6 sai lầm ở tuổi trẻ khiến về già ân hận, chị em tập tành cỡ nào cũng dễ béo phì, khó xuống cân
Khi còn trẻ mà không chú ý thay đổi 6 thói quen sau, về già bạn có thể sẽ phải hối hận.
Người trẻ hiện nay dường như chia làm hai nửa, một nửa rất chú ý đến sức khỏe và cơ thể, một nửa thì bỏ bê sức khỏe của bản thân. Nếu bạn là một nửa bỏ bê bản thân thì hãy dừng ngay 6 sai lầm này để đảm bảo ngoại hình không xuống cấp và cơ thể không béo phì khi về già.
Sai lầm 1. Không ăn bữa sáng
Trong quan niệm của người Việt, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Bởi vì khi nạp đủ năng lượng, chúng ta mới có thể hoàn thành công việc trong cả một ngày dài. Nhiều người có thói quen bỏ ăn sáng do cơ thể không đói, vội đi làm hay muốn giảm cân, nhưng điều này thực sự không tốt.
Nếu không ăn sáng, bạn sẽ không có đủ năng lượng để làm việc, điều này làm cơ thể đói hơn, chất axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn làm đau dạ dày. Trong các bữa trưa và bữa tối, chúng ta phải nạp nhiều năng lượng hơn để bù đắp vào bữa sáng, đôi khi sẽ dẫn đến thói quen ăn vặt hay ăn đồ đóng hộp. Về lâu về dài, thói quen này làm cách ăn uống của chúng ta bị rối loạn, dẫn đến béo phì.
Nên ăn sáng để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng hoạt động.
Sai lầm 2. Ăn ít chất xơ và protein
Chất xơ và protein là các chất cần nạp vào cơ thể, khi ăn đầy đủ các chất, cơ thể sẽ trao đổi chất một cách lành mạnh và không gây tăng cân. Tuy nhiên, nhiều người lại không có thói quen ăn nhiều chất xơ và protein. Đừng quên rằng chất xơ trong rau xanh giúp giảm cảm giác thèm ăn, no lâu, tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Trong rau xanh còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể đốt mỡ và thanh lọc tốt hơn.
Protein là nhân tố quan trọng giúp cải thiện trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn và bảo vệ cơ bắp. Khi nàng ăn đầy đủ các chất, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, đề kháng ổn định và không gây tình trạng béo phì. Nếu đi ngược lại chế độ ăn này thì về lâu dài, thừa cân béo phì là điều không tránh khỏi.
Chất xơ và protein quan trọng để giữ cho cân nặng ổn định
Video đang HOT
Sai lầm 3. Thường xuyên ăn các thực phẩm đóng hộp và ăn vặt
Hiện nay, nhiều người trẻ làm việc liên tục và tăng ca thường xuyên nên rất ít tự nấu ăn ở nhà mà thường hay ăn các thực phẩm đóng hộp và ăn vặt. Các nghiên cứu cho thấy, các loại thực phẩm được chế biến sẵn là nguyên nhân gây tăng cân béo phì. Những đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều chất béo, chứa lượng muối cao có tác hại xấu cho sức khỏe.
Nhiều chị em còn có thói quen ăn vặt trong giờ làm hay giờ giải lao, những loại kẹo, bánh ngọt, nước có ga là những sản phẩm không lành mạnh cho cơ thể. Bởi trong các thực phẩm ăn vặt bày bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi thường chứa nhiều calo, chất béo và đường đơn.
Ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp và ăn vặt sẽ dẫn đến béo phì.
Sai lầm 4. Uống quá nhiều nước ép trái cây
Ăn nhiều trái cây tốt cho sức khỏe nhưng uống nhiều nước ép trái cây thì không hẳn. Bởi khi ăn trái cây, lượng đường tự nhiên được nạp vào một cách chậm rãi và vừa phải để cơ thể có thời gian tiếp nhận và chuyển hóa, có thể chúng ta ăn 1-2 trái đã thấy no. Còn khi chúng ta uống nước ép trái cây phải dùng rất nhiều trái và nhiều đường mới tạo thành một ly nước ép. Vì vậy, lượng đường trong ly nước ép sẽ rất nhiều và đường được nạp vào vô cùng nhanh, làm cơ thể phải tiếp nhận nhanh hơn. Vì vậy, uống nước ép một cách có chừng mực là tốt nhất, không nên uống liên tục mỗi ngày và quá nhiều.
Uống nước ép trái cây quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể gây béo phì.
Sai lầm 5. Ăn vội vã, vừa ăn vừa uống
Khi chúng ta nhai và nuốt quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nát, làm dạ dày phải co bóp nhiều hơn và đôi khi không kịp tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn sẽ tích tụ ở dạng chất béo. Có nhiều người còn có thói quen vừa ăn vừa uống nước, điều này dẫn đến những rối loạn hệ tiêu hóa, gây phát phì vì nước và vì đồ ăn chưa được tiêu hóa hết. Thói quen ăn uống tốt nhất là ăn chậm nhai kỹ, biết mình đang ăn cái gì và không nên uống nước trong khi ăn, nên uống nước trước khi ăn hoặc sau khi ăn nửa tiếng đến một tiếng.
