6 sai lầm khi ăn uống ‘phá hủy’ dạ dày nhanh nhất, càng trẻ tuổi càng dễ mắc
Những thói quen ăn uống sau có thể khiến nhiều người gặp các vấn đề về dạ dày.
Những bệnh liên quan đến dạ dày ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trẻ bởi những thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ.
Dưới đây là 6 thói xấu khi ăn nhiều người mắc phải hủy hoại dạ dày.
Những thực phẩm chứa nhiều muối như thực phẩm siêu chế biến, các loại dưa muối chua… sẽ không khiến dạ dày khó chịu ngay lập tức mà có thể để lại hậu quả nặng nề nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Những loại đồ ăn này không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp, bệnh về tim mạch mà còn tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và thậm chí có thể dẫ đến ung thư.
Các loại dưa chua, thịt siêu chế biến, các món thịt nướng thơm ngon… không chỉ có lượng muối cao mà còn có chứa một lượng chất phụ gia lớn, nitrit kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày tạo thành chất nitrosamine gây ung thư loại I.
Nếu chỉ ăn với số lượng ít, khả năng tự chữa lành mạnh mẽ của dạ dày có thể “cứu sống” bạn. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng lớn mỗi ngày có thể gây ra những hậu quả nặng nề.
2. Ăn sai loại trái cây
Đa phần các loại trái cây tươi là thực phẩm lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên trong số đó cũng có một số loại có thể làm tổn thương dạ dày.
Ví dụ như hồng là loại quả rất giàu tannin. Nếu ăn quá nhiều, đặc biệt vào lúc đói, tannin khi phản ứng với các chất trong dạ dày sẽ bị tích tụ, tiếp tục thu thập protein, chất xơ trong thức ăn và hình thành sỏi dạ dày. Các viên sỏi này có thể chèn ép dạ dày, gây loét hoặc thậm chí chảy máu dạ dày.
Video đang HOT
3. Thường xuyên uống rượu nồng độ cồn cao
Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu có độ cồn thấp với số lượng nhỏ có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi lượng rượu tiêu thụ vượt quá tiêu chuẩn (đồ uống có cồn trên 20C và tiêu thụ hơn 100 ml mỗi giờ) sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, có thể gây ra đau bụng cấp tính và chảy máu dạ dày.
4. Ăn quá nhanh
“Ăn chậm nhai kỹ” là một thói quen tốt để bảo vệ dạ dày. Điều này không chỉ giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày mà còn giảm lượng khí nuốt vào cơ thể. Mỗi lần nuốt, ngoài thức ăn còn kèm theo một lượng lớn khí. Nói chuyện khi ăn hoặc không nhai kỹ có thể kiến cơ thể “nuốt” vào nhiều khí hơn và dễ mắc các triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi.
Không chỉ vậy, việc ăn quá nhanh dễ gây bỏng thức ăn ở niêm mạc miệng và thực quản, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư miệng, ung thư thực quản.
5. Ăn không đều đặn
Nhiều người do lịch làm việc bận rộn nên đã hình thành thói quen ăn uống không đều đặn, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn “bữa đói bữa no”, giờ ăn không cố định… Những thói quen này đều vô tình bào mòn sức khỏe của dạ dày.
Dạ dày là cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt “lịch trình” làm việc, quá trình tiết dịch vị có “đỉnh” và “đáy” trong ngày để tạo điều kiện cho việc tiêu hóa thức ăn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, cần tạo một thời gian biểu ăn uống đều đặn mỗi ngày để quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như trao đổi chất diễn ra thuận lợi nhất cũng như tránh tổn hại dạ dày.
Một dạ dày khỏe mạnh bình thường có thể bị phá hủy bởi bữa sáng vội, bữa trưa qua loa và bữa tối quá nhiều. Đặc biệt, nhiều người có thói quen ăn nhiều vào đêm khuya trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá sức, đồng thời dễ gây viêm tụy.
Đối với những người công việc bận rộn, có thể chuẩn bị sẵn những thực phẩm lành mạnh để có thể ăn đúng giờ ngay cả khi bận rộn.
