6 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ giúp bạn tránh xa bệnh hô hấp mùa mưa
Thời tiết mưa gió rồi lại hanh khô thất thường khiến những người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp hay niêm mạc họng, mũi mẫn cảm có thể mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa cần chú ý tới ăn uống, thể chất và chăm sóc đường hô hấp.
Theo nghiên cứu thì mùa mưa tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển thuận lợi. Bởi vậy mà các bệnh hô hấp cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn, nhất là với những người có hệ miễn dịch suy giảm hay chưa hoàn thiện như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa thì ngoài việc ăn uống khoa học, lành mạnh thì có một số lưu ý liên quan tới các thói quen hàng ngày cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Các bệnh hô hấp thường xảy ra vào mùa mưa có thể kể đến như cảm cúm, viêm họng, bệnh cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn,… Dưới đây là một số nguyên tắc bắt buộc phải nhớ để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa:
1. Uống đủ nước, hỗ trợ quá trình vận hành và đào thải độc tố của các cơ quan
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, 70% cơ thể chúng ta là nước, nước đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trao đổi chất, vận hành các cơ quan trong cơ thể được trơn tru hơn. Ngoài ra, uống nước đầy đủ còn hỗ trợ việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể (qua mồ hôi, đường tiểu) được dễ dàng hơn.
Uống đủ nước giúp cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố ra ngoài (Ảnh: Internet)
Vào mùa mưa, việc uống đủ nước sẽ giúp cho cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định, từ đó phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa hiệu quả.
Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
Thực tế thì khối lượng nước cần uống của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động hàng ngày. Tuy vậy, các bác sĩ vẫn khuyên mỗi người nên uống trung bình là 2 lít nước/ngày.
2. Đừng quên giữ ấm cơ thể khi đi mưa về
Việc tiếp xúc với nước mưa có chứa bụi bẩn, vi khuẩn, virus và nấm mốc khiến bạn dễ bị cảm cúm, viêm mũi hay dị ứng hơn. Vì thế mà để hệ miễn dịch ít bị xâm nhập nhất bạn cần bảo vệ đường hô hấp cẩn thận. Bạn nên:
- Giữ ấm cơ thể khi đi dưới trời mưa bằng áo mưa ấm, áo/khăn che cổ
Đừng quên giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, lòng bàn tay và bàn chân (Ảnh: Internet)
- Dùng kính che mắt, đeo khẩu trang nếu có
3. Tăng cường hệ miễn dịch nhờ vitamin C
Để tăng cường hệ miễn dịch thì ngoài tập luyện thể dục thường xuyên thì bạn cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại quả họ cam, chanh, bưởi hay kiwi, đu đủ và rau cải xoăn, súp lơ, ổi, ớt chuông,…
Video đang HOT
Lưu ý: Không nên chỉ chờ tới khi bị ốm mới bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên có thói quen bổ sung vitamin C đầy đủ hàng ngày để giảm thời gian mắc bệnh nếu nhiễm hơn so với nhóm người khác.
Bổ sung thêm vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)
Ví dụ, nếu như trẻ em được bổ sung vitamin C đầy đủ hàng ngày thì khi nhiễm cảm cúm thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn trẻ khác, thông thường là 10 ngày nhưng nhóm trẻ này sẽ rút ngắn xuống còn 8 ngày,…
4. Không uống rượu bia dễ gây mất nước
Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn được xếp vào các loại gây hại cho sức khỏe. Trong đó, rượu, bia còn dễ làm cơ thể của người ốm bị mất nước và làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt là trong ngày mưa gió.
Do vậy, nếu muốn có hệ hô hấp khỏe mạnh trong mưa bão thì bạn cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hay hút thuốc lá và các chất kích thích khác tương tự.
5. Không thiểu quên việc vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa. Bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây:
- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc những lần hắt hơi, sổ mũi, nhất là đối với người đang bị các bệnh lây qua đường hô hấp như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh (Ảnh: Internet)
- Súc họng, rửa mũi, mắt
Đây được coi là “cửa ngõ” nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì thế để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa bạn cần dùng nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi và mắt hoặc các dụng cụ vệ sinh hỗ trợ khác.
6. Có một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi
Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo lại những tổn thương khác sau một ngày dài vận động.
Các chuyên gia cho biết, người trưởng thành nên ngủ từ 6 – 8 tiếng/đêm; đối với người cao tuổi có thể ngủ ngắn hơn còn trẻ em thì nên có giấc ngủ dài hơn là tốt nhất.
Hướng dẫn phòng tránh bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu để có một sức khoẻ tốt
Vi khuẩn và virus luôn tồn tại sẵn trong không khí chỉ chờ điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là thời điểm giao mùa hè - thu. Dưới đây là những hướng dẫn phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả để có một sức khoẻ tốt.
Để phòng tránh bệnh hô hấp, bạn cần thay đổi một số thói quen liên quan tới vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể tốt khi ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh hay nắng mưa bất thường như hiện tại.
1. Gữ ấm cơ thể
Mùa thu thường se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, nhất là đêm muộn. Nếu cần phải ra ngoài trong khoảng thời gian này bạn nên có các biện pháp giữ ấm phù hợp để phòng tránh bệnh hô hấp do cơ thể bị nhiễm lạnh gây ra.
Bạn nên che chắn cổ, ngưc và lòng bàn chân.
2. Súc họng, rửa mũi để phòng tránh bệnh hô hấp
Một điều quan trọng giúp bạn phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả chính là vệ sinh đường mũi họng sạch sẽ.
Súc họng, rửa mũi là cách phòng tránh bệnh hô hấp hiệu quả (Ảnh: Internet)
Bạn nên rửa mũi, súc họng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn vô tình được hít vào.
3. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người
Không chỉ là lời khuyên vàng trong phòng tránh COVID-19 mà rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi tới những khu vực đông người cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh hô hấp thời điểm giao mùa hè - thu nói riêng và các thời điểm khác trong năm nói chung.
Bạn nên rửa tay khi chạm vào các bề mặt, hạn chế đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng hạn chế việc "vô tình đưa vi khuẩn" xâm nhập vào cơ thể và giảm lây nhiễm mầm bệnh.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang cũng giúp bạn tránh hít phải khói bụi ô nhiễm. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn). Nếu có thể nên hạn chế ra ngoài vào các thời gian mức độ ô nhiễm trong không khí tăng cao.
Ngoài ra đánh răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy cũng là một điểm cần nhớ trong vệ sinh cá nhân.
4. Duy trì các thói quen lành mạnh
Các thói quen lành mạnh bao gồm:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Uống nước đầy đủ, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, không nên vì thời tiết bớt nóng hơn mà giảm lượng nước xuống. Với người hoạt động nhiều thì cần uống nhiều hơn theo công thức tính lượng nước cần uống TẠI ĐÂY.
- Không hút thuốc lá
Nói không với hút thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp (Ảnh: Internet)
- Tập thể dục đều đặn
- Hạn chế uống nước đá, nước lạnh, thức ăn lạnh
- Không nên thức khuya, ăn đêm, nhất là các món ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
5. Không được tự ý mua thuốc kháng sinh khi bị bệnh hô hấp
Rất nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc kháng sinh khi bị mắc các bệnh hô hấp. Đặc biệt, nhiều trường hợp còn sử dụng đơn thuốc cũ hay tự ý mua thuốc thay thế không có hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị bệnh cần tìm đến tư vấn của bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc uống (Ảnh: Internet)
Điều này hết sức nguy hiểm. Nhất là nguy cơ vi khuẩn đã bị tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng gây khó khăn hơn trong việc điều trị và nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh.
6. Tiêm phòng cúm và phế cầu đầy đủ
Tiêm phòng cảm cúm là biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh hô hấp khi giao mùa hay bất cứ thời điểm này vi khuẩn hay virus có điều kiện bùng phát trong năm.
Chẳng hạn việc tiêm phòng phế cầu sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, trong trường hợp chẳng may mắc bệnh thì mức độ cũng sẽ nhẹ hơn.
Tiêm phòng cúm và phế cầu để phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp (Ảnh: Internet)
Virus cúm và phế cầu là hai nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan tới nhiễm trùng đường hô hấp và những đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính.
7. Phòng tắm kín gió
Thời điểm giao mùa, rất hay có những luồng gió lạnh bên cạnh luồng gió khô hanh. Do vậy bạn cần tắm trong phòng tắm kín gió, được che chắn kĩ.
Sau khi tám xong không nên ngồi quạt hay vào phòng có điều hoà ngay vì dễ bị cảm lạnh. Lưu ý cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo.
Mùa mưa bà bầu không nên ăn gì? Món ăn này ai cũng tưởng tốt nhưng lại cực hại Có một số biện pháp đem lại tác dụng phòng ngừa đơn giản về chế độ ăn uống có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật đặc biệt trong mùa mưa. Mùa mưa bà bầu không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe? Mùa mưa là thời điểm mà bà bầu cần cẩn trọng hơn về lượng thức ăn...