Ăn chậm nhai kỹ luôn là lời khuyên tốt nhất cho mọi người.
Sai lầm 6. Đi ngủ ngay sau khi ăn và ít vận động
Mọi người thường hay nói “căng da bụng chùng da mắt”. Nhiều ngườ sau khi ăn no thường hay nằm ngay. Điều này làm cho thức ăn không được tiêu hóa kĩ càng, tất cả chất dinh dưỡng trong thức ăn được chuyển thành chất béo và làm cơ thể phát phì. Bên cạnh đó, ít vận động cũng làm cho cơ thể trì trệ, các chất khi nạp vào không bị đào thải, tích tụ ngày càng nhiều sẽ dễ tăng cân. Hoạt động tốt nhất sau khi ăn là đi lại nhiều, không nên nằm ngay và tập thể dục 4-5 lần/tuần tùy theo tình trạng của cơ thể.
Để tránh béo phì khi về già, đừng nằm ngay sau khi ăn.
Chắn hẳn 6 sai lầm này có rất nhiều bạn trẻ mắc phải, vì lối sống nhanh, làm việc nhiều như hiện nay. Trong thời gian ngắn, các thói quen này chưa biểu hiện hết tác hại của nó ra bên ngoài nhưng về lâu dài sẽ dần nhận ra cơ thể có nhiều biến đổi, nhất là về cân nặng. Để có một thân thể khỏe mạnh, không bị béo phì khi lớn tuổi, chúng ta nên tránh các sai lầm này càng sớm càng tốt.
Nghiên cứu của Havard: Mỗi ngày uống 1 ly nước trái cây, dễ... tăng cân
Tác dụng làm tăng cân vẫn xảy ra ngay cả đối với nước ép trái cây nguyên chất 100%, tức không thêm đường.
Một nghiên cứu vừa được công bố hôm 16-1 trên tạp chí JAMA Pediatrics, dựa trên bộ dữ liệu khổng lồ của hơn 45.000 trẻ em và hơn 268.000 người lớn, đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tăng cân và thói quen uống mỗi ngày ít nhất 1 ly nước ép trái cây.
Uống nước ép trái cây hàng ngày không tốt cho sức khỏe như bạn tưởng - Ảnh minh họa từ Internet
Với 1 ly nước trái cây loại "lành mạnh nhất", tức nước ép nguyên chất 100%, không cho thêm đường hay bất cứ thứ gì khác, chỉ số khối cơ thể (BMI) vẫn tăng khoảng 0,03 đối với trẻ em và 0,02 đối với người lớn, so với người không uống.
Tất nhiên tác động tăng cân sẽ rõ ràng hơn nếu bạn cho thêm đường vào thức uống.
Đài CNN dẫn lời GS-TS Walter Williett từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan (Mỹ), đồng tác giả, giải thích rằng việc uống nhiều nước trái cây có thể khiến bạn bị "quá liều".
"Ví dụ, bạn có thường xuyên ăn 3 quả cam cùng lúc không? Trong khi 1 ly nước cam nguyên chất tương đương 3 quả cam có thể uống hết trong vòng 2 phút, và chúng ta có thể uống thêm 1 ly nữa" - GS Willett ví dụ.
Điều này dẫn đến việc bạn đã bổ sung quá nhiều calo từ nước cam, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Vì vậy, việc uống quá nhiều nước trái cây không chỉ dễ khiến bạn dư calo mà còn làm tăng nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì và các tình trạng mạn tính khác.
Ngoài ra, toàn bộ trái cây hay rau quả chứa cả carbohydrate, protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, chất xơ.
Việc lấy mất chất xơ từ quá trình ép sẽ khiến chúng ta chỉ nhận được những thứ khác và lại nhận quá mức cần thiết. Do uống nước ép vài quả táo sẽ không làm bạn no như việc chỉ ăn 1 quả.
Dùng dưới dạng nước ép cũng khiến đường fructose có trong nhiều loại rau và trái cây được giải phóng quá nhanh và quá nhiều vào máu.
Ngoài ra, đồng tác giả Vasanti Malik, cũng từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan, cho biết khi bạn tiêu thụ calo ở dạng rắn, cơ thể bạn sẽ ghi nhận tốt hơn và điều chỉnh cơn đói phù hợp.
Nếu bạn uống lượng calo đó, cảm giác no có thể không được phát ra đúng mức cần thiết.
Nghiên cứu cũng có sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học Toronto, Bệnh viện St Michael (Canada), Trường Y khoa Havard và Bệnh viện Brigham and Women (Mỹ).
Trước đó, do lo ngại về tỉ lệ béo phì ở trẻ em, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên các bậc phụ huynh tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây. Với trẻ 1-3 tuổi, uống không quá 118 ml/ngày. Với trẻ 4-6 tuổi, không quá 177 ml/ngày.
Sai lầm khi uống nước ép trái cây có thể gây ra những tác hại không ngờ Trái cây có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống nước ép trái cây theo cách này sẽ gây hại khó lường. Lợi ích khi uống nước trái cây hàng ngày Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng Nước ép trái cây tươi giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn, tốt cho sức khỏe. Không ăn...