6. Ăn uống không hợp vệ sinh
Chế độ ăn uống có hợp vệ sinh hay không tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng lại là yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng, bảo vệ dạ dày.
Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chứa mầm bệnh không chỉ có thể gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Làm gì để bảo vệ dạ dày?
- Nếu buộc phải uống rượu, hãy cố gắng chọn loại có nồng độ cồn thấp, không nên uống quá nhiều để tránh tình trạng tổn thương dạ dày. Đồng thời cũng nên tránh hút thuốc trong cuộc sống hàng ngày.
- Hạn chế ăn các thực phẩm như dưa muối chua, các loại đồ nướng cũng như thực phẩm siêu chế biến.
- Cần tiêu thụ ít nhất từ 25g ~ 30g chất xơ mỗi ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Cần tập trung khi ăn, tránh vừa ăn vừa nói chuyện hoặc làm việc, xem TV…
- Đảm bảo thực phẩm hợp vệ sinh, hạn chế ăn đồ mang về, ngoài đường… để bảo vệ sức khỏe.
Cách giảm nồng độ cồn về 0 khi uống 1-2 chén rượu
Một ly rượu thường khoảng 30ml tương đương với 1 đơn vị cồn sẽ cần 3 đến 6 tiếng để nồng độ cồn về 0.
Gần đây tôi thường xuyên phải uống rượu nhưng tôi không uống nhiều chỉ 1-2 ly rượu. Xin bác sĩ tư vấn, tôi lỡ uống 1-2 ly rượu làm thế nào để giảm nồng độ cồn nhanh nhất. Nguyễn Quang Khải (Gò Vấp, TP.HCM)
Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tư vấn:
Việc uống rượu và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được cụ thể là bao nhiêu rượu có thể khiến một người say. Có người uống chỉ được 1 ly, có người dung nạp được cả 1 lít rượu.
Những người nhẹ cân, có bệnh yếu mệt, đang đói, uống lần đầu, ít khi uống, không hợp, hệ số oxy hóa cồn thấp sẽ nhanh say chậm thải nồng độ cồn hơn.
Lực lượng CSGT thổi nồng độ cồn với người tham gia giao thông. Ảnh: Đình Hiếu
Khi bạn uống rượu, để nhanh giải rượu, giúp nồng độ cồn về 0 bạn có thể áp dụng một vài cách sau:
Sử dụng trái cây: Trái cây tốt sau khi uống bia rượu là quýt. Bạn ăn một vài trái quýt hoặc ép trái quýt lấy nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giải bia rượu. Hoặc bạn có thể dùng dưa hấu, vỏ dưa hấu.
Giải rượu với rau má: Bạn dùng 100g rau má tươi, 2 quả chanh, 1g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối. Mỗi lần uống 150-300ml.
Giải rượu bằng chanh tươi: Dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả.
Dùng vỏ quýt phơi khô: Vỏ quýt phơi khô trong đông y còn gọi vị thuốc trần bì. Bạn dùng 30g vỏ quýt khô và sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hạt thái vụn. Hai vị đem sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước cho uống. Bạn có thể sử dụng thêm gừng tác dụng nhanh hơn.
Ngoài ra, sau uống rượu bạn nên uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhanh đào thải cồn trong máu.
Khi uống rượu, bạn nên ăn đầy đủ, không để bụng rỗng. Bạn nên uống rượu một cách từ từ giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, gan kịp oxy hóa. Để đảm bảo quy trình thải độc, uống thật chậm.
Cách tốt nhất để giảm nồng độ cồn trong máu của bạn là uống ít rượu hơn. Nhấp từng ngụm chậm và trò chuyện với bạn bè là cách làm bản thân mất tập trung, giúp giảm lượng rượu uống vào. Ăn thêm rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu.
Lưu ý, khi uống rượu, tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ gây hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Những việc nên làm và cần tránh khi trời rét Vào những ngày rét, bạn phải thay đổi thói quen để không bị ốm, cần đặc biệt lưu ý những việc cần tránh và những việc nên làm. Để tiết trời lạnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt, tránh những hành vi có thể dẫn đến...