Đúng là bạn hoàn toàn có thể giải tỏa căng thẳng theo cách này và bạn cũng có quyền khích lệ bản thân bằng cách mua món đồ bạn đã mơ ước từ lâu. Thế nhưng, việc mua sắm bốc đồng trong thời điểm cảm xúc không ổn định sẽ không có lợi cho bạn. Khi ấy, bạn dễ rơi vào bẫy tiêu dùng, bao gồm mua đồ khuyến mãi, đồ hạ giá mà không xem xét kỹ. Những món đồ chất lượng thấp sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí để sửa chữa hơn trong tương lai. Nhìn chung, hãy mua sắm một cách khôn ngoan!
Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 thì cần tỉnh táo để tránh mắc phải 4 sai lầm về tiền này
Ở độ tuổi này, một quyết định tài chính sai lầm có thể tác động lớn tới tương lai của bạn.
Tài chính cá nhân đối với nhiều chị em là một bài toán khó. Quản lý tài chính cá nhân còn phức tạp hơn nhiều so với việc chi tiêu hàng ngày. Để tránh những cạm bẫy và sai lầm tài chính cá nhân chắc chắn chị em cần có cho mình những lưu ý cơ bản.
Vì thế, dưới đây sẽ là 3 sai lầm cơ bản mà rất nhiều người mắc phải ở độ tuổi 30 mà các chuyên gia tài chính khuyến cáo chị em không nên lăn vào vết mòn.
1. Không đặt mục tiêu tài chính
Nhiều chị em ở độ tuổi 25 - 30 thường không đặt mục tiêu tài chính vì nghĩ rằng muốn dành toàn bộ số tiền kiếm được cho các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, đây mới chính là thời điểm để tạo ra mục tiêu tài chính và xây dựng kế hoạch (có thể ngắn hoặc dài hạn) rồi biến nó thành hiện thực.
Hầu như những người dư dả, thảnh thơi khi ở độ tuổi 50 - 60 đều có hành động đặt mục tiêu tài chính vào độ tuổi 30. Dù cho mục tiêu đó có khác nhau như tiết kiệm một khoản tiền nhất định để về hưu, thành lập quỹ khẩn cấp, mua nhà,... thì đều có điểm chung cuối cùng là mang lại lợi ích cho chính bản thân bạn.
Việc không đặt mục tiêu chính là sai lầm lớn nhất ở độ tuổi 30. Vì nếu thực hiện tốt điều này sẽ mang lại cho bạn định hướng tài chính, cột mốc thời gian tài chính và giúp bạn chinh phục được các mốc tài chính đã hoạch định. Thậm chí nhiều chị em còn có thể tự độc lập tài chính sau khi kết hôn nhờ làm tốt điều này.
2. Không tiết kiệm tiền cho thời điểm nghỉ hưu
Các chuyên gia về lĩnh vực tài chính thường khuyến khích khách hàng của họ tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu sớm. Đặc biệt, những người trẻ ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép.
Không giống như lãi suất đơn giản, vốn chỉ kiếm được tiền lãi cho bạn bằng số tiền bạn đầu tư, lãi kép sẽ mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền của bạn tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn. Và thời gian là một thứ hàng hóa bạn không bao giờ có thể lấy lại.
3. Không theo dõi chi tiêu
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, bội chi là nguyên nhân lớn sẽ giết chết tương lai giàu có của bạn. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là công thức tích lũy của cải luôn luôn đúng. Điều đó thực hiện không dễ, nhưng chắc chắn có thể làm được.
Để tránh bội chi, trước tiên bạn cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu từ việc theo dõi thói quen chi tiêu trong vòng 1 tháng. Viết đầy đủ các giao dịch bạn đã thực hiện, cả số tiền lẻ. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách mà tiền của mình đi đâu và chi phí nào có thể cắt giảm.
Việc khó nhất để cân bằng tài chính cá nhân là sống thoải mái trong chế độ tiết kiệm. Để đạt được điều đó, cách tiêu tiền hợp lý là vô cùng cần thiết.
Bạn cũng không nên tăng mức tiêu tiền của mình vào độ tuổi 30. Vì ngay khi được tăng lương hoặc tăng thu nhập họ sẽ nghĩ tới việc tăng chi tiêu lập tức. Điều này được cho là không nên. Dù thu nhập cao, bạn vẫn nên cố gắng duy trì và không thay đổi mức chi tiêu của bản thân.
Thay vào đó, hãy theo dõi dòng tiền và thói quen chi tiêu cá nhân và cắt giảm chi phí nếu cảm thấy nó không thực sự cần thiết.
4. Mải mê chạy theo xu hướng
Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Đồ công nghệ mới, quần áo hợp mốt,... luôn hấp dẫn bạn. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. Bạn biết đấy, những món đồ càng mốt thì chỉ được một thời gian sẽ lỗi mốt và bị xếp xó.
Muốn tiết kiệm thành công, đừng làm theo 4 lời khuyên tiền bạc phổ biến này Việc xem xét các khoản chi tiêu của bạn hoàn toàn qua lăng kính nhu cầu so với mong muốn thường dẫn bạn đến cảm giác tội lỗi về chi tiêu. Bên cạnh đó, tạo ra một ngân sách cắt bỏ tất cả những gì bạn "muốn" đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để bạn duy trì ngân sách đó trong lâu...