6 nhóm người không nên uống nước cam
Quả cam có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ sức khỏe nhưng một số nhóm người không nên uống nước của loại quả này tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quả cam chứa nhiều loại vitamin giá trị như vitamin C, B9 (acid folic). Loại quả này còn tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Cam dù nhiều dinh dưỡng nhưng loại quả này có tác dụng phụ với một số người. Vậy những ai không nên uống nước cam hàng ngày? Dưới đây là 6 nhóm người không nên uống nước cam.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam bởi trong cam chứa axit. Các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng (nhói tim) và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Người có bệnh tiêu hóa
Uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Người đang đói
Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Người vừa mới phẫu thuật
Nước cam có lượng axit citric tương đối cao và tồn tại dưới dạng muối natri citrat – chất thường dùng để chống đông máu. Chất này sẽ tạo phức với ion Ca làm cản trở quá trình thrombin và prothrombinase – những yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu.
Video đang HOT
Do vậy, những người sau phẫu thuật về dạ dày, ruột (đường tiêu hóa) có các vết mổ chưa hồi phục, hay các vết thương có thể bị viêm loét nguy cơ bị xuất huyết. Vì vậy những người này nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.
Quả cam có giá trị dinh dưỡng cao. (Ảnh minh họa)
Người đang uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh
Khi đang uống thuốc kháng sinh, nước cam không phải là sự lựa chọn tốt vì trong nước cam chứa phần lớn là axit – chất tương tự như naringin, làm bất hoạt hai men vận chuyển CYP3A4 và OATP1A2, thuốc sẽ khó hấp thu đầy đủ và có thể làm phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc. Khi đó thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.
Người bị bệnh thận, bệnh tiêu hóa và bệnh phổi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa kém và các bệnh phổi. Điều đó dễ dàng dẫn đến tình trạng đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng và các triệu chứng khác.
Những thời điểm không nên uống nước cam
Người vừa uống sữa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Do vậy nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam ít nhất một giờ.
Không uống nước cam trước khi đánh răng
Axit trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nếu thường xuyên ăn, uống nước cam trước khi đánh răng.
Nếu có thói quen này, thì bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của axit trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của axit với men răng.
Loại quả được ví như 'thuốc bổ 4 mùa', dưỡng gan bổ tim lại phòng bệnh cực tốt
Loại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là 'kho báu' dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Tăng sức đề kháng nhờ nguồn Vitamin C dồi dào
Quả cam nổi tiếng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh.
Nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm cúm. Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt từ thực phẩm, đặc biệt là sắt non-heme có trong thực vật, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Cam vừa dễ tìm vừa cực tốt cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Quả cam chứa kali giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Chất xơ trong loại quả quen thuộc này giúp giảm cholesterol xấu (LDL), ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trong khi đó, hesperidin - một flavonoid trong quả cam có tác dụng chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và folate giúp giảm homocysteine, một loại axit amin có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
"Thần dược" cho làn da
Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong quả cam không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa da.
Vitamin C kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi. Các chất dinh dưỡng trong quả cam giúp ức c chế sản sinh melanin, giúp làm mờ vết thâm nám, tàn nhang, cho làn da sáng mịn. Vitamin C có tính kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Cam được ví như thần dược của làn da. Ảnh: Istock
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong quả cam kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng là là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Tốt cho thị lực
Cam chứa Vitamin A giúp duy trì võng mạc khỏe mạnh, cải thiện thị lực, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu. Lutein và zeaxanthin trong loại quả này giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa trong quả cam, bao gồm vitamin C, flavonoid và carotenoid, có khả năng ngăn chặn tổn thương tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong quả cam có thể ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư da, phổi, vú, dạ dày và ruột kết.
Mặc dù quả cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, trào ngược dạ dày do tính axit. Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn cam, đặc biệt là khi đói. Nên ăn cam sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thời điểm vàng nên ăn khoai lang Khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng ăn khoai lang thế nào cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách ăn khoai có lợi cho sức khỏe nhất. Ăn vừa phải Khoai lang tuy tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là người có bệnh lý dạ dày. Theo lương y Trần Đăng Tài